Vi khuẩn HP dạ dày là gì? Đối tượng và dấu hiệu nhận biết?

Vi khuẩn HP là vi khuẩn có hại với các ảnh hưởng sức khỏe cụ thể. Chính vì thế cần phát hiện và điều trị sớm để tránh những biến chứng của nó. Vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn làm suy yếu chức năng của niêm mạc dạ dày, có thể khiến cho dạ dày bị xung huyết, hình thành vết lở loét, ung thư dạ dày….

1. Vi khuẩn HP dạ dày là gì?

Vi khuẩn HP có tên tiếng anh là Helicobacter pylori đây là xoắn khuẩn gram âm, có dạng chữ S, thuộc loại hiếu khí, kích thước trong khoản 0,2-0,5µm, có 4 đến 6 chiên mao, di động, các men như men oxidase, protease, phospholipase... 

Vi khuẩn HP có thể tăng trưởng ở nhiệt độ từ 30-40 độ C, có khả năng chịu được môi trường PH từ 5-8.5. Đây là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển mạnh trong lớp nhầy bao phủ của niêm mạc dạ dày hay sống giữa lớp nhầy với bề mặt của lớp tế bào biểu mô hoặc ở các vùng nối giữa các tế bào này. Ngoài sinh sôi, phát triển ở dạ dày, vi khuẩn HP còn sống ở thực quản, rá tràng. Loại vi khuẩn này là một trong những nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày – tá tràng và có liên quan đến ung thư dạ dày. 

Vi khuẩn Hp được nuôi cấy thích hợp nhất trong môi trường chọn lọc và kháng sinh thích hợp như trimethoprim, amphotericin B, cefsulodin, vancomycin để ức chế nấm, tạp khuẩn. Mẫu mô niêm mạc dạ dày dùng để nuôi cấy vi khuẩn Hp không được quá 2 tiếng ở nhiệt độ phòng. Khi nuôi cấy thì sẽ có vi khuẩn mọc ở môi trường đặc, các khuẩn lạc nhỏ thì xuất hiện từ ngày thứ 2 đến ngày thứ năm trên bề mặt địa thạch.

Tính chất:

Vi khuẩn Hp là nguồn của nhiều bệnh lý khác nhau như viêm dạ dày mãn tính, ung thư dạ dày hay viêm loét dạ dày, tá tràng.... và theo thống kê thì có tới 90-95% người bệnh bị loét tá tràng do nhiễm phải vi khuẩn Hp. Trên 70% người bệnh loét dạ dày cũng do vi khuẩn Hp. Và vi khuẩn Hp còn gây ra 90% cho các ca ung thư dạ dày.... Tuy nhiên vi khuẩn Hp chỉ là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lý tên mà nó còn phụ thuộc vào những yếu tố như môi môi trường, nguồn gen người nhiễm.....

Do vi khuẩn HP sống trong môi trường dạ dày, thời gian dài chúng sẽ gây nên những triệu chứng không thường xuyên của bệnh viêm loét dạ dày, thành tá tràng, trào ngược dạ dày,… Khi để tình trạng diễn ra nặng nó sẽ mang lại ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người bệnh. Chính vì thế hãy nên đi khám định kỳ để có thể phát hiện sớm, từ đó có thể khắc phục được tốt nhất tình trạng của bệnh. 

Cơ chế lây truyền:

Cơ chế lây truyền của vi khuẩn Hp gồm người qua người, thông qua nguồn nước bị nhiễm hoặc dịch tiết ở miệng, lây do chăm sóc y tế. Lây truyền từ người qua người thông qua đường miệng như miệng qua miệng, phân qua miệng, còn từ nguồn nước là do nước bị nhiễm vi khuẩn Hp. Ví dụ như đối với bệnh của vi khuẩn Hp trong bệnh viêm dạ dày thì giai đoạn đầu bị nhiễm, sau khi vào dạ dày người bệnh, vi khuẩn Hp sẽ tiết urease để phân hủy ure trong dạ dày thành ammonia, từ đó sẽ trung hòa được môi trường axit bao quanh vi khuẩn, giúp nó sống sót.

Tiếp theo, vi khuẩn Hp sẽ tiết ra phospholipase và ammonia tạo ra từ thủy phân ure làm lớp nhầy bị mỏng và loãng hơn, nhờ hình dạng xoắn ốc và các tiêm mao, vi khuẩn di chuyển xuyên qua lớp nhầy để đến lớp đáy, nơi có độ pH khoảng 7,0. Các tiêm mao có vai trò kết dính vi khuẩn với tế bào biểu mô.

Nhờ sự tương tác giữa các yếu tố bám dính của vi khuẩn với các thụ thể trên bề mặt tế bào biểu mô khiến vi khuẩn được bảo vệ không bị xuất bởi nhu động dạ dày. Cuối cùng vi khuẩn Hp tiết các độc tố bao gây tổn thương mô. Bề mặt lớp biểu mô dạ dày là nơi tương tác giữa vi khuẩn Hp và vật chủ, tiết ra các protein hoạt hóa bạch cầu khởi động miễn dịch bẩm sinh và kích hoạt bạch cầu đa nhân trung tính, dẫn đến các bệnh lý viêm và loét .

Một số chất gây bệnh chính:

Các chất do H. pylori tiết ra gồm: urease, phospholipase, alcohol dehydrogenase, vacA, cagA, carbonic anhydrase, superoxide dismutase, catalase, yếu tố hoạt hóa tiểu cầu, neuramidase, fucosidase và protein hoạt hóa bạch cầu đa nhân trung tính của vi khuẩn.

Khi bị nhiễm vi khuẩn Hp sẽ kích thích tế bào vật chủ gia tăng sự sao chép của các gene tạo cytokine tiền viêm và các chymokine, dẫn đến đáp ứng viêm thể hiện bằng sự xâm nhập của các bạch cầu hạt trung tính vào lớp cơ niêm. Thêm vào đó, urease do H. pylori tiết ra kích thích tế bào biểu mô tạo ra các tiền viêm làm gia tăng đáp ứng viêm tại chỗ.

Vi khuẩn Hp di chuyển qua lớp nhầy đến bề mặt niêm mạc, nơi có độ PH trung tính để sinh sống và phát triển vào tế bào vật chủ để gây bệnh. Enzyme urease xúc tác thủy phân ure, một sản phẩm của quá trình phân hóa protein trong thức ăn ở dạ dày, cuối cùng tạo ra NH4+, vừa là độc lực gây bệnh vừa kháng acid để cho Hp tồn tại. Các yếu tố bám dính gồm: BabA, SabA và SabB, OipA là các protein màng ngoài, giúp vi khuẩn tăng cường kết dính vào tế bào biểu mô dạ dày để gây bệnh.

Nguyên nhân:

Nhiễm vi khuẩn Hp do nhiều nguyên nhân khác nhau và những yếu tố gây ra nhiễm Hp tiêu biểu như:

- Yếu tố di truyền: Nếu người thân có tiền sử nhiễm vi khuẩn Hp thì người đó sẽ có khả năng cao nhiễm Hp hơn người bình thường khác như bố mẹ nhiễm vi khuẩn Hp thì con cái cũng sẽ có khả năng này.

- Yếu tố môi trường: Ví dụ như sử dụng nguồn nước ô nhiễm, bởi đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn HP sinh sôi nảy nở.

- Dùng chung các vật dụng trong gia đình hay các dụng cụ y khoa, thiết bị y tế chưa qua khử khuẩn cũng làm tăng nguy cơ mắc vi khuẩn Hp.

2. Đối tượng của Vi khuẩn Hp :

Vi khuẩn Hp xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Theo thống kê thì trên thế giới hiện nay có khoảng 50% dân số nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên, tỷ lệ độ tuổi mắc phải lại dựa vào những thoái quen sinh hoạt hay khu vực địa lý....

Trẻ em sẽ là đối tượng dễ lây nhiễm vi khuẩn Hp nhất bởi người lớn chúng ta hay có thói quen hôn môi, mớm thức ăn...Bởi một trong những con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp đó là con đường miệng. Vi khuẩn này không chỉ tồn tại trong dạ dày mà còn tồn tại trong nước bọt chính vì vậy rất dễ gây ra lây nhiễm cho người tiếp xúc với nước bọt có nhiễm loại vi khuẩn này.

Tuy nhiên, mặc dù tỷ lệ nhiễm bệnh khá cao ở trẻ em nhưng biểu hiện lại không rõ ràng, không gây biến chứng nào trên đường tiêu hóa nên cũng rất khó nhận biết.

3. Dấu hiệu nhận biết khi nhiễm vi khuẩn Hp:

Những dấu hiệu để nhận biết vi khuẩn HP thường rất khó để nhận biết do những triệu chứng do vi khuẩn HP gây ra thường không rõ ràng và khó nhận biết. Biểu hiện thường gặp ở người nhiễm vi khuẩn HP đó là thường xuyên xuất hiện những cơn đau bụng ở vùng thượng vị dai dẳng hoặc dữ dội, có tình trạng buồn nôn, ợ nóng... tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn khi bị căng thẳng.

Một số biểu hiện cảnh báo khi nhiễm vi khuẩn HP như:

- Đau tức vùng thượng vị: biểu hiện này rõ rệt nhất là khi đói hoặc khi ăn nó, bên cạnh đó người bệnh sẽ có cảm giác nóng rát họng, cồn cào vùng bụng trên.

- Đầy bụng, khó tiêu, ăn mau no. 

- Sút cân không rõ nguyên nhân.

- Thường xuất hiện cảm giác buồn nôn, nôn khan đặc biệt vào buổi sáng sớm.

Đối với những trường hợp đau bụng dữ dội, đại tiện có phân màu đen hay có thể nôn ra dịch cùng với máu... thì hãy đến ngay cơ sở y tế để biết được kết quả một cách chính xác và kịp thời.

4. Một số phương pháp trong y học để phát hiện vi khuẩn HP:

Phương pháp xâm lấn: ở phương pháp này bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp nội soi dạ dày, tá tràng để đánh giá tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng, tình trạng viêm teo niêm mạc cũng như các tổn thương ung thư, tiền ung thư để theo dõi và phẫu thuật sớm. Sau khi soi xong, bác sĩ sẽ sinh thiết 2 mẫu mô để tiến hành test urease nhanh, làm sinh thiết mô bệnh học hoặc nuôi cấy vi khuẩn, từ đó để phát hiện ra người bệnh có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không.

Phương pháp không xâm lấn: Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ không cần phải sử dụng biện pháp nội soi dạ dày mà sẽ sử dụng các cách như test hơi thở, xét nghiệm để tìm vi khuẩn Hp trong phân, hay xét nghiệm để tìm kháng thể trong máu. 

Khi phát hiện bị nhiễm vi khuẩn HP bên cạnh dùng thuốc người bệnh cần lưu ý những điều sau để cải thiện tình trạng này đó là hạn chế ăn quá no hoặc để quá đói, tốt nhất nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày; Bữa ăn nên cách giấc ngủ 4 tiếng; Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có cồn hay những chất kích.... Nên sử dụng nguồn nước sạch; Tránh tình trạng để cơ thể quá căng thẳng...

Mặc dù tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn HP biến chứng thành ung thư không quá cao nhưng cũng không có nghĩa là ai đó sẽ là ngoại lên, tình trạng đe dọa đến sức khỏe của người bệnh sẽ vẫn xuất hiện nếu họ để tình trạng này trở nên nặng nề. Mỗi người nên có cách chủ động phòng tránh và điều trị vi khuẩn HP. Nhất là với những trường hợp người có tiền sử về bệnh liên quan đến tiêu hóa hoặc có người thân trong gia đình từng nhiễm vi khuẩn HP. Phát hiện sớm vi khuẩn HP giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn. 

    5 / 5 ( 1 bình chọn )