Ví dụ về chức năng điều tiết, thừa nhận, giá cả của thị trường

Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi, chuyển nhượng các loại hàng hóa, dịch vụ, sức lao động, vốn,...và các nguồn lực khác nên thị trường có chức năng rất quan trọng với người sản xuất và tiêu dùng. Vậy chức năng của thị trường đã vận dụng như thế nào đối với người sản xuất và tiêu dùng? Và những ví dụ cụ thể nào về những chức năng ấy ? Hãy cùng chúng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Thị trường là gì ?

– Hiểu theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra cá hoạt động trao đổi và mua bán sản phẩm, hàng hóa .Ví dụ: chợ, cửa hàng, siêu thị, sở giao dịch …

– Hiểu theo nghĩa rộng, thị trường là một phạm trù của nền kinh tế hàng, là toàn bộ những mối quan hệ cạnh tranh đối đầu, cung – cầu, giá thành, giá trị … mà trong đó chi tiêu và sản lượng sản phẩm & hàng hóa tiêu thụ được xác lập .

Có thể nói, thị trường là tập hợp những người mua hàng hiện tại và tương lai.

Theo quan điểm marketing, thị trường là tập hợp khách hàng hiện có và sẽ có của doanh nghiệp có chung một nhu cầu hay mong muốn, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu hay mong muốn đó.

2. Phân loại thị trường

Căn cứ vào hình thái vật chất của đối tượng trao đổi: Có thị trường hàng hóa và thị trường dịch vụ như thị trường lúa gạo, thị trường dầu mỏ, thị trường ngoại tệ, đầu tư và chứng khoán …

Căn cứ vào ý nghĩa và vai trò của người mua, người bán thanh toán giao dịch : Có thị trường những yếu tố sản xuất như thị trường tư liệu sản xuất, thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường khoa học – công nghệ tiên tiến, thị trường tư liệu tiêu dùng …

Căn cứ theo đặc thù và chính sách quản lý và vận hành: Có thị trường tự do, thị trường cạnh tranh đối đầu không tuyệt vời ( thị trường độc quyền mang tính cạnh tranh đối đầu, thị trường cạnh tranh đối đầu mang tính độc quyền ), thị trường tự do với sự điều tiết của cơ quan chính phủ, thị trường độc quyền thuần tuý …

Căn cứ vào cách biểu hiện của nhu cầu và khả năng biến nhu cầu thành hiện thực : Có thị trường thực tế, thị trường tiềm năng và thị trường lý thuyết.

Căn cứ theo quy mô và khoanh cùng hạm vi của những quan hệ tài chính: Có thị trường địa phương, thị trường khu vực, thị trường trong nước, thị trường quốc tế, …

3. Chức năng của thị trường

Chức năng của thị trường bao gồm 3 chức năng cơ bản là:

Cung cấp thông tin

Không chỉ là địa điểm để diễn ra các hoạt động giao dịch hàng hóa, dịch vụ, thị trường còn là nơi cung cấp thông tin về quy luật cung cầu, tổng số cung và cầu của hàng hóa, các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm, thị trường, yêu cầu về sản phẩm.

Thị trường luôn thay đổi nên người mua cũng như người bán sẽ nắm bắt được những thông tin như giá cả, sản phẩm, chất lượng, mẫu mã, thị hiếu người mua hàng,…

Với thông tin trên thị trường, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được thông tin nên cung cấp sản phẩm nào cho khách hàng, số lượng bao nhiêu và khách hàng tiềm năng là những ai. Đối với người tiêu dùng, mọi người sẽ biết được giá thành của mỗi một sản phẩm để biết nên lựa chọn mặt hàng nào phù hợp với khả năng của mình, địa điểm ở đâu.

⇒ Tóm tắt tác dụng:

+ Người mua: điều chỉnh việc mua hàng sao cho lợi.

+ Người bán: đưa ra quyết h kịp thời để thu lợi nhuận

Thừa nhận giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa

Khi các mặt hàng được đưa ra thị trường thì sẽ được người tiêu dùng mua và đánh giá chất lượng sản phẩm. Nếu mặt hàng có chất lượng tốt phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng thì tốc đọ bán sẽ nha. Còn nếu không sẽ bị đào thải và thua lỗ.

Nếu sản phẩm & hàng hóa bán được, nhưng với Ngân sách chi tiêu thấp hơn giá trị, có nghĩa là xã hội chỉ thừa nhận tác dụng của nó và một phần chi phí sản xuất ra nó.

Địa điểm giao dịch

Chức năng quan trọng nhất của thị trường đó là địa điểm diễn ra các hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người mua và người bán.

Những hàng hóa trong thị trường được bán với mức giá bằng với giá trị thì có nghĩa là xã hội đã chấp nhận công dụng của nó.Nếu hàng hóa không được tiêu thụ hoặc giá bán thấp hơn giá trị của nó thì đồng nghĩa với việc công dụng của hàng hóa không được công nhận. Trong một thị trường, hàng hóa chỉ được công nhận khi đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, những dịch vụ, sản phẩm kém chất lượng, vô dụng và có cung vượt quá cầu sẽ không được thị trường chấp nhận, bị đào thải và thua lỗ.

Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế hoạt động sản xuất và tiêu dùng

Với sự vận động của quy luật kinh tế thông qua quan hệ cung cầu và giá cả của sản phẩm trên thị trường dẫn đến khả năng điều tiết của thị trường đối với hoạt động sản xuất hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng từ đó kích thích hoạt động sản xuất trong xã hội hiệu quả.

Điều này đồng nghĩa với việc khi giá cả tăng thì lợi nhuận lớn do nhu cầu lớn từ đó gia tăng sản xuất còn nếu giá cả giảm xuống thì hạn chế sản xuất. Còn với người tiêu dùng thì khi giá hàng hoá tăng thì nhu cầu sẽ hạn chế và ngược lại.

Cụ thể:

+ Khi giá cả tăng kích thích sản xuất,hạn chế tiêu dùng.

+ Khi giá cả giảm kích thích tiêu dùng, hạn chế sản xuất

4. Một số ví dụ về sự vận dụng các chức năng của thị trường đối với người sản xuất và người tiêu dùng

Một vài ví dụ cụ thể về sự vận dụng chức năng của thị trường đối với người sản xuất và người tiêu dùng:

Ví dụ 1 Chức năng thừa nhận giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá:

1. Khi người sản xuất làm ra mặt hàng quần áo với nhiều mẫu mã đẹp, vải tốt, giá cả phải chăng phù hợp vs nhu cầu người mua. Người mua mua nhiều thì mặt hàng đó bán được, nghĩa là chi phí làm ra mặt hàng quần áo đó được xã hội chấp nhận, giá trị của mặt hàng đó được thực hiện.

2. Một sản phẩm về túi xách của công ty X đang được sản xuất để bán ra thị trường. Tuy nhiên khi tung ra thì sản phẩm lại ít người dùng ưa chuộng vì chiếc túi xách đó màu sắc và kiểu dáng ít người yêu thích, thậm chí giá cả đắt hơn so với những mẫu khác. Khi đó thì thị trường đã thực hiện chức năng thừa nhận giá trị của hàng hoá. Nếu hàng hoá được thị trường chấp thuận và người dùng ưa thích thì sẽ bán rất chạy còn ngược lại thì lại không thể bán được dẫn đến thua lỗ.

Ví dụ 2 Chức năng thông tin:

1. Ở siêu thị sẽ có bảng quảng cáo các mặt hàng ở đó sẽ có đầy đủ các thông tin như: quy mô cung- cầu, giá cả, chất lượng, cơ cấu, chủng loại, điều kiện mua bán của các mặt hàng và đặc biệt là thông tin về khuyến mãi giảm giá sản phẩm vào các ngày lễ giúp người mua nhanh chóng mua những mặt hàng mình cần sao cho có lợi nhất.

2. Một người mua hàng M đang muốn tìm kiếm một sản phẩm về máy tính và mong muốn máy tính của mình mua nhỏ gọn, màu đen và giá cả hợp lý. Để mua được sản phẩm ưng ý thì M đã tìm hiểu về những sản phẩm trên thị trường để so sánh và lựa chọn được chiếc máy tính phù hợp với tiêu chí của mình nhất để mua. Trường hợp này thì thị trường đã đáp ứng chức năng cung cấp thông tin cho người tiêu dùng để từ đó người tiêu dùng mua được sản phẩm phù hợp với tiêu chí của mình.

Ví dụ 3 Chức năng điều tiết:

1.Khi người sản xuất làm ra mặt hàng nào đó mà không bán chạy trên thị trường, người mua hạn chế thì họ sẽ hạ giá sản phẩm đó và hạn chế sản xuất mặt hàng đó hoặc chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác. Và ngược lại, khi mặt hàng bán chạy, người bán sẽ nâng giá và tăng mức sản xuất để bán thu nhiều lợi nhuận.

2. Một công ty H sản xuất về máy lọc nước đã nghiên cứu thị trường và thấy được ở một số địa phương thì việc sử dụng máy lọc nước còn ít và tương lai thì máy này là rất cần thiết. Chính vì thế thì công ty T đã tìm những nhà bán lẻ tại địa phương để đưa ra chiến lược phát triển máy lọc nước của mình tại nơi đó. Khi máy lọc nước được người dân thấy được sự quan trọng của nó nên đã mua về để sử dụng.Trong trường hợp này thì thị trường đã thực hiện chức năng điều tiết và kích thích trao đổi mua bán.

5. Vận dụng chức năng thị trường 

Có thể vận dụng chức năng của thị trường và trong hoạt động mua bán hàng hoá như sau:

– Tìm hiểu và lựa chọn mua những sản phẩm có giả cả phải chăng, chất lượng phù hợp dựa trên những thông tin về sản phẩm trên thị trường.

– Hạn chế mua những sản phẩm có giá cả quá cao, không có khả năng chi trả hoặc lựa chọn thời điểm mua hàng với giá tốt nhất.

– Có thể dựa vào những đánh giá của người mua trên thị trường về sản phẩm đó để phân tích, xem xét mua hay không nên mua sản phẩm đó.

=> Cần có sự xem xét đánh giá tốt nhất thì việc vận dụng mới đem lại hiệu quả cao.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )