Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Giáo dục

Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ ca trong bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng

  • 03/03/202303/03/2023
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    03/03/2023
    Giáo dục
    0

    “Tây Tiến” là một dẫn chứng tiêu biểu về sự tài hoa trong cách sử dụng từ ngữ, khiến người đọc như “ngậm nhạc trong miệng”. Dưới đây là bài viết về Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ ca trong bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Dàn ý Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ ca trong bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng ngắn gọn nhất:
        • 1.1 1.1. Mở bài:
        • 1.2 1.2. Thân bài:
        • 1.3 1.3 Kết bài:
      • 2 2. Mở bài Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ ca trong bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng:
      • 3 3. Thân bài Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ ca trong bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng:
      • 4 4. Kết bài Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ ca trong bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng:

      1. Dàn ý Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ ca trong bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng ngắn gọn nhất:

      1.1. Mở bài:

      Giới thiệu về tác phẩm Tây Tiến

      Giới thiệu về nhà thơ Quang Dũng

      Dẫn dắt vào đề bài yêu cầu phân tích: Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ ca trong bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng

      1.2. Thân bài:

      – Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ ca trong bài thơ:

      Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca trong một bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố âm nhạc, hình ảnh, ý nghĩa và cảm xúc.

      Một bài thơ có thể sử dụng những từ ngữ đơn giản, nhưng nếu được sắp xếp một cách tinh tế và sử dụng các phép tu từ, ngôn ngữ hình ảnh, âm điệu, thì sẽ tạo ra một vẻ đẹp đầy mê hoặc và sức cuốn hút.

      Điều quan trọng nhất trong ngôn ngữ thơ ca là khả năng gợi lên cảm xúc và hình ảnh trong tâm trí của người đọc. Từ đó, người đọc có thể cảm nhận được vẻ đẹp riêng của bài thơ và được lôi cuốn vào thế giới mà bài thơ muốn tạo ra.

      * Đường hành quân giữa thiên nhiên Tây Bắc

      – Hai câu thơ đầu: lời gọi “Tây Tiến ơi” thân thương, “nhớ chơi vơi” là nỗi nhớ  bao trùm không gian.

      – Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc dữ dội:

      Xem thêm: Phân tích khổ 3 (đoạn 3) bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

      + Địa danh Sài Khao, Mường Lát gợi sự xa xôi;

      + Các từ láy : “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”, điệp từ “Dốc lên… dốc lên” gợi địa hình hiểm trở, gập ghềnh.

      + Hình ảnh “súng ngửi trời” thể hiện địa hình cao ngời ngợi người lính phải vượt qua.

      + Nhịp thơ “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” gợi tả sự nguy hiểm.

      + Hình ảnh nhân hóa: “cọp trêu người”, “thác gầm thét” gợi sự man dại; thời gian: “chiều chiều”, “đêm đêm” là điều hiểm nguy chốn rừng nước.

      + Sử dụng các thanh trắc nhằm nhấn mạnh sự ghập ghềnh của địa hình.

      – Khung cảnh thiên nhiên êm dịu: “nhà ai Pha Luông …”, “cơm lên khói”, “Mai Châu mùa em…”, tạo cảm giác nhẹ nhàng, yên bình.

      – Hình ảnh bi hùng “dãi dầu không bước nữa”, “gục lên súng mũ bỏ quên đời”: có thể đơn thuần miêu tả thời gian nghỉ ngơi của người lính, cũng có thể hiểu đó là sự ra đi vĩnh viễn.

      Xem thêm: Phân tích khổ 1 (đoạn 1) bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay

      => Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ nhưng hiểm nguy, những thử thách đối với những người lính Tây Tiến.

      * Kỉ niệm đẹp về tình quân dân Tây Bắc

      – Kỉ niệm đêm liên hoan:

      + Không khí đêm liên hoan với màu sắc rực rỡ: “bừng lên”, “hội đuốc hoa”, “khèn lên man điệu”; hình ảnh con người duyên dáng: “xiêm áo”, “nàng e ấp”.

      + Tâm hồn người lính bay bổng trong không khí ấm áp: “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”.

      – Khung cảnh sông nước vùng Tây Bắc:

      + Đẹp huyền ảo, thiêng liêng: “Chiều sương”, “hồn lau nẻo bến bờ”

      + Con người lao động bình dị: “dáng người trên độc mộc”, cảnh vật đầy sức sống: “trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

      Xem thêm: Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây Bắc trong bài thơ Tây Tiến

      => Nhờ bút pháp tài hoa, Quang Dũng đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt đầm ấm ftt5của vùng Tây Bắc.

      * Hình tượng người lính Tây Tiến

      – Chân dung người lính được miêu tả chân thực: “đoàn binh không mọc tóc”, “xanh màu lá”, họ sống và chiến đấu trong điều kiện khắc nghiệt, thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn mạnh mẽ “dữ oai hùm”.

      – Họ là con người có tâm hồn lãng mạn,yêu thương “Mắt trừng gửi mộng” / “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”, lấy người thương quê nhà làm động lực.

      – Vẻ đẹp bi tráng của họ:

      + Sẵn sàng cống hiến cho đất nước “rải rác biên cương mồ viễn xứ”, “chẳng tiếc đời xanh”, “anh về đất”, ra đi nhẹ nhàng.

      + Cái chết được lí tưởng hóa như tráng sĩ xưa: “áo bào”, “khúc độc hành”; đến nỗi thiên nhiên cũng đau đớn thay cho họ.

      * Lời hẹn ước của tác giả

      Xem thêm: Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến

      – Câu thơ nhắc nhớ lại ý nguyện khi ra đi một thời của người lính  Tây Tiến: “người đi không hẹn ước”, và cũng là lời tiếc thương những đồng đội đã hi sinh

      – Niềm thương nhớ gửi lại nơi đoàn quân Tây Tiến rừng núi Tây Bắc “Ai lên Tây Tiến … / Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”.

      1.3 Kết bài:

      Nêu cảm nhận cá nhân về vấn đề cần phân tích

      2. Mở bài Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ ca trong bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng:

      Nhà văn nổi tiếng M.Gorki đã nói: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”  để đọc giả tiếp cận và sống cùng với tác phẩm. Việc sáng tạo ngôn từ để làm nên một tác phẩm hay không bao giờ là chuyện đơn giản cả. Chính vì thế nhà thơ là người phu chữ cần cù học tập ngôn ngữ để chế tạo và sáng tạo ra ngôn ngữ của thơ ca. Và vẻ đẹp ngôn ngữ của “Tây Tiến” là cách để nhà thơ Quang Dũng khẳng định tài năng của mình.

      Đối với Quang Dũng, Tây Tiến là miền nhớ, miền thương. Bài thơ ra đời khi tác giả trở về làng Phù Lưu Chanh, vì vậy nó chính là những dòng kỉ niệm cùng những chiến sĩ nơi núi rừng miền Tây trong những tháng ngày dài cùng nhau chiến đấu với quân thù. Bài thơ cũng là lời ca hào hùng, hào hoa của người lính trẻ vừa rời khỏi ghế nhà trường đã xông pha chiến đấu.

      “Tây Tiến” là những “vần thơ lửa chảy” nên ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ cũng mang nét hào hùng và nét hào hoa với hình tượng trữ tính, cổ điển riêng.

      3. Thân bài Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ ca trong bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng:

      Đầu tiêu nhà thơ đưa tác giả đến với khúc tráng ca đầy dũng mãnh nơi thiên nhiên núi rừng Tây Tiến:

      “Chiều chiều oai linh thác gầm thét

      Xem thêm: Phân tích khổ 4 (đoạn 4) bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay

      Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”.

      Đó là những hình ảnh nhân hóa tạo nên sự hoang sơ, bí hiểm của núi rừng thiên nhiên Tây Bắc. Những trạng ngữ “Chiều chiều, đêm đêm” chỉ thời gian lặp lại vĩnh hằng càng làm cho câu thơ trùng xuống. Sức mạnh của thiên nhiên nơi đây không phải chỉ có một khoảnh khắc mà đã là “chiều chiều, đêm đêm”.

      Đứng trước ngàn gian khó, những câu thơ vẫn rắn rỏi, đậm chất lính:

      “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

      Quân xanh màu lá dữ oai hùm

      Mắt trừng gửi mộng qua biên giới…”

      Hai câu thơ đầu vang lên với cách nói khẩu khí thẳng băng bằng “ngôn ngữ lính” tạo nên vẻ trần trụi của hiện thực. Câu thơ với hìn ảnh “không mọc tóc” cùng làn da “xanh màu lá” là hậu quả của những trận sốt rét vừa chạm tới địa hạt của hiện thực vừa được nâng lên bằng ánh nhìn lãng mạn. Cụm từ “không mọc tóc” làm cho câu thơ trở nên rắn rỏi; câu thơ ngang tàng với hình ảnh trung tâm là con người trong tâm thế chủ động, hiên ngang. Biện pháp ẩn dụ vùng biện pháp phóng đại “dữ oai hùm” khiến người lính mang dáng vẻ uy nghi, khiến ốm mà không yếu của những tráng sĩ chinh phu.

      Đặc biệt là giọng thơ trầm hùng tạo nên cái bi tráng:

      Xem thêm: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng chọn lọc hay nhất

      “Rải rác biên cương mồ viễn xứ

      Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

      Áo bào thay chiếu anh về đất

      Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

      Câu thơ sử dụng những từ Hán Việt như: “biên cương” “viễn xứ”, “chiến trường”, “áo bào”, “độc hành” làm cho lời thơ trầm lắng, giọng thơ bi tráng. Cách nói chủ động: “chẳng tiếc đời xanh” khẳng địnhbậc nam nhi coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Hình ảnh “áo bào” nhắc đến những Kinh Kha bên bờ Dịch: “Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn” kết hợp cùng biện pháp nói giảm nói tránh khiến người lính hiện lên thật cao đẹp. Đối với họ, cái chết đơn giản chỉ là sự trở về và chiến đấu hết mình với tâm thế nhẹ nhàng. Nó là biểu hiện của những con người yêu giống nòi, quyết tâm chiến đấu, hi sinh vì những lẽ sống lớn. Họ là những “chủ thể đầy ý thức của lịch sử”, biết ước mơ,và khi cần thì sẵn sàng hiến dâng. Sự ra đi của họ cất lên thành khúc “độc hành” của dòng sông Mã đầy trang trọng với tầm vóc con người sánh ngang với vũ trụ.

      Cùng với vẻ đẹp trầm hùng “Tây Tiên” còn hiện lên với những câu thơ tài hoa, lãng mạn tạo nên hồn thơ Quang Dũng hiện đại nhưng vẫn mang phong vị cổ điển.

      “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

      Người đọc “Tây Tiến” vô cùng ấn tượng với chữ “nhớ chơi vơi” là trạng thái của nỗi nhớ hay trạng thái của cảnh vật. Nó là cái chông chênh của kẻ đang phải lìa xa nơi từng gắn bó là núi rừng miền Tây? Cả hai chủ thể dường như đồng hiện trong một chữ “chơi vơi” ấy.

      Xem thêm: Phân tích khổ 2 (đoạn 2) bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay

      “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

      Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

      Chữ “Nhớ ôi” thật nghèn nghẹn! Không phải “ôi nhớ” ; cũng không phải “nhớ ôi là nhớ” hay “nhớ ôi” mà là “nhớ ôi” hướng về mình tạo nên một nỗi nhớ nhung cồn lên. Quang Dũng tạo ra một nét nghĩa táo bạo, đa tình trong từ ngữ: “mùa em” khiến cho Mai Châu không chỉ là một địa danh với kỉ niệm của xôi nếp đầu mùa với tình quân dân mà còn là hình ảnh những cô gái duyên dáng. Sau này khi Tây Tiến mờ dần theo những thăng trầm lịch sử nhưng tiếng gọi kia vẫn sẽ còn gieo vào lòng người những bồi hồi một thuở:

      “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

      Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

      Có thấy dáng người trên độc mộc

      Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

      Một từ “chiều sương” gợi được cả thời gian và không gian. Trong khi sương là một nỗi buồn thiên cổ gợi về: “Dặm liễu sương sa khách bước dồn (thơ của Bà Huyện Thanh Quan) cho ta một cảm giác rất nhẹ nhàng, thì từ “ấy” vô danh lại rất hữu ý. Nó gợi nhắc đến thời gian nào đó, khiến cả chủ thể cũng không xác định được. Đó là những là ngày, những buổi chiều vô danh mang tên kỉ niệm, nỗi nhớ. Hình ảnh “hoa” gợi về hình ảnh  Tây Bắc ngàn hoa cũng là hình ảnh của cái đẹp. Hoa đang làm duyên với gió nước cũng là hình ảnh ẩn dụ của người con gái  tình tứ mà kín đáo. Câu thơ xuất phát từ có cái duyên của cảnh, của người hay là từ  đôi mắt tình tứ của người ngắm cảnh.
      Cái đặc biệt nhất của Tây Tiến là nét hào hùng và hào hoa như thưởng tranh, thưởng nhạc vậy:

      Xem thêm: Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất

      “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

      Heo hút cồn mây súng ngửi trời

      Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

      Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

      Câu thơ “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm” có tới 5 chữ là thanh trắc cùng với điệp từ “dốc” và các từ láy “khúc khuỷu, thăm thẳm” gợi tả hình ảnh chặng đường hành quân quanh co, lên cao mãi. Trong khi đó từ láy “heo hút” mang lại cảm giác xa xôi, hẻo lánh và còn khiến người ta bất ngờ hơn với hình ảnh: “cồn mây”. Đến câu thơ tiếp theo đột ngột tách làm đôi, tạo nên hai chặng đường hành quân cùng điệp ngữ “ngàn thước” kết hợp với nghệ thuật đối lập “cao- xuống” gợi tả độ sâu đầy dữ dội, hiểm trở. Nếu câu thơ trên mang âm hưởng trắc trở thì câu thơ lại tạo nên nét mềm mại, nhẹ nhàng: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

      4. Kết bài Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ ca trong bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng:

      Như vậy có thể thấy hình ảnh thơ giản dị nhưng đem đến hiệu quả không ngờ. “Tây Tiến” là một dẫn chứng tiêu biểu về sự tài hoa trong cách sử dụng từ ngữ, khiến người đọc như “ngậm nhạc trong miệng”. Bút pháp hiện thực cùng với bút pháp lãng mạn tạo nên vẻ đẹp hào hùng và bi tráng cho những câu thơ mang phong vị rất riêng: vừa dung dị, vừa bay bổng. “Tây Tiến” tràn đầy nỗi nhớ, cũng có thể coi là lời nguyện ước của những thanh niên sẵn sàng hiến dâng tuổi trẻ cho đất nước thân yêu.

        Xem thêm: Phân tích thành ngữ Thi trung hữu họa qua bài thơ Tây Tiến

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Tây Tiến


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Tổng hợp những kết bài Tây Tiến của Quang Dũng siêu hay

        Tây Tiến bài thơ về tình đồng đội đồng chí hình ảnh người lính đạm chất thơ tươi trẻ không kém phần lãng mạn và hào hùng. Tác phẩm là lời nới ước mơ của người lính về thời bình hay những gian khô qua lăng kính màu hồng của họ thấy được lòng quả cảm của họ tình đồng chí đồng đội gắn bó. Dưới đây là một số mẫu kết bài hay có chọn lọc bạn có thể thảm khảo:

        So sánh hình ảnh người lính qua bài thơ Tây Tiến và Đồng chí

        Quang Dũng và Chính Hữu đều là những người lính thực thụ đã từng cầm súng bước ra từ nơi chiến trường khốc liệt. Bài thơ Tây Tiến và Đồng chí cùng viết về vẻ đẹp của người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng mỗi nhà thơ lại xây dựng hình tượng nhân vật người lính khác nhau. Dưới đây là một số bài văn mẫu So sánh hình ảnh người lính qua bài thơ Tây Tiến và Đồng Chí, mời các bạn cùng tham khảo.

        Phân tích thành ngữ Thi trung hữu họa qua bài thơ Tây Tiến

        Thi trung hữu hoạ "(trong thơ có hoạ) là thành ngữ thể hiện sự hoà hợp chung của trong một tác phẩm thơ hai loại hình nghệ thuật: thơ và hoạ. Tuy nhiên, không phải tác giả nào cũng tiến tới được việc hoà hợp như vậy. Phải là một người đa tài và có con mắt hội hoạ bẩm sinh. Quang Dũng là một trong số những người đa tài đó. Chất hoạ của ông thể hiện rõ ràng trong tập thơ "Tây tiến". Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc mâuc bài văn phân tích thi trung hữu họa trong bài thơ Tây Tiến hay và đặc sắc nhất.

        Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất

        Bài thơ Tây Tiến không chỉ khẳng định tài năng của Quang Dũng mà còn là tác phẩm đánh dấu sự trưởng thành của thơ ca kháng chiến. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những bài cảm nhận "Tây Tiến" hay nhất nhé

        Phân tích khổ 1 (đoạn 1) bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay

        Tây Tiến là một tác phẩm để đời, ghi lại dấu ấn của một thời kháng chiến, hãy cùng tìm hiểu những bài phân tích khổ 1 Tây Tiến siêu hay để hiểu rõ hơn nhé

        Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng chọn lọc hay nhất

        Quang Dũng viết bài thơ “Tây Tiến” nói lên tình thương nhớ chiến trường miền Tây, nhớ đồng đội thân yêu một thời trận mạc. Tây Tiến là một thi phẩm tiêu biểu và đặc sắc của nhà thơ Quang Dũng khi viết về chủ đề người lính.

        Phân tích khổ 4 (đoạn 4) bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay

        "Chiến tranh- người lính" là đề tài muôn thủa trong nhiều sáng tác văn học Việt Nam. Có thể nói "Tây Tiến" của Quang Dũng là tác phẩm tiên phong mang phong cách trữ tình, lãng mạn viết về đề tài này giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Mong rằng một số gợi ý dưới đây sẽ giúp các em hiểu sâu hơn về tác phẩm này.

        Phân tích khổ 3 (đoạn 3) bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

        Dàn ý phân tích đoạn 3? Bài mẫu 1 phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến? Bài mẫu 2 phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến? Bài mẫu 3 phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến? Bài mẫu 4 phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến?

        Phân tích khổ 2 (đoạn 2) bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay

        Tác giả và tác phẩm bài thơ Tây Tiến ? Dàn ý phân tích đoạn 2 bài thơ Tây Tiến ? Bài mẫu 1? Bài mẫu 2? Bài mẫu 3?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ