Vai trò của yếu tố bẩm sinh di truyền đến sự hình thành và phát triển nhân cách

Vai trò của yếu tố bẩn sinh di truyền đến sự hình thành và phát triển nhân cách? Yếu tố bẩm sinh – di truyền? Liên hệ thực tiễn với đời sống xã hội?

Nhân cách là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng mối quan hệ giữa con người với con người từ những chuyện bình thường, mối quan hệ gia đình, kết giao đến mối quan hệ xã hội, công tác, kinh doanh. Nhân cách thể hiện qua cách ứng xử của con người đối với người khác cũng như đối với sự việc trong cuộc sống, đồng thời nhân cách thể hiện trình độ văn hóa, nhân tính và nguyên tắc sống của con người. Con người là một thực thể xã hội, vì vậy chất lượng mối quan hệ xã hội có ảnh hưởng quyết định đối với chất lượng cuộc sống.

Nhân cách được định hình bởi hệ thống những phẩm giá thể hiện qua các mối quan hệ của con người xuất phát từ tâm lý, tình cảm, nhân sinh quan, nhận thức về bản thân và xã hội. Nhân cách là đặc trưng của từng cá nhân, là bản chất thực của con người. Có nhiều yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách, trong đó có yếu tố di truyền – bẩm sinh, yếu tố này đóng vai trò là cái đầu tiền, cái tiền đề cho nhân cách ở mỗi người.

1. Vai trò của yếu tố bẩn sinh di truyền đến sự hình thành và phát triển nhân cách:

1.1. Khái niệm nhân cách:

Cho đến nay có rất nhiều quan điểm, quan niệm khác nhau về nhân cách, một số khái niệm thường gặp:

Quan điểm thứ nhất thì nhân cách là toàn bộ những thuộc tính đặc biệt mà một cá thể có được trong hệ thống các quan hệ xã hội, trên cơ sở hoạt động và giao lưu nhằm chiếm lĩnh các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần. Những thuộc tính đó bao hàm các thuộc tính về trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, vật chất.

Theo Bách khoa toàn thư Liên Xô, nhân cách được thể hiện ở hai mặt: thứ nhất là con người với tư cách là chủ thể của các mối quan hệ và hoạt động có ý thức, thứ hai là một hệ thống giá trị có ý nghĩa xã hội đặc trưng cho cá thể trở thành một nhân cách.

Mặc dù các quan điểm, định nghĩa trên có khác nhau nhưng nhìn chung có sự thống nhất khi xem xét nhân cách, đó là:

Những phẩm chất và năng lực có giá trị đối với cá nhân và xã hội được hình thành và phát triển bằng hai con đường chủ yếu là hoạt động và giao lưu.

Mỗi cá nhân có một nhân cách riêng bao gồm hai mặt: mặt tự nhiên và mặt xã hội, trong đó mặt xã hội có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, thể hiện đặc thù về nhân cách của mỗi con người.

Nhân cách là tổng hợp những phẩm chất, năng lực không thành bất biến của cá nhân mà nó thường xuyên vận động, biến đổi theo chuẩn mực, giá trị xã hội.

1.2. Đặc điểm của nhân cách:

Tính thống nhất của nhân cách: nhân cách là một cấu trúc tâm lý, tức là một chỉnh thể thông nhất các thuộc tính, đặc điểm tâm lý xã hội, thông nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và tài.

Tính thống nhất của nhân cách còn thể hiện ở sự thống nhất giữa ba cấp độ: cấp độ bên trong cá nhân, cấp độ liên cá nhân, cấp đọ siêu cá nhân. Đó chính là sự thống nhất giữa tâm lý, ý thức với hoạt động giao tiếp của nhân cách.

Thứ hai là tính ổn định của nhân cách: là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định và bền vững. Nhân cách là tập hợp những thuộc tính tâm lý tạo thành bộ mặt tâm lý xã hội của cá nhân, phần nào nói lên bản chất xã hội của họ. Vì thế các đặc điểm nhân cách cũng như cấu trúc nhân cách khó hình thành và cũng khó mất đi

Thứ ba: tính tích cực của nhân cách được biểu hiện trước tiên ở việc xác định một cách tự giác mục đích hoạt động, tiếp đó là sự chủ động tự giác thực hiện các hoạt động, giao tiếp nhằm hiện thực hóa mục đích. Ở đây, nhân cách bộc lộ khả năng tự điều chỉnh và chịu sự điều chỉnh của xã hội, đâu cũng là biểu hiện tích cực của nhân cách.

Tùy theo mức độ và loại hình hoạt động mà mục đích của nó được nhân cách xác định là nhận thức hay cải tạo thế giới, nhận thức hay cải tạo chính bản thân mình. Giá trị đích thực của nhân cách, chức năng xã hội và cốt cách làm người của cá nhân thể hiện rõ nét tính tích cực của nhân cách. Tính tích cực của nhân cách cũng biểu hiện rõ trong quá trình thỏa mãm các nhu cầu của nó. Không chỉ thỏa mãn với các đối tượng có sẵn, con người luôn luôn tạo ra các đối tượng mới, các phương thức thỏa mãn mới những nhu cầu ngày càng cao của họ. Quá trình đó luôn là quá trình hoạt động có mục đích tự giác, trong đó con người làm chủ được những hình thức hoạt động của mình.

Thứ tư là tính giao lưu của nhân cách. Nhân cách chỉ có thể hình thành, phát triển, tồn tại và thể hiện trong hoạt động và trong mối quan hệ giao lưu với những nhân cách khác. Nhu cầu giao lưu (giao tiếp) được xem như là một nhu cầu bẩm sinh của con người. Thông qua quan hệ giao tiếp với người khác, con người gia nhập các quan hệ xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội. Đồng thời, cũng qua giao tiếp mà con người được đánh giá, được nhìn nhận theo quan hệ xã hội. Điều quan trọng là qua giao tiếp, con người đóng góp các giá tị nhân cách của mình cho người khác, cho xã hội.

1.3. Sự phát triển nhân cách:

Con người từ khi mới sinh ra chưa có sự định hình về nhân cách. Dần dần theo thời gian, tác động của quá trình sống, tất yếu mỗi con người phải hoạt động, giao lưu thông qua học tập, lao động, vui chơi, giải trí… ngày càng tích lũy được những kinh nghiệm mà nhân loại tích lũy được trong các loại hoạt động, từ đó biến thành vốn sống của cá nhân. Đó chính là quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người. Sự phát triển đó được biểu hiện qua các dấu hiệu sau: sự phát triển về mặt thể chất (tăng trưởng về chiều cao, trọng lượng, cơ bắp, sự hoàn thiện các chức năng giác quan; sự phát triển về mặt tâm lý thể hiện sự biến đổi cơ bản trong quá trình nhận thức, xúc cảm, tình cảm, nhu cầu, ý chí…; sự phát triển về mặt xã hội thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử trong các mối quan hệ vơi người xung quanh, ở tính tích cực nhận thức tham gia vào các hoạt động cải biến, phát triển xã hội.

Như vậy, sự phát triển nhân cách là một quá trình cải biến toàn bộ các sức mạnh về vật chất và tinh thần cả về lượng và chất; có tính đến đặc điểm của mỗi lứa tuổi. Sự tăng trưởng về lượng và sự biến đổi về chất không chỉ diễn ra đối với các mặt thể chất, tâm lý và xã hội do quá trình hoạt động, giao lưu trong cuộc sống cá nhân , do tác động của hiện thực xung quanh và còn diễn ra với cả những mầm mống, dấu hiệu được di truyền hay có từ khi mới sinh.

2. Yếu tố bẩm sinh - di truyền:

2.1. Thế nào là yếu tố bẩm sinh – di truyền:

Trong đời sống, chúng ta dễ dàng nhận thấy người châu Âu da trắng, mắt xanh, người châu Phi da đen, tóc xoăn, người châu Á thường da vàng, mắt nâu – đen thì con cái của họ khi mới sinh ra giống bố mẹ. Đây là sự truyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc trưng sinh học nhất định của nòi giống, được ghi lại trong chương trình gen độc đáo bởi hệ thống gen goi là di truyền. Gen là vật mang mã di truyền những đặc điểm sinh học của giống loài trong quá trình tồn tại và phát triển theo con đường tiến hóa tự nhiên. Như vậy, di truyền là sự tái tạo ở trẻ những thuộc tính sinh học nhất định ghi lại trong cấu trúc gen. Di truyền những đặc trưng sinh học của cha mẹ truyền lại cho con cái không phải chỉ biểu hiện một cách hiện hữu khi đứa bé đó mới sinh ra mà có thể có những mầm mống, tư chất sau một thời gian mới bộc lộ thành dấu hiệu của một số năng khiếu như: hôi họa, thơ ca, toán học…hoặc thiểu năng trong một số lĩnh vực của cuộc sống.

Bẩm sinh là những thuộc tính, những dặc điểm sinh học có ngay khi đứa trẻ mới sinh.

2.3. Vai trò của yếu tố bẩm sinh di truyền đến sự hình thành và phát triển nhân cách:

Theo quan niệm của dân gian, mỗi người sinh ra đều thừa hưởng những tố chất về thể chất cũng như nhân cách của cha mẹ, vì thế từ xa xưa các cụ đã có câu “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”, ta thường thấy ở những gia đình có cha mẹ là người tài giỏi, con cái của họ cũng tài giỏi. Có thể nói ngày từ xưa, cha ông ta đã nhìn ra vai trò của yếu tố bẩm sinh – di truyền trong sự phát triển nhân cách của con người. Ngày nay, điều đó đã được khoa học chứng minh. Vào thời cận đại, Mác đã nói “Con người là một thực thể sinh học – xã hội”, về sự tồn tại, con người bỏ xa thế giới động vật trong sự tiến hóa nhưng như vậy không có nghĩa là con người đã lột bỏ hết cái gọi là tự nhiên – sinh học.  Khi nói đến mặt sinh học, nó vẫn luôn tồn tại hiện hữu trong mỗi cá nhân giống như cơ thể con người là một thực thể sinh học, có cấu tạo và hoạt động theo những quy luật để nó có thể thống nhất và hòa nhập với tự nhiên các thực thể khác, con người chỉ bị nhịp sống xã hội làm quên đi cái tự nhiên – sinh học trong con người.

Và vì khác với động vật, con người luôn tồn tại trong một xã hội nên con người tồn tại mặt xã hội nhưng ta không thể phủ nhận vai trò của các yếu tố sinh học tác động đến cuộc sống của chúng ta. Một cơ thể hoàn hảo là sự kết hợp giữa yếu tố xã hội và yếu tố sinh học, con người là thực thể hòa quyện giữa hai yếu tố, thiếu yếu tố xã hội, con người sẽ không khác gì các loại động vật khác, thiếu yếu tố sinh học, con người không thể tồn tại như một thực thể sống. Vấn đề này đã được tranh cãi suốt thời gian dài trước sự phát triển của khoa học, đặc biệt là sinh vật học và khoa học xã hội nhân văn với các quan điểm khác nhau.

Theo “chủ nghĩa sinh vật học xã hội” dựa trên quan niệm của chủ nghĩa tự nhiên khi cho rằng “tất cả những gì của con người do bẩm sinh mà có, không thể bị thay đổi do các điều kiện xã hội”, theo họ “sự phát triển của bộ não, sự chuyên trách của bộ não, tốc độ và tính khuynh hướng của quá trình giáo dục con người được hình thành trên trái đất, chủ yếu bằng con đường di truyền.”

Những người theo chủ nghĩa xã hội lại nhận định rằng, các hành vi của con người đều do tư tưởng, ý thức xã hội tạo nên, đồng thời họ phủ nhận mối liên hệ khách quan giữa hành vi con người với những điều kiện vật chất của sản xuất và tái sản xuất con người với tự nhiên.

Như ta đã nói ở trên thì quan điểm của triết học Macxit cho rằng, trong con người, yếu tố sinh học và xã hội không đối lập mà thống nhất nhau. Điều này đã được khoa học ngày nay chứng minh là đúng.

Như vậy, có thể khẳng định yếu tố bẩm sinh – di truyền đóng vai trò quan trọng, nó đóng vai trò như là tiền đề vật chất cho sự phát triển nhân cách cá nhân. Trong quá trình sống, con người còn chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác và chúng tác động đến sự hình thành nhân cách mỗi người. Tuy vậy, các yếu tố đó chỉ đóng vai trò phát triển thêm chứ không có tính quyết định.

Sức sống, năng lực tiềm tàng ở mỗi người là khác nhau, nó có vai trò như là nguồn năng lượng cực kì quan trọng cho sự phát triển của cá nhân, chi phối và để lại dấu ấn rõ nét trong nhân cách con người, một ví dụ như sau: hai đứa trẻ cùng sinh ra trong cùng một khoảng thời gian, với điều kiện gia đình là như nhau. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, đứa trẻ được sinh ra trong gia đình có bố mẹ đều làm trong làng giải trí lại có thể nói năng nhanh nhẹn, năng động, hoạt bát và dễ hòa đồng hơn do đó nó có nhiều bạn bạn bè, làm quen nhanh khi môi trường sống thay đổi hơn đứa trẻ có bố mẹ làm bác sĩ, điều đó cho thấy vai trò tiền đề vật chất của yếu tố di truyền – bẩm sinh cho sự phát triển của trẻ.

Lý luận và thực tiễn cho thấy mầm mống, tư chất, năng khiếu để phát triển thành năng lực, phẩm chất của cá nhân về một lĩnh vực nào đó có trong con người từ khi mới sinh ra, mang bản chất di truyền, kế thừa từ các thế hệ trước. Ví dụ như thiên tài Anxtanh, Anhxtanh có mẹ - bà Pauline Koch, đã tỏ ra có óc thẩm mỹ ngoài bản tính cần cù, tế nhị, bà hay khôi hài và yêu thích âm nhạc nên ngoài là một thiên tài về vật lý, toán học Anhxtanh còn là một người rất có tài vĩ cầm hay cha của Ga – li – lê là một nhà toán học và chúng ta đều biết sau này ông cũng trở thành một nhà toán học, nhà vật lý học nổi tiếng. Theo một nghiên cứu của Mỹ cách đây 2 thế kỷ có một nhà bác học đã tài tên Jonathan Edwards – nhà thần học, triết học, nhà thuyết giáo nổi tiếng trong đạo tin lành, người ta tính được con cháu của ông hiện nay đã đến đời thứ 7, 8 trong số đó có 13 người là hiệu trưởng trường đại học, bác sĩ có hơn 60 người, mục sư hàng trăm người, nhà văn hơn 80 người, phó tổng thống 1 người, thượng hạ viện hơn 20 người… Có thể nói đây là một dòng họ cực kỳ danh giá. Ngược lại, một người đàn ông nghiện rượu tên là Marks Juke, nay con cháu ông cũng đến đời thứ 7, thứ 8 tuy nhiên số người nghèo khổ, thiếu ăn hoen 300 người, phạm tội và tử hình 7 người, trộm cắp 63 người, tàn phế và nghiện rượu hơn 400 người…

Thực tế đã cho thấy rằng có rất nhiều ví dụ chứng minh sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền – bẩm sinh đến sự phát triển của cá nhân. Từ xưa đến nay có nhiều gia đình có cùng một ngành nghề, nhất là trong lĩnh vực nghệ thuật như gia đình nhạc sĩ “Trần Tiến”, hay như gia đình của Diva Thanh Lam, Hà Trần, gia đình nữ diễn viên Lê Khanh…xuất phát từ đó mà dân gian có câu “lấy vợ xem tong, lấy chồng xem giống”. Ngay trong việc trăm năm của con người, như các cụ xưa khi kén rể, kén dâu thường xem xét các đời trước đó, suy nghĩ đó vẫn còn hiện hành trong các cô gái thời hiện đại khi kén chồng tương lai.

Cuối cùng, nhân cách tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách nói riêng, sự phát triển của cá nhân nói chung. Di truyền tạo ra sự khác biệt ở mỗi cá thể người, trước hết ở các loại hình khí chất, các kiểu hoạt động thần kinh, sau cùng với các yếu tố khác tạo nên những đặc điểm riêng không chỉ về mặt sinh học mà cả về tính cách, năng lực của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, nếu chúng ta đề cao quá vai trò của yếu tố di truyền, phủ nhận khả năng biến đổi bản chất con người, hạ thấp vai trò của giáo dục đến sự hình thành nhân cách là một sai lầm vì những đứa trẻ sinh ra mặc dù không được thừa hưởng khả năng bẩm sinh nhưng nếu được giáo dục đúng cách ở môi trường lành mạnh thì đứa trẻ đó hoàn toàn có thể thành đạt, ngược lại những đứa trẻ dinh ra trong gia đình đã có truyền thống về năng khiếu, năng lực nhưng lại không được giáo dục đúng cách thì tài năng cũng sẽ tự nhiên bị thui chột.

Mặc dù khẳng định vai trò to lớn của yếu tố sinh học đối với sự phát triển của cá nhân nhưng khoa học cũng khẳng định: những đặc điếm sinh học chỉ tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách nới riêng và sự phát triển cá nhân nói chung. Do đó, khoa học giáo dục phủ nhận quan điểm trong dân gian cho rằng “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, chỉ đề cao vai trò của di truyền – bẩm sinh.

3. Liên hệ thực tiễn với đời sống xã hội:

Trong cuộc sống, có rất nhiều trường hợp cho thấy yếu tố bẩm sinh, di truyền có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Có thể lấy một ví dụ cụ thể về gia đình của NSND Trần Tiến – NSND Lê Mai, họ là cặp vợ chồng “trai tài, gái sắc”, không chỉ có vậy, ba cô con gái của họ - NSND Lê Mai, NSND Lê Khanh, NSND Lê Vy, họ đều là những người thành công trong sự nghiệp nghệ thuật. Hay như gia đình của Diva Thanh Lam, người được coi là nữ hoàng nhạc nhẹ của Việt Nam, sinh ra trong một gia đình “con nhà nòi”, bố là nhạc sĩ Thuận Yến, mẹ là NSUT Thanh Hương, Thanh Lam thừa hưởng cả khiếu âm nhạc trời phú của cha và nhan sắc mặn mà của mẹ, Thanh Lam đã sớm đi theo con đường nghệ thuật. Thanh Lam đã đi biểu diễn từ khi còn nhỏ, khi cô đứng trên sân khấu, giọng hát đầy truyền cảm và nội lực của cô đã giúp tất cả những khán thính giả cũng như những người làm chuyên môn dễ dàng nhận ra rằng đó là một giọng hát bẩm sinh. Thanh Lam kết hôn lần thứ hai với nhạc sĩ Quốc Trung, họ đã có hai người con là Thiện Thanh và Đăng Quang, cả hai đều được thừa hưởng năng khiếu nghệ thuật từ gia đình nên sớm bộc lộ khả năng nghệ thuật cua mình. Đây là gia đình cho thấy rõ nhất sự tác động của yếu tố di truyền – bẩm sinh đến sự phát triển của cá nhân.

Trong y học, người ta biết áp dụng yếu tố bẩm sinh – di truyền vào việc nuôi cấy thai nhi cho những cặp đôi có vợ vô sinh hoặc chồng vô sinh, vợ k có khả năng sinh đẻ… Người ta cho nuôi cấy trong ống nghiệm với sự kết hợp của các cặp tinh trùng – trứng mà không phải là của bố mẹ. Việc lựa chọn tinh trùng - trứng là của các ông bố, bà mẹ muốn có con cái với nhiều sự chọn lựa khác nhau. Ở một số nơi, người ta có những ngân hàng tinh trùng – trứng đã được mua hay được hiến tặng để kinh doanh do ứng dụng vai trò của yếu tố bẩm sinh – di truyền. Việc lựa chọn tinh trùng – trứng từ những ngân hàng đó phải mất phí, họ có đầy đủ thông tin về người hiến tặng tinh trùng – trứng để làm chỉ tiêu cho việc xác định giá cả.

Hiện nay, khoa học công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, các nhà khoa học trên thế giới đã tìm ra được phương pháp can thiệp vào mã di truyền của hệ thống gen nhằm nâng cao kết quả chữa trị những bệnh hiểm nghèo của con người.  Song họ vô cùng lo ngại rằng, nếu các phương pháp can thiệp vào di truyền, sinh học nhằm mục đích chính trị thì sẽ vô cùng nguy hiểm, ngược lại với chủ nghĩa nhân văn thì hậu quả sẽ vê cùng ghê gớm.

Trong quá trình giáo dục thế hệ trẻ, chúng ta cần quan tâm đúng mức yếu tố di truyền – bẩm sinh, đó là những mầm mống, tư chất sinh học có vai trò tiền đề phát triển một số phẩm chất, năng lực của nhân cách. Tất nhiên, nếu chúng ta quá coi nhẹ hay tuyệt đối hóa thì cũng sẽ phạm phải sai lầm khi phân tích, so sánh, đánh giá vị trí, vai trò, tác động của môi trường, hoàn cảnh và của giáo dục đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách.

Thực tế đã cho thấy rằng, ở nước ta hiện nay vẫn còn khá khó khăn, sự phân hóa giàu nghèo theo các vùng miền còn lớn. Ở những vùng núi, có rất nhiều trẻ em, ngay từ nhỏ sinh ra đã có những tư chất, năng khiếu bẩm sinh về âm nhạc, hội họa, thể thao, toán học… nhưng do điều kiện, hoàn cảnh sống những đứa trẻ đó không có đủ điều kiện, cơ hội để phát huy tài năng của mình, do vậy những năng khiếu đó bị thui chột dần. Nếu những đứa trẻ đó được giáo dục từ sớm, được sống trong môi trường thuận lợi, chắc chắn các em sẽ phát huy được tài năng và trở thành những người tài giỏi. Do đó, Nhà nước cần phải có những biện pháp, tạo điều kiện tốt nhất cũng như phải quan tâm hơn đến các em nhỏ ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để giúp các em phát triển được năng khiếu của mình, để trở thành những công dân có ích cho gia đình và xã hội.

Có thể thấy rằng, nhân cách con người không tự nhiên sinh ra mà nó được hình thành và phát triển trong suốt cuộc đời của mỗi người trong đó các yếu tố giáo dục, hoạt động, giao tiếp giữ vai trò quyết định và tạo thành những con đường cơ bản nhất, còn yếu tố bẩm sinh đóng vai trò là tiền đề vật chất để hình thành nhân cách. Các yếu tố này phải được xây dựng  theo một hướng nhất định nhằm hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )