Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Đặt lịch hẹn
  • Đặt câu hỏi
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Tư vấn tâm lý
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan

Tư vấn pháp luật

Ưu nhược điểm của trách nhiệm vô hạn và trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh

Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Ưu nhược điểm của trách nhiệm vô hạn và trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh
  • 10/02/202110/02/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    10/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Ưu nhược điểm của trách nhiệm vô hạn và trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh. Chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn và chế độ trách nhiệm vô hạn có những lợi thế nhất định, tuy nhiên, bên cạnh cũng không ít rủi ro.

    Mục lục

    • 1 1. Khái niệm trách nhiệm vô hạn và trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh
      • 1.1 1.1. Trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh
      • 1.2 1.2. Trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh
    • 2 2. Ưu điểm và nhược điểm của trách nhiệm vô hạn và trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh
      • 2.1 2.1. Trách nhiệm vô hạn
      • 2.2 2.2. Trách nhiệm hữu hạn

    1. Khái niệm trách nhiệm vô hạn và trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh

    1.1. Trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh

    Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh được hiểu là một chế độ mà theo đó sẽ phải chịu trách nhiệm không giới hạn trong bất kì một phạm vi giá trị tài sản nào, chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ các nguồn tài sản của mình để đảm bảo cho các nghĩa vụ của doanh nghiệp hay được hiểu là doanh nghiệp nợ bao nhiêu thì chủ doanh nghiệp phải trả bấy nhiêu cho đến khi thanh toán được hết các khoản nợ.

    Loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn hiện nay bao gồm có doanh nghiệp tư nhân và các thành viên góp vốn của các công ty hợp danh.

    Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân X do ông Nguyễn Văn A là chủ sở hữu được thành lập và hoạt động với số vốn điều lệ là 2.000.000.000 đồng. Tuy nhiên, sau khi doanh nghiệp đi vào hoạt động thì làm ăn thua lỗ dẫn tới công nợ đến tháng 12/2019 là 10.000.000.000 đồng và buộc doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục phá sản. Khi đó doanh nghiệp tư nhân X sẽ phải thanh toán hết tất cả các khoản công nợ và chịu trách nhiệm về mặt tài chính, thanh toán các nghĩa vụ về thuế, nghĩa vụ với người lao động theo quy định. Tuy nhiên với số vốn điều lệ nêu trên thì doanh nghiệp không đủ khả năng chi trả và lúc này ông A là chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ phải sử dụng các tài sản thuộc quyền sở hữu cá nhân của mình để thanh toán cho các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp.

    1.2. Trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh

    Chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh được hiểu là chế độ mà các chủ thể trong kinh doanh bao gồm cả chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ, các nghĩa vụ tài chính, tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi phần  giá trị vốn góp của mình.

    Chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn thường gặp ở những loại hình như doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

    Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn Y do 03 người là anh A, anh B và chị C đứng ra thành lập, góp vốn với tỷ lệ vốn góp lần lượt là 03 tỷ đồng, 02 tỷ đồng và 01 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ là 50%; 33,33% và 16,67%. Giả thiết đặt ra trong quá trình Công ty trách nhiệm hữu hạn Y hoạt động, làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản và số nợ trong quá trình kinh doanh cần phải thanh toán là 10 tỷ đồng. Lúc này, các cá nhân chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ tương ứng với phần vốn đã góp, còn lại 04 tỷ đồng bị thiếu thì cả 03 người không ai phải chịu trách nhiệm thêm từ nguồn tài sản cá nhân của mình.

    2. Ưu điểm và nhược điểm của trách nhiệm vô hạn và trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh

    2.1. Trách nhiệm vô hạn

    * Ưu điểm của trách nhiệm vô hạn:

    – Đây là loại trách nhiệm mà theo đó chủ sở hữu có khả năng huy động nguồn vốn vay lớn hơn số vốn đầu tư vào kinh doanh. 

    – Tạo được sự tin tưởng cho các đối tác, khách hàng và giúp cho các doanh nghiệp ít phải chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác theo chế độ trách nhiệm hữu hạn. Điều này rất tốt bởi doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh đóng vai trò khá quan trọng trong các hoạt động kinh tế đối ngoại thời “mở cửa”, đặc biệt là trong các lĩnh vực thu hút nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam.

    – Đối với người cho vay sẽ có khả năng thu hồi vượt quá giá trị tài sản còn lại đầu tư vào kinh doanh của chủ sở hữu vì chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng cả tài sản của bản thân không đầu tư vào kinh doanh.

    Xem thêm: Doanh nghiệp tư nhân là gì? Ưu và nhược điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân?

    – Chủ sở hữu doanh nghiệp có thể hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đem đến sự thống nhất mang tính tuyệt đối, tránh được tình trạng phân hóa ý chí, chia bè phái trong nội bộ doanh nghiệp vì sự khác nhau giữa quyền và lợi ích của mỗi bên chủ sở hữu.

    – Đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân theo chế độ trách nhiệm vô hạn thì việc quản lý và điều hành doanh nghiệp thường đơn giản hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác theo chế độ trách nhiệm hữu hạn vì việc quản lý và điều hành doanh nghiệp tư nhân do một mình chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân đảm nhận mà không chịu sự can thiệp, chi phối từ bất kỳ ai. Loại hình doanh nghiệp tư nhân không có số lượng cổ đông, người góp vốn lớn như các loại hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, ở đó có những cổ đông không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ đông đối kháng nhau về mặt lợi ích.

    – Việc thành lập doanh nghiệp tư nhân cũng rất dễ dàng về mặt thủ tục, điều kiện thành lập vì không chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật so với loại hình doanh nghiệp khác.

    * Nhược điểm của trách nhiệm vô hạn:

    Ngoài những ưu điểm nhất định thì những doanh nghiệp theo chế độ trách nhiệm vô hạn cũng có những nhược điểm nhất định mà các cá nhân cần phải cân nhắc, cụ thể như vậy:

    – Mức độ rủi ro đối với chủ sở hữu doanh nghiệp cao vì chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của bản thân chứ không chỉ chịu trách nhiệm tương ứng với giới hạn số vốn mà chủ thể kinh doanh đã đầu tư vào doanh nghiệp.

    – Đối với người cho vay thì khó có khả năng kiểm soát, xác định nguồn, giá trị tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp bảo đảm cho khoản tiền vay. 

    – Rủi ro đối với chủ doanh nghiệp tư nhân là họ phải đứng ra đại diện cho doanh nghiệp tư nhân trong tất cả các giao dịch của doanh nghiệp vì doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Có thể là chịu trách nhiệm tất cả các món nợ giữa các chủ nợ với doanh nghiệp, có thể là nguyên đơn, bị đơn trước Tòa án trong các tranh chấp và vụ kiện liên quan đến doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của doanh nghiệp mà còn phải chịu trách nhiệm trong các giao dịch khác mà doanh nghiệp tham gia. Vì vậy vai trò của người chủ doanh nghiệp tư nhân trong việc lãnh đạo, điều hành cũng như đại diện cho doanh nghiệp của mình là vô cùng quan trọng và có không ít khó khăn, rủi ro.

    Xem thêm: Loại hình doanh nghiệp tư nhân: Cách thức tổ chức, ưu và nhược điểm

    – Mức độ rủi ro của các loại hình doanh nghiệp mà chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn là rất lớn, có thể dẫn đến phá sản, đồng thời nếu không thanh toán đủ số nợ thì chủ doanh nghiệp có khả năng bị truy cứu trách nhiệm trước pháp luật. Do đó loại hình này không khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư trực tiếp vào kinh doanh nhất là các lĩnh vực mạo hiểm, có tính rủi ro cao.

    2.2. Trách nhiệm hữu hạn

    * Ưu điểm của trách nhiệm hữu hạn:

    uu-nhuoc-diem-cua-trach-nhiem-vo-han-va-trach-nhiem-huu-han-trong-kinh-doanh%285%29

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    – Đối với chủ sở hữu:

    + Mức độ rủi ro đối với chủ sở hữu doanh nghiệp thấp. Nếu theo chế độ trách nhiệm này sẽ tạo ra sự phân tán rủi ro, từ người góp vốn đầu tư trực tiếp vào kinh doanh sang các chủ nợ, tạo thuận lợi trong việc huy động nguồn vốn góp từ các tổ chức, cá nhân khác nhau đầu tư trực tiếp vào kinh doanh. + Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm vì rủi ro thấp từ đó giúp cho nền kinh tế cân đối.

    + Bản thân chủ sở hữu doanh nghiệp trong một số trường hợp sẽ không phải một mình chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các hành vi pháp lý của doanh nghiệp mà có thể những chủ sở hữu khác cũng phải chịu trách nhiệm cùng.

    – Đối với người cho vay: dễ dàng trong việc xác định, kiểm soát tài sản đảm bảo tiền vay.

    Xem thêm: Xác lập giao dịch giữa hai công ty nhưng cùng một chủ sở hữu

    * Nhược điểm của trách nhiệm hữu hạn:

    Tương tự như chế độ trách nhiệm vô hạn, chế độ trách nhiệm hữu hạn cũng tồn tại những nhược điểm nhất định. Khi bước vào kinh doanh cần phải nắm rõ cả những yếu tố tích cực và cả tiêu cực, cụ thể như sau:

    – Đối với chủ sở hữu:

    + Hạn chế trong việc huy động nguồn vốn vay để bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Vì nếu muốn huy động thì phải bằng việc góp vốn của các chủ sở hữu hoặc các cổ đông, việc huy động vốn được thực hiện theo một quy trình, quy định chặt chẽ của pháp luật. 

    + Chủ sở hữu doanh nghiệp không thể hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì phải chịu sự chi phối bởi các thành viên góp vốn khác theo quy định của công ty và theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Điều này dẫn tới hệ quả là hoạt động quản lý, điều hành thiếu sự thống nhất mang tính tuyệt đối,  xảy ra tình trạng phân hóa ý chí, chia bè phái trong nội bộ doanh nghiệp vì sự khác nhau giữa quyền và lợi ích của mỗi bên chủ sở hữu.

    – Đối vơi người cho vay: Khó có khả năng đòi các khoản nợ nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Vì chủ sở hữu hoặc mỗi thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm với đúng số vốn góp của mình vào doanh nghiệp và không bao gồm tài sản cá nhân. Vì thế, nếu số nợ vượt quá số vốn điều lệ thì người cho vay sẽ rất khó lấy được tài sản. Đây chính là nhược điểm lớn nhất của chế độ này.

    – Việc thành lập doanh nghiệp khá phức tạp về mặt thủ tục, hồ sơ, điều kiện thành lập vì chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật so với loại hình doanh nghiệp theo chế độ trách nhiệm vô hạn.

    Như vậy đối với các trách nhiệm vô hạn và trách nhiệm hữu hạn đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định của riêng từng loại trách nhiệm, các cá nhân có thể cân nhắc để lựa chọn áp dụng loại hình doanh nghiệp cho phù hợp.

    Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Ban Biên tập – Công ty Luật Dương Gia về ưu nhược điểm của trách nhiệm vô hạn và trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh, nếu có vướng mắc vui lòng liên hệ để được hỗ trợ.

    Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc điều hành

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 09 năm

    Tổng số bài viết: 3.792 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

    - Điều kiện tiến hành họp hội đồng thành viên bất thường
    - Doanh nghiệp tư nhân góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn
    - Chuyển nhượng phần vốn góp để đi định cư tại nước ngoài
    - Ưu nhược điểm khi đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân
    - Rủi ro khi góp 100% vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn
    - Có phải sang tên khi cho thuê doanh nghiệp tư nhân?
    Xem thêm
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Doanh nghiệp tư nhân

    Trách nhiệm hữu hạn

    Trách nhiệm vô hạn

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết cùng chủ đề

    Doanh nghiệp tư nhân là gì? Quy định mới nhất về loại hình doanh nghiệp tư nhân?

    Doanh nghiệp tư nhân (Private enterprise) là gì? Doanh nghiệp tư nhân tiếng Anh là gì? Quy định mới nhất về loại hình doanh nghiệp tư nhân? Ưu và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân? Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định mới nhất năm 2021?

    Thuế môn bài là gì? Các bậc thuế môn bài và thời hạn nộp thuế môn bài?

    Thuế môn bài là gì? Các đối tượng phải nộp thuế môn bài? Các bậc thuế môn bài? Địa điểm kê khai và thời hạn nộp thuế môn bài? Thời gian kê khai và thuế môn bài năm 2021? Các cách thức nộp thuế môn bài theo quy định mới nhất năm 2021?

    Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân và quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân

    Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân là quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân có đúng không?

    Chủ doanh nghiệp tư nhân có được làm giám đốc công ty khác không?

    Chủ doanh nghiệp tư nhân có được làm giám đốc công ty khác không? Phương án giải quyết nếu các thành viên không biểu quyết?

    Trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

    Trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Quy định về kê biên tài sản.

    Chủ doanh nghiệp tư nhân có được mở công ty trách nhiệm hữu hạn không?

    Chủ doanh nghiệp tư nhân có được mở công ty trách nhiệm hữu hạn không? Chủ của doanh nghiệp tư nhân có được phép đứng tên thành lập một công ty TNHH khác không?

    Doanh nghiệp tư nhân là gì? Ưu và nhược điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân?

    Doanh nghiệp tư nhân là gì? Ưu và nhược điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân? Chế độ chịu trách nhiệm tài sản trong kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân? Quy định mới nhất về loại hình doanh nghiệp tư nhân?

    Sự khác biệt giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân

    Hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân là hai loại hình kinh tế đơn giản trong các loại hình kinh tế. Phân biệt, phân tích sự khác biệt giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân?

    Chủ doanh nghiệp tư nhân là gì? Quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân gồm những gì?

    Quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân gồm những gì? Quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020.

    Xem thêm

    Bài viết mới nhất

    Bản chất là gì? Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng?

    Khái niệm bản chất là gì? Khái niệm hiện tượng là gì? Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng? Ý nghĩa phương pháp luận? Bản chất và hiện tượng cũng có sự mâu thuẫn?

    Chế độ tổng thống là gì? Các thông tin hữu ích cần biết về chế độ tổng thống?

    Chế độ tổng thống (Presidential regime) là gì? Chế độ tổng thống tiếng Anh là gì? Các thông tin hữu ích cần biết về chế độ tổng thống? Các thành tố chính trị của chế độ tổng thống? Những điểm hấp dẫn và hàm ý của chế độ tổng thống?

    Chế độ sở hữu toàn dân là gì? Phân tích chế độ sở hữu toàn dân về đất đai?

    Chế độ sở hữu toàn dân (All-people ownership regime) là gì? Chế độ sở hữu toàn dân tiếng Anh là gì? Phân tích chế độ sở hữu toàn dân về đất đai?

    Bệnh binh là gì? Bệnh binh và thương binh khác nhau như thế nào?

    Khái niệm bệnh binh (Sick soldier) là gì? Bệnh binh tiếng Anh là gì? Bệnh binh và thương binh khác nhau như thế nào?

    Chế độ quân chủ là gì? Chế độ quân chủ lập hiến và quân chủ chuyên chế?

    Khái niệm chế độ quân chủ (Monarchy) là gì? Chế độ quân chủ tiếng Anh là gì? Một số nội dung về chế độ quân chủ? Chế độ quân chủ lập hiến và quân chủ chuyên chế?

    Phân biệt tạm giữ giấy phép lái xe và tước giấy phép lái xe

    Phân biệt tạm giữ giấy phép lái xe và tước giấy phép lái xe. Các trường hợp bị tước giấy phép lái xe và tạm giữ bằng lái xe. Về thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe và tước giấy phép lái xe và mức xử phạt hành chính đi kèm.

    Thay đổi hộ khẩu thường trú có cần cấp lại giấy tờ xe, biển số xe không?

    Thay đổi hộ khẩu thường trú có cần cấp lại giấy tờ xe, biển số xe không? Thủ tục cấp đổi giấy tờ xe, biển số xe khi thay đổi địa chỉ thường trú. Quy định về mức phạt khi chuyển hộ khẩu không đổi đăng ký xe, biển số xe.

    Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH, công ty cổ phần

    Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH, công ty cổ phần. Quy định của pháp luật hiện hành về tạm ngừng kinh doanh. Quy định về thủ tục tạm ngừng kinh doanh đối với Công ty Cổ phần, Quy định về thủ tục tạm ngừng kinh doanh đối với Công ty TNHH.

    Hướng dẫn thủ tục cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất qua mạng

    Hướng dẫn thủ tục cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất qua mạng. Quy định về thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế theo thủ tục thông thường. Về vấn đề khám chữa bệnh trong thời gian chờ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế.

    Phòng ngừa, xử lý và khắc phục sự cố an toàn sinh học

    Phòng ngừa, xử lý và khắc phục sự cố an toàn sinh học. Quy định về cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học.

    Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông? Mức phạt khi nộp phạt chậm?

    Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông? Mức phạt khi nộp phạt chậm? Quy định về hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt theo quy định. Quy định về hậu quả pháp lý khi nộp phạt muộn vi phạm hành chính.

    Các trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng thương mại quốc tế

    Các trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng thương mại quốc tế? Miễn trách nhiệm trong trường hợp vi phạm hợp đồng là việc không buộc bên có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm hợp đồng.

    Môi giới chứng khoán là gì? Hoạt động môi giới chứng khoán được hiểu như thế nào?

    Hoạt động môi giới chứng khoán được hiểu như thế nào? Khái niệm, đặc điểm của hoạt động môi giới chứng khoán theo quy định

    Thủ tục cắt giảm trừ gia cảnh, cắt giảm người phụ thuộc đã đăng ký

    Thủ tục cắt giảm trừ gia cảnh, cắt giảm người phụ thuộc đã đăng ký. Các trường hợp cắt giảm người phụ thuộc. Hồ sơ cắt giảm người phụ thuộc. Trình tự cắt giảm người phụ thuộc.

    Thế nào là “Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán”?

    Quy định của pháp luật Việt Nam về doanh nghiệp. Các bài viết pháp lý, các quan điểm pháp lý, các đánh giá pháp lý của luật sư hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực doanh nghiệp.

    Mất quốc tịch là gì? Quy định về các trường hợp đương nhiên mất quốc tịch

    Đương nhiên mất quốc tịch là gì? Xin thôi quốc tịch là gì? Bị tước quốc tịch là gì? Đi du học thì có bị mất quốc tịch Việt Nam không? Nhập quốc tịch nước ngoài có bị mất quốc tịch Việt Nam không?

    Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng theo Luật Thương mại

    Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng do Luật Thương Mại quy định và các chế tài phạt vi phạm.

    Không nộp phạt hoặc nộp phạt muộn vi phạm giao thông có sao không?

    Không nộp phạt hoặc nộp phạt muộn vi phạm giao thông có sao không? Quy định về thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm giao thông. Quy định về hậu quả pháp lý khi không nộp phạt, nộp phạt muộn vi phạm hành chính.

    Thế nào là đi ngược chiều? Mức xử phạt là bao nhiêu khi đi ngược chiều?

    Thế nào là đi ngược chiều? Mức xử phạt là bao nhiêu khi đi ngược chiều? Quy định về biển báo cấm đi ngược chiều. Mức xử phạt khi điều khiển phương tiện với lỗi ngược chiều. Trách nhiệm khi điều khiển phương tiện giao thông đi ngược chiều gây ra tai nạn giao thông.

    Tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng khi xử phạt vi phạm về giao thông

    Tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng khi xử phạt vi phạm về giao thông. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành. Quy định về tình tiết giả nhẹ và tình tiết tăng nặng theo quy định.

    Xem thêm

    Tìm kiếm tin tức
    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    tu-van-phap-luat-truc-tuyen-mien-phi-qua-tong-dai-dien-thoai Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín
    Tư vấn soạn thảo hợp đồng, giải quyết các tranh chấp hợp đồng

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    Tin liên quan
    Tin liên quan
    Doanh nghiệp tư nhân là gì? Quy định mới nhất về loại hình doanh nghiệp tư nhân?
    05/02/2021
    doanh-nghiep-tu-nhan-la-gi-nhung-quy-dinh-moi-nhat-ve-doanh-nghiep-tu-nhan
    Thuế môn bài là gì? Các bậc thuế môn bài và thời hạn nộp thuế môn bài?
    05/02/2021
    Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân và quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân
    10/02/2021
    Chủ doanh nghiệp tư nhân có được làm giám đốc công ty khác không?
    10/02/2021
    Trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
    10/02/2021
    Chủ doanh nghiệp tư nhân có được mở công ty trách nhiệm hữu hạn không?
    10/02/2021
    Doanh nghiệp tư nhân là gì? Ưu và nhược điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân?
    16/02/2021
    Sự khác biệt giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân
    10/02/2021
    Chủ doanh nghiệp tư nhân là gì? Quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân gồm những gì?
    30/01/2021
    Ưu nhược điểm của trách nhiệm vô hạn và trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh
    10/02/2021