Tỷ lệ lợi ích là gì? Cách tính và ý nghĩa của tỷ lệ lợi ích?

Tỷ lệ lợi ích là gì? Tỉ lệ lợi ích-chi phí trong tiếng Anh là Benefit-cost ratio, viết tắt là BCR. Cách tính và ý nghĩa của tỷ lệ lợi ích?

Như chúng ta đã biết hiện nay với các tỉ lệ lợi ich là một yếu tố rất quan trọng để chúng ta hiểu rõ được về chi phí tương đối và dự án được đề xuất cụ thể nào đó. Với một doanh nghiệp thì tỉ lệ lợi ích của công ty cho biết chỉ số lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được.

1. Tỷ lệ lợi ích là gì?

Chắc hẳn trong lĩnh vục kinh tế chúng ta đã rất quen thuộc khi nói về tỉ lệ lợi ích B/C, B/C có ưu điểm nổi bật là cho biết hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra. Nhưng nó cũng có hạn chế là phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu lựa chọn để tính toán. Hơn nữa đây là chỉ tiêu đánh giá tương đối nên dễ dẫn đến sai lầm khi lựa chọn các dự án loại bỏ nhau, có thể bỏ qua dự án có NPV lớn (vì thông thường phương án có NPV lớn thì có B/C nhỏ). Theo đó nên khi sử dụng chỉ tiêu B/C phải kết hợp với chỉ tiêu NPV và các chỉ tiêu khác nữa. Mặt khác B/C lớn hay nhỏ còn tuỳ thuộc vào quan niệm về lợi ích và chi phí của người đánh giá. Cho nên khi sử dụng chỉ tiêu B/C để lựa chọn dự án phải biết rõ quan niệm của người đánh giá về lợi ích và chi phí tài chính.

Tỉ lệ lợi ích-chi phí trong tiếng Anh là Benefit-cost ratio, viết tắt là BCR.

Đối với một doanh nghiệp khi hoạt động thì tỉ lệ lợi ích-chi phí (BCR) là tỉ lệ được sử dụng trong phân tích lợi ích chi phí để tóm tắt mối quan hệ tổng thể giữa chi phí tương đối và lợi ích của một dự án được đề xuất. BCR có thể được thể hiện dưới dạng đơn vị tiền tệ hoặc định tính. Theo đó nên nếu một dự án có BCR lớn hơn 1.0, dự án dự kiến sẽ mang lại giá trị hiện tại ròng dương cho một công ty và các nhà đầu tư của nó.

Ngoài ra có thể căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định 05 nguyên tắc xác định quyền kiểm soát, tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát nắm giữ trong công ty con

1. Quyền kiểm soát được thiết lập khi công ty mẹ nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con khác trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con trừ những trường hợp đặc biệt khi có thể chứng minh được rằng việc nắm giữ nói trên không gắn liền với quyền kiểm soát.

2. Lợi ích công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát nắm giữ tại công ty con bao gồm lợi ích trực tiếp và gián tiếp có được thông qua công ty con khác. Việc xác định lợi ích của các bên được căn cứ vào tỷ lệ vốn góp (trực tiếp và gián tiếp) tương ứng của từng bên trong công ty con, trừ khi có thoả thuận khác. Trường hợp có sự khác biệt giữa tỷ lệ vốn góp theo giấy đăng ký kinh doanh và tỷ lệ vốn thực góp thì tỷ lệ lợi ích được xác định theo điều lệ doanh nghiệp hoặc theo sự thống nhất giữa các bên.

3. Khi có quyền biểu quyết tiềm năng hoặc các công cụ tài chính phái sinh khác có quyền biểu quyết tiềm năng, lợi ích của công ty mẹ chỉ được xác định trên cơ sở phần vốn góp nắm giữ (trực tiếp và gián tiếp) trong công ty con tại thời điểm hiện tại, không tính đến việc thực hiện hoặc chuyển đổi quyền biểu quyết tiềm năng, ngoại trừ có thoả thuận khác với cổ đông không kiểm soát.

4. Nếu công ty con có cổ phiếu ưu đãi cổ tức lũy kế chưa thanh toán bị nắm giữ bởi các đối tượng bên ngoài tập đoàn, công ty mẹ chỉ được xác định phần kết quả lãi, lỗ của mình sau khi đã điều chỉnh cho số cổ tức ưu đãi của công ty con phải trả cho dù cổ tức đã được công bố hay chưa.

5. Xác định quyền kiểm soát và tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ, cổ đông không kiểm soát trong một số trường hợp..."

Như vậy dựa vào quy định trên ta thấy đối với các định tỷ lệ lợi ích trực tiếp: Công ty mẹ có lợi ích trực tiếp trong công ty con nếu công ty mẹ sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản thuần của công ty con. Trường hợp mà công ty con không bị sở hữu toàn bộ bởi công ty mẹ thì các cổ đông không kiểm soát của công ty con cũng có lợi ích trực tiếp trong công ty con. Như vậy nên với lợi ích trực tiếp được xác định trên cơ sở tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư trong giá trị tài sản thuần của bên nhận đầu tư.

Bên cạnh đó thì vấn đề chúng ta cần phải xác định tỷ lệ lợi ích gián tiếp cụ thể đối với công ty mẹ nắm giữ lợi ích gián tiếp trong một công ty con nếu một phần tài sản thuần của công ty con này được nắm giữ trực tiếp bởi một công ty con khác trong tập đoàn. Tỷ lệ lợi ích gián tiếp của công ty mẹ ở công ty con được xác định thông qua tỷ lệ lợi ích của công ty con đầu tư trực tiếp.

Ví dụ: Công ty A sở hữu 80% giá trị tài sản thuần của công ty B và 15% giá trị tài sản thuần của công ty C. Công ty B sở hữu 60% giá trị tài sản thuần của công ty C. Trường hợp này công ty A kiểm soát công ty C. Tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ A trong các công ty con B và C được xác định như sau:

B

C

Công ty mẹ A

Lợi ích trực tiếp

80%

15%

Lợi ích gián tiếp

48%

Cổ đông không kiểm soát

-

Lợi ích trực tiếp

20%

25%

Lợi ích gián tiếp

12%

100%

100%

Tỷ lệ lợi ích trực tiếp của công ty A trong công ty B là 80% và công ty C là 15%. Tỷ lệ lợi ích gián tiếp của công ty mẹ A trong công ty C là 48% (80% x 60%). Vậy tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ A trong công ty C là 63% (15% + 48%);

Tỷ lệ lợi ích trực tiếp của các cổ đông không kiểm soát trong Công ty B và C lần lượt là 20% (100% - 80%) và 25% (100% - 60% - 15%);

Tỷ lệ lợi ích gián tiếp của các cổ đông không kiểm soát trong công ty C là 12% {(100% - 80%) x 60%}.

Qua ví dụ

2. Cách tính và ý nghĩa của tỷ lệ lợi ích:

Tỉ lệ lợi ích-chi phí (BCR) thường được sử dụng nhất trong ngân sách vốn để phân tích giá trị tổng thể của số tiền đầu tư thực hiện một dự án mới. Tuy nhiên, phân tích lợi ích và chi phí cho các dự án lớn thường khó đưa ra kết quả chính xác, bởi vì có rất nhiều giả định và sự không chắc chắn khó định lượng. Đây là lí do tại sao thường có nhiều tỉ lệ BCR tiềm năng cho một dự án.

BCR cũng không cung cấp bất kì câu trả lời nào cho câu hỏi giá trị kinh tế sẽ được tạo ra là bao nhiêu, và vì vậy BCR thường được sử dụng để phác thảo ý tưởng sơ bộ về khả năng tồn tại của dự án và tỉ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) vượt quá tỉ lệ chiết khấu. Đó là chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty (WACC), tức chi phí cơ hội của số vốn đó.

BCR được tính bằng cách chia tổng lợi ích tiền mặt được đề xuất của dự án cho tổng chi phí tiền mặt được đề xuất của dự án.

Nếu dự án có BCR lớn hơn 1.0, dự án dự kiến sẽ cung cấp giá trị hiện tại ròng (NPV) dương và sẽ có tỉ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) cao hơn tỉ lệ chiết khấu được sử dụng trong các tính toán DCF. Điều này cho thấy rằng NPV của dòng tiền từ dự án lớn hơn NPV của chi phí và dự án nên được xem xét.

Nếu BCR bằng 1, tỉ lệ này cho thấy NPV của lợi nhuận dự kiến bằng với chi phí. Nếu BCR của dự án nhỏ hơn 1.0, chi phí của dự án sẽ cao hơn lợi ích và do đó không nên thực hiện dự án.

Ví dụ về cách sử dụng BCR

Ví dụ, giả sử công ty ABC muốn đánh giá lợi nhuận của một dự án liên quan đến việc cải tạo một tòa nhà chung cư trong năm tới. Công ty quyết định cho thuê thiết bị cần thiết cho dự án với giá 50.000 USD thay vì mua nó. Tỉ lệ lạm phát là 2% và việc cải tạo dự kiến sẽ tăng lợi nhuận hàng năm của công ty thêm 100.000 USD trong 3 năm tới.

NPV của tổng chi phí cho thuê không cần phải chiết khấu, vì chi phí ban đầu là 50.000 USD được trả trước. NPV của các lợi ích dự kiến là:

[100.000/(1+ 0,02)1] + [100.000/(1+0,02)2] + [100.000/(1+0,02)3]= 288.388 USD

Do đó, BCR được tính như sau:

BCR = 288.388/50.000 = 5,77

Trong ví dụ này, công ty có BCR là 5,77, điều này cho thấy lợi ích ước tính của dự án lớn hơn đáng kể so với chi phí của nó.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )