Tuổi thọ kinh tế là gì? Tài chính và tuổi thọ kinh tế, tuổi thọ khấu hao

Tuổi thọ kinh tế là gì? Tài chính và tuổi thọ kinh tế, tuổi thọ khấu hao? Quy định về đối tượng trích khấu hao đối với tài sản cố định?

Khi chúng ta có một loai tài sản nào đó chúng ta thường sẽ rất quan tâm tới tuổi thọ kinh tế của nó, tức là giá trị sử dụng của nó trong thời gian tung bình sẽ là bao lâu, việc chúng ta xác định tuổi thọ kinh tế đóng vai trò rất quan trọng, chung ta cần biết rõ về loại tuổi thọ kinh tế để có thể dễ dàng đánh giá chính xác về tài sản đó.

Cơ sở pháp lý:  Thông tư Số: 45/2013/TT-BTC hướng dẫn quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định

1. Tuổi thọ kinh tế là gì?

Tuổi thọ kinh tế trong tiếng Anh là Economic Life.

Chắc hẳn chúng ta không còm xa lạ với thuật ngữ về tuổi thọ kinh tế đây được hiểu là khoảng thời gian trung bình dự kiến mà một tài sản vẫn hữu ích đối với chủ sở hữu. Khi một tài sản không còn hữu ích cho chủ sở hữu thì được cho là đã kết thúc tuổi thọ kinh tế của nó. Tuổi thọ kinh tế của một tài sản có thể khác với tuổi thọ vật lí thực tế của nó, việc xác định tuổi thọ kinh tế sẽ rất hữu ích đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Như vậy nên một tài sản có thể vẫn trong điều kiện vật lí tối ưu nhưng có thể không hữu ích về mặt kinh tế. Ví dụ, các sản phẩm công nghệ thường trở nên lỗi thời khi công nghệ đó trở nên lỗi thời. Nhận thấy được sự lỗi thời của điện thoại nắp gập xảy ra do sự ra đời của điện thoại thông minh chứ không phải vì chúng hết tiện ích. Ước tính tuổi thọ kinh tế của một tài sản rất quan trọng đối với các doanh nghiệp để họ có thể xác định khi nào nên đầu tư vào thiết bị mới, phân bổ ngân sách phù hợp để mua thay thế một khi tài sản cũ đã hết hữu ích.

2. Tài chính và tuổi thọ kinh tế, tuổi thọ khấu hao:

Các xem xét tài chính liên quan đến tuổi thọ kinh tế của một tài sản bao gồm chi phí tại thời điểm mua, thời gian tài sản có thể được sử dụng trong sản xuất, thời gian cần thay thế và chi phí bảo trì hoặc thay thế. Những thay đổi trong tiêu chuẩn hoặc qui định của ngành cũng có thể được tính vào.Các qui định mới có thể khiến thiết bị hiện tại bị lỗi thời. Hay, nâng cao các tiêu chuẩn ngành cần thiết cho một tài sản vượt quá các thông số kĩ thuật của tài sản hiện có của doanh nghiệp cũng khiến tài sản đó bị lỗi lời. Hơn nữa, tuổi thọ kinh tế trên một tài sản có thể được gắn với tuổi thọ hữu ích của một tài sản khác. Trong trường hợp hai tài sản riêng biệt được yêu cầu để hoàn thành một công việc, việc mất một tài sản có thể khiến tài sản thứ hai trở nên vô dụng cho đến khi tài sản đầu tiên được sửa chữa hoặc thay thế.

Tuổi thọ kinh tế và khấu hao: 

Khấu hao đề cập đến tốc độ mà một tài sản hư hỏng đi theo thời gian. Về mặt công nghệ, khấu hao cũng có thể bao gồm nguy cơ lỗi thời. Nếu chỉ dựa trên mặt lí thuyết ta thấy các doanh nghiệp nhận ra chi phí khấu hao theo một lịch trình gần bằng tốc độ mà tuổi thọ kinh tế được sử dụng hết. Điều này không phải lúc nào cũng đúng cho mục đích thuế. Tuy nhiên, vì chủ sở hữu có thể có thông tin đặc biệt về tài sản cụ thể. Tuổi thọ kinh tế được sử dụng trong các tính toán nội bộ có thể khác biệt đáng kể với tuổi thọ khấu hao cần thiết cho các mục đích thuế. Nhiều doanh nghiệp đánh giá chi phí khấu hao khác nhau dựa trên mục tiêu quản lí. Ví dụ, một doanh nghiệp có thể muốn nhận ra chi phí càng nhanh càng tốt để giảm thiểu các khoản nợ thuế hiện tại và có thể thực hiện việc này bằng cách chọn lịch trình khấu hao nhanh.

3. Quy định về đối tượng trích khấu hao đối với tài sản cố định:

Căn cứ dựa theo quy định tại điều 9. Nguyên tắc trích khấu hao Tài sản cố định Thông tư Số: 45/2013/TT-BTC hướng dẫn quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định quy định cụ thể như sau:

" 1. Tất cả Tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những Tài sản cố định sau đây:

-  Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tài sản cố định khấu hao chưa hết bị mất.

- Tài sản cố định khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ Tài sản cố định thuê tài chính).

- Tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

- Tài sản cố định sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các tài sản cố định Đ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).

- Tài sản cố định từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

- Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp."

Như vậy qua quy định này ta thấy khấu hao tài sản cố định là khoản khấu hao được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng tài sản đó. Hay cũng có thể hiểu theo cách khác thì khấu hao tài sản cố định là có liên quan đến việc hao mòn tài sản, đó là sự giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng do được sử dụng hay tham gia vào quá trình sản xuất có thể là do hao mòn từ tác động của tự nhiên hoặc do tiến bộ khoa học công nghệ.

Như vậy ta thấy khi một doanh nghiệp muốn xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định mới và đã qua sử dụng khác so với khung thời gian trích khấu hao quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC thì phải tuân thủ những quy định của pháp luật. Doanh nghiệp phải lập phương án thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định trên cơ sở giải trình rõ các nội dung

Theo đó thì doanh nghiệp có thể áp dụng một trong ba phương pháp trích khấu hao là đường thẳng và với số dư giảm dần có điều chỉnh và Số lượng, khối lượng sản phẩm phù hợp nhất với điều kiện sử dụng từng loại phương pháp khấu hao.

Không nhưng vậy ta thấy khấu hao tài sản cố định một cách hợp lý có ý nghĩa khá quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp cả về mặt tài chính và quản lý với ý nghĩa của khấu hao tài sản cố định như sau:

+ Là biện pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp bảo toàn tối ưu vốn cố định;

+ Thu hồi được đầy đủ số vốn cố định khi tài sản đó hết thời gian sử dụng;

+ Giúp xác định giá thành sản phẩm và đánh giá hiệu quả tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

+ Là cơ sở quan trọng phục vụ cho việc tính toán trong các hoạt động đầu tư và tái sản xuất;

Lưu ý về xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định hữu hình cụ thể được ap dụng với những tài sản cố định chưa qua sử dụng để xác định thời gian trích khấu hao bạn phải căn cứ vào khung thời gian trích khâu hao tài sản theo quy định của pháp luật.

Những tài sản cố định đã qua sử dụng thời gian sẽ được tính = Giá trị hợp lý của tài sản cố định / giá trị còn lại của tài sản cố định hoặc giá trị x Thời gian trích khấu Giá bán của tài sản cố định cùng hao của tài sản cố định mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1.

Cần phải thực hiện đúng việc trích khấu hao tài sản cố định và đương nhiên cần phải tuân thủ đúng khung thời gian khấu hao tài sản cố định bên trên. Nếu không trích khấu hao đúng khung thời gian bên trên, chi phí khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp sẽ không được tính là chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.

Theo đó ta thấy đây là tất cả những vấn đề cơ bản về việc trích khấu hao tài sản cố định mà chủ doanh nghiệp nên nắm. Nhưu vậy theo đó chúng ta có thể bám sát việc trích khấu hao tài sản cố định tại doanh nghiệp và bên cạnh đó để tránh việc chi phí khấu hao tài sản cố định không được công nhận là chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )