Một cơ sở kinh doanh thuê bên B gia công thì sản phẩm này mang nhãn hiệu của Bên A có được không? Tư vấn về hợp đồng gia công.
Một cơ sở kinh doanh thuê bên B gia công thì sản phẩm này mang nhãn hiệu của Bên A có được không? Tư vấn về hợp đồng gia công.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có nhu cầu tư vấn vấn đề cụ thể như sau: Tôi là muốn thành lập một cơ sở kinh doanh (Bên A). Đơn vị tôi có thiết kế, có quy trình sản xuất, có nguồn nguyên liệu để sản xuất một loại sản phẩm và chịu trách nhiệm tiêu thụ và bảo hành sản phẩm. Tôi muốn đặt gia công sản xuất sản phẩm đó tại một cơ sở sản xuất (có mặt bằng nhà xưởng, trang thiết bị, nhân lực) (gọi là bên B). Sản phẩm này mang nhãn hiệu của Bên A và sản xuất theo thiết kế và quy trình bên A. Tuy nhiên sản phẩm trước khi đưa ra tiêu thụ thì phải làm thủ tục chứng nhận chất lượng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền . Bên A có được coi là cơ sở sản xuất ra sản phẩm, bên B được coi là xưởng sản xuất của bên A không? Trường hợp Bên A không được coi là cơ sở sản xuất ra sản phẩm thì gọi là gì? Kính mong Luật sư Luật Dương Gia có thể tư vấn và trả lời giúp.Xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Luật thương mại 2005 thì:
Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.
* Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công
1. Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thoả thuận.
2. Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Bán, tiêu huỷ, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.
5. Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.
*Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công
1. Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá.
2. Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác.
3. Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo uỷ quyền của bên đặt gia công.
4. Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công theo quy định của pháp luật về thuế.
5. Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hoá trong trường hợp hàng hoá gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo quy định này thì về bản chất, bên đặt gia công thuê trả thù lao cho bên nhận gia công nên bên đặt gia công nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công. Theo đó, việc gia công này theo đúng nghĩa là chỉ thuê gia công dựa trên dây chuyển, chất lượng và nguyên liệu của bên đặt. Như vậy, sản phẩm khi đưa ra sẽ mang tên gọi của bên đặt công( bên A) và bên đó sẽ chịu trách nhiệm trong toàn bộ chất lượng sản phẩm.
Việc tên gọi của bên nhận gia công Bên B thì không được coi là xưởng sản xuất của bên A, bởi lẽ nếu là xưởng sản xuất thì phải đứng tên dưới danh nghĩa Bên A phải phải bổ sung là địa điểm kinh doanh hoặc chi nhánh.
Như vậy, việc Bên A và Bên B trong nội dung bạn trình bày như trên là hai cơ sở có tư cách pháp lý độc lập, không bên nào phụ thuôc bên nào, việc ghi tên gọi vào sản phẩm sản xuất ra thì phụ thuộc sự thỏa thuận giữa các bên.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Đặc điểm hợp đồng gia công trong thương mại
– Hình thức của hợp đồng gia công thương mại
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn đấu thầu trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật về thuế trực tuyến miễn phí
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật doanh nghiệp của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp tại văn phòng, tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!