Tư tưởng vô vi trong Đạo Phật và tư tưởng vô vi của Lão tử

Tư tưởng vô vi trong Đạo Phật và tư tưởng vô vi của Lão tử. Phân biệt tư tưởng vô vi trong Đạo Phật và tư tưởng vô vi của Lão tử.

Tư tưởng vô vi là tư tưởng quen thuộc, được nhắc đến và sử dụng nhiều trong thực tiễn đời sống. Từ xa xưa, tư tưởng vô vi là tư tưởng mang tính chất bao quát, định hướng hoạt động sống cho người dân và xã hội. Dưới đây là bài phân tích về tư tưởng vô vi trong Đạo Phật và tư tưởng vô vi của Lão tử. 

Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568

1. Tư tưởng vô vi của Lão Tử:

1.2. Tư tưởng vô vi đối với vấn đề quốc trị:

Tư tưởng vô vi đối với vấn đề quốc trị, Lão Tử quan niệm rằng người lãnh đạo quốc gia phải áp dụng sách lược vô vi để trở về (phản phục) với đạo hay cái gốc tự nhiên ban đầu thì mới có thể an bang tế thế. Ông cho rằng với đường lối vô vi trong quốc trị là lo cho dân no ấm, mạnh khỏe và dạy cho dân sống tự nhiên hợp với môi trường chung quanh, không suy nghĩ hay thèm thuồng mỹ vật. Tức, theo quan niệm của ông, một khi dân được ấm no, không bệnh tật và không ham chuộng của quý vật lạ cũng như không có nhu cầu khoe tài hay ganh đua để được lãnh tụ yêu mến thì dân đã thấm nhuần tinh thần vô vi. Nội dung chính của tư tưởng vô vi đối với quốc trị, là Vua (người quản lý đời sống người dân) phải chăm sóc cho đời sống người dân, không được áp bức, bóc lột; không được đặt ra luật lệ và đợi dân làm sai rồi hành hạ, giam cầm, xử trảm. 

Theo quan điểm tư tưởng vô vi của Lão Tử, lãnh tụ quốc gia có nhiệm vụ chỉ bảo nhân dân hướng thiện theo đạo chứ không thể đem cái chết ra hăm dọa nhân dân. Thương dân thì phải lo cho dân no ấm, tránh sưu thuế cao và không ép buộc dân phục dịch. Nếu kẻ ở trên sống xa xỉ, thâu sưu thuế cao mà còn bắt dân phục dịch thì nhân dân chỉ có thể chịu đựng đến một mức độ nào đó rồi trở nên loạn bởi vì họ không còn sợ chết nữa. “Thánh nhân vi phúc, bất vi mục” (Thánh nhân vì cái bụng mà không vì con mắt). Lãnh tụ quốc gia không nên đam mê cái bề ngoài xa xỉ mà ngược lại phải biết thương dân, lo cho dân no bụng và tránh những hành động ép dân vào cái thế khinh tử. Lãnh tụ quốc gia theo đạo sẽ hướng dẫn nhân dân noi theo gương của mình, dùng cái thanh liêm của mình để dạy dỗ dân bỏ đi lòng tham dục cũng như các hành động xấu. Khi làm được như vậy, đời sống nhân dân sẽ ổn định, bình yên.

1.2. Tư tưởng vô vi với tự nhiên:

Theo Lão Tử, thiên đạo là nguồn gốc của sự bắt đầu, là mẹ của sự sanh thành, là cái vô siêu việt, lại là cái hữu nội tại; Thiên đạo độc lập, không thay đổi và tồn tại khắp nơi. Theo lập trường của Lão Tử: Thiên đạo không phải là vạn vật nếu không các nhược điểm của vạn vật thiên đạo đều có. Thiên đạo không thể tách rời vạn vật nếu không thì không thể duy trì sự tồn tại của mọi vật trong mọi lúc mọi nơi. Từ quan điểm “Thiên đạo không phải là vạn vật” có thể nói thiên đạo là vô Từ quan điểm “ Thiên đạo không thể tách rời vạn vật” có thể nói thiên đạo là hữu. Vô là tách hữu hạn không phải là vạn vật, hữu là hữu cùng tồn tại với vạn vật; Hữu vô đều là “đạo”. Thực tế, con người vô vi, tự nhiên vô bất vi, thánh nhơn vô vi, bách tánh vô bất vi, thiên địa vô vi, trừ đi sai lầm của “ hành động tạo tác của con người”, thì sẽ trở về với sự tốt đẹp của tự nhiên, đây cũng là ý “ vô vi nhi bất vi của Lão Tử”. Bản chất của vô vi là vô bất vi, trong hạn định các khó khăn của nhơn sanh, cần có trí tuệ để nhìn nhận về tính mạng có thể phá trừ chấp trước và hóa giải hành vi tạo tác của con người. Tư tưởng của Lão Tử cho thấy tính mạng con người là tạm thời, tự nhiên mới là trường cửu , cơ thể con người có thể bị hủy hoại nhưng thiên đạo thì vĩnh hằng. Tư tưởng vô vi của Lão Tử với tự nhiên là quan niệm con người sống phụ thuộc, hài hòa với thiên nhiên. Giữa con người và thiên nhiên luôn đồng hành, bao quát và phối hợp chặt chẽ với nhau. Con người không thể tách rời với tự nhiên. 

Lão Tử cho rằng, trời đất muôn vật do Đạo mà sinh thành. Đạo là cái hỗn mang chưa phân, là cái nguyên thủy và là sự vận động hằng cửu mà ta không thể cảm, không thể biết. Đạo vô danh vô hình, là căn nguyên và cốt lõi của muôn vật. Muôn vật đều khởi đi từ Đạo, đi theo Đạo và quay về Đạo. Với đức, Lão Tử quan niệm rằng, đức là “mầm sống ngấm ngầm” trong vạn vật. Đạo thì sinh ra còn Đức thì nuôi nấng. Người sống có Đức là sống theo Đạo. Người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước tự nhiên. Đức là cứ theo tự nhiên mà sống, thuận theo thiên lý mà lưu hành. Còn trong cái Đạo của vũ trụ, thiên nhiên và những quy luật của chúng tập hợp thành cái trụ cốt, cái bản thể, còn đất trời và sinh linh. Tuy Đạo không thể hiểu, không thể bàn, không thể nói nhưng Lão Tử cho rằng loài người chỉ tự mình phục vụ mình tốt nhất bằng việc đi trên con đường Đạo. Để xoay xở trong tình cảnh nghịch lý đó thì có Đức. Sống có Đức tức là sống không phân biệt nhị nguyên, không khiên cưỡng, sống tự nhiên, vi vô vi — làm một cách tự nhiên — và đi đúng con đường vận hành của Đạo. Tự nhiên trong tư tưởng vô vi của Lão Tử là sống đúng với bản chất cốt lõi, tự nhiên của con người. Đó chính là sự lương thiện, đạo đức tốt đẹp vốn có của con người.

2. Tư tưởng vô vi của đạo Phật: 

Đạo phật là đạo có nguồn gốc từ lâu đời. Nó được xem là truyền thống, tín ngưỡng tư tưởng của người dân. Tư tưởng của đạo Phật mang tính truyền bá cao, tác động vào nhận thức, tư duy của người dân. Một trong số đó là tư tưởng vô vi.  Tư tưởng vô vi của đạo Phật là triết lý “tánh không của Bát Nhã”, tánh không này chẳng phải không làm gì cả mà là tánh không trung đạo duyên khởi, không để cho các vọng niệm sai lầm mê chấp của con người ảnh hưởng và tác động đến sự tồn tại của vạn sự vạn vật mà tiếp nhận sự tồn tại và không tồn tại của vạn vật theo các nhân duyên sanh khởi và hoại diệt của bản thân sự vật. Theo đạo phật, khi nhân duyên hòa hợp đủ thi các pháp sanh thì gọi là hữu. Nhưng thực tế, tánh chất của pháp được gọi là hữu đó là không thật, nó chịu sự chi phối của luật sanh – trụ- dị- diệt và biến đổi tùy theo nhân duyên. Khi các nhân duyên không đầy đủ thì không có sự xuất hiện của các pháp và cái không xuất hiện này không phải là “vô” là “không” trống rỗng mà không có tác dụng tạo tác của ý thức và cũng không có sự hòa hợp của các nhân duyên nên pháp không xuất hiện. Sự xuất hiện tồn tại của vạn vật trong mối tương quan của tánh không trung đạo duyên khởi này không phải là “vô” và “ không” mà là không có tánh chất cố định thật mà tùy theo nhân duyên mà sanh hay diệt. Cái bản chất duy trì huệ mạng của con người và vạn vật để vận hành và tồn tại theo quy luật “ vô của tánh không trung đạo duyên khởi” đó không phải là ý thức mà là trí tuệ của Như Lai Tạng. Mọi con người đều có sẵn trí tuệ này nhưng mạt na thức chấp trước sanh ra các thứ ngã chấp về thâm căn con người, trần cảnh của thế giới mà sanh ra vô số sanh vọng ảo tưởng. Khi con người nhận thức được bản chất vạn pháp là không thật có, là duyên khởi thì các thức điên đảo được chuyển thành trí tuệ sáng suốt và cứu cánh viên mãn của tầm nhìn về trí tuệ đó là Phật tánh, là Như Lai Tạng, là Niết Bàn

3. Phân biệt tư tưởng vô vi của Lão Tử và tư tưởng vô vi của đạo phật:

Tư tưởng vô vi của Lão Tử thực chất là hướng tới việc truyền giáo rằng, tư tưởng vô vi  vẫn ở trong cuộc đời dù không bon chen, tranh giành, nhưng khi có vẫn nhận hưởng. Trong khí đó, tư tưởng Phật Giáo bắt đầu từ chữ “Không” và có khuynh hướng xuất thế.

Phật – Lão – Nho là 3 triết thuyết lớn ảnh hưởng quan trọng tới đời sống tinh thần của người phương đông trong đó có người Việt chúng ta. Ngã Phật từ bi, Lão chủ vô vi, Nho dụng hữu vi mà độ, mà răn, mà tế thế. Chủ thể của Nho là người quân tử, đối tượng của Lão là các bậc đế vương, còn Phật gia chỉ mong độ chúng sanh đạt thành Phật đạo. Bàn về vô vi thì luận trong tư tưởng của Lão giáo và Phật giáo đều có đề cập. Thật sự có khác nhau về cơ bản trong tư tưởng vô vi của hai giáo, đó là sự chấp nhận “cái nguyên lý ban đầu” của Lão không giống “nhân duyên” của Phật còn hành xử vô vi thì giống nhau.

Có thể nói hai quan điểm về tâm của hai tư tưởng tương tự nhau, đó là điểm tương đồng. Lão Tử khuyên tri nhân giả trí, tự tri giả minh, nghĩa là biết người khác chỉ mới là trí, nhưng tự biết mình thì mới là sáng. Như vậy ông chú trọng đến việc tự chinh phục bản thân hơn là chinh phục kẻ khác. Nên bằng lòng với cái mình có, “tri túc chi túc hà thời túc, tri nhàn chi nhàn hà thời nhàn”, nghĩa là biết đủ thì đủ và lúc nào cũng đầy đủ cả, biết nhàn thì nhàn và lúc nào cũng nhàn cả. Một đặc tính căn bản của sách lược vô vi của Lão Tử là tiết kiệm. Thánh nhân không phí sức, phí công thi triển tài năng, mà ngược lại thì tằn tiện trong mọi trường hợp để bồi bổ, nuôi dưỡng ngay cả trong lúc phải thi thố tài năng. Sự sung mãn, dồi dào đến từ nỗ lực tiết kiệm lâu dài sẽ đem đến thắng lợi. 

Đạo Phật cũng khuyên người nên biết đủ với những gì mình đã có, không lãng phí mà biết giữ gìn phước về sau. Sự tạo phước rất khó khăn nên phải biết tích trữ phước, nếu không khi phước không còn thì ắt phải bị đọa lạc. Với những quan niệm và những diễn giải tổng hợp và biện chứng về tư tưởng vô vi, Lão giáo đã sản sinh ra một hệ thống triết học đặc biệt gắn một cách logic nhận thức luận với bản thể luận. Chính vì thế mà học thuyết về vô vi của Lão Tử đã được đồng nhất với giáo thuyết của đạo Phật.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )