Tự học là gì? Tinh thần tự học là gì? Các phương pháp tự học?

Tự học thể hiện một thái độ tự giác của học sinh, sinh viên trong quyền và trách nhiệm học tập. Trong đó, việc tự giác cần được xây dựng trên cơ sở muốn tìm tòi, khám phá để tăng vốn kiến thức hiểu biết cá nhân. Cùng tìm hiểu các phương pháp tự học được nhiều người sử dụng để mang đến hiệu quả học tập cao.

1. Tự học là gì?

Tự học là hình thức học tập quan trọng đối với con người. Thể hiện một cách thức học tập khác, chủ động hơn so với việc học tập trên lớp, học nhóm,…

Tự học thể hiện sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu. Con người xác định mảng học yếu, mảng muốn tìm hiểu sâu. Qua đó lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho bản thân mình. Cũng như mang đến các thế mạnh, các khía cạnh kiến thức riêng.

Tự học là việc chủ động tự mình tìm tòi nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức. Qua đó chúng ta tự có phương pháp, cách thức để tìm hiểu dạng bài, môn học. Cũng như tự luyện tập để có kỹ năng.

Hình thành thói quen tự học:

Tự học có thể hình thành từ việc tự bản thân nghiên cứu tìm hiểu mà không nhờ vả hay trông chờ vào bất cứ ai. Nó xuất phát từ nhu cầu tìm tòi, khám phá về các kiến thức thú vị mà chúng ta quan tâm.

Hoặc tự học còn có thể được hiểu là chúng ta dựa vào kiến thức được thầy cô giáo hoặc người đi trước cung cấp để dựa vào đó hình thành những bài học cho riêng mình. Khi đó, ta định hướng được cần học dạng bài này, nhằm các mục tiêu rõ rệt.

2. Tinh thần tự học là gì?

Tinh thần tự học là gì?

Là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân. Chính tinh thần mang đến quyết tâm, động lực và cơ sở để có thể hứng thú, say sưa với việc học.

Tự học cũng có nhiều hình thức:

+ Có khi là tự mày mò tìm hiểu.

+ Hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo.

Song dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất. Bởi dựa trên các nhu cầu, các nền tảng kiến thức và phương tiện, công cụ có được để tìm thêm, tiếp thu thêm các kiến thức bổ ích mới.

Tinh thần tự học là gì?

Tinh thần tự học là thái độ nghiêm túc, thể hiện các phẩm chất cũng như tính cách của con người. Kể đến như: chăm chỉ cần mẫn, rèn luyện bền bỉ, không ngại khó khăn, vất vả. Nhờ đó mà phá bỏ các rào cản, tiếp thu thêm được nhiều lĩnh vực kiến thức bổ ích. Bản thân khi chủ động tiếp thu và lĩnh hội tri thức không thụ động sẽ có được các giá trị tăng lên.

Tinh thần tự học là phương pháp học tập tốt giúp chúng ta tiến bộ trong học tập. Không ỉ lại, không phụ thuộc hay chỉ biết vừa lòng với lượng kiến thức nghe giảng một hai lần trên lớp. Chính việc tự học đã hệ thống hóa, giúp các kiến thức được sâu chuỗi và ghi nhớ lâu hơn.

Vai trò, lợi ích của tinh thần tự học:

– Tinh thần tự học giúp ta nắm bắt kiến thức sâu rộng và chủ động hơn. Rõ ràng giúp chúng ta tự xác định được mục đích, cách thức thực hiện, phương tiện điện tử hay sách vở.

– Tiếp thu và làm chủ kiến thức nhanh chóng. Tự hệ thống hóa kiến thức theo khả năng ghi nhớ, xâu chuối của mình. Từ đó có thể nhớ các kiến thức một cách logic.

– Củng cố và giúp nắm vững kiến thức đã học. Học trên lớp, học cùng bạn bè, tự học giúp kiến thức được tiếp thu nhiều lần.

– Giúp ta ghi nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

– Phát huy khả năng sáng tạo của bản thân. Tự có cho mình phương pháp học phù hợp, hiệu quả.

– Kết quả học tập được nâng cao. Cải thiện các khả năng và kiến thức chưa thể ghi nhớ ngay trên lớp.

– Bài học trở nên hứng thú, nhiệt tình và say mê hơn.

– Giúp học sinh năng động hơn trong học tập.

– Phát triển kĩ năng tìm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin.

– Xây dựng cho bản thân tính dẻo dai, bền bỉ và nghị lực vượt khó.

3. Các phương pháp tự học hiệu quả:

– Xác định mục tiêu rõ ràng.

Khi có mục tiêu tức có đích hướng tới thì việc tự học sẽ trở nên dễ dàng và phù hợp với bản thân mình hơn. Phải xác định mục tiêu về dạng bài, về môn học, về điểm số,… Các bài thi đánh giá cũng như phản ánh tốt nhất khả năng của chúng ta. Ngoài ra còn cần học các kiến thức khoa học, về tự nhiên,..

Việc tự học giúp bản thân học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích. Chúng ta biết được nhiều thông tin thú vị trong các lĩnh vực khác nhau. Tự tăng vốn hiển biết cho bản thân mình chứ không vì một ai khác.

Khám phá ra điểm mạnh và sở thích của bản thân. Như thích tìm hiểu, khám phá sâu hơn ở những lĩnh vực, môn học hay khía cạnh nào. Qua đó để có thể lựa chọn học sao cho hiệu quả nhất và phù hợp nhất. Cũng như cân bằng các môn còn lại trong yêu cầu học tập.

– Có kế hoạch cụ thể, nhất quán thực hiện theo.

Việc thực hiện tự học không phải ngày một ngày hai. Các kiến thức được tích góp dần dần để trở thành một kho báu khổng lồ. Do đó mà giống như việc mài đá thành dao cần có sự kiên trì nhẫn nại theo đến cùng để tạo thành thói quen. Đặc biệt là phải tập cho mình sự hứng thú, yêu thích đối với các lĩnh vực cụ thể. Khi đó chúng ta có thể đạt được những kết quả cao hơn.

Từ đó mới giúp việc tự học có ý nghĩa, có kết quả tốt.

Cần tạo lập cho bản thân thói quen với việc tự học. Tạo lập thời gian, không gian để chúng ta có thể tiếp thu kết học quả việc tự học một cách tốt nhất. Chính là việc phân bố, sắp xếp thời gian, lựa chọn phương thức học hiệu quả. Hiểu rõ hơn về tự học, sẽ giúp bạn đi xa hơn trên con đường tự học.

Luôn đầu tư và đổi mới trong phương pháp học.

Cùng một cách học nhưng có rất nhiều cách thức cũng như phương pháp học khác nhau. Mỗi người lại tự thấy môi trường, phương pháp tự học hiệu quả cho bản thân mình. Hãy tìm cho mình một hướng đi phù hợp và khiến bản thân hứng thú nhất.

Bên cạnh đó khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập thì luôn cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Cũng như mở rộng vùng khám phá, kiến thức muốn hiểu biết. Ngoài các kiến thức sách vở, cần khám phá thêm các kiến thức hiệu quả, hữu ích từ bên ngoài cuộc sống.

Việc tự học ngoài tự bản thân mày mò tìm hiểu có thể nhờ tư vấn của người có chuyên môn, có kinh nghiệp. Như có thể nhờ sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo, bạn bè hoặc những người am hiểu về vấn đề để giúp đỡ.

4. Ý nghĩa của tự học:

Từ xưa đến nay các bậc anh tài đã cho thấy việc tự học có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tri thức của con người. Chính ý chí quyết tâm, sự tự giác mang đến nhiều đóng góp cho hiệu quả tự học.

– Chủ động tiếp cận, lĩnh hội kiến thức:

Tự học giúp con người có thể hiểu biết, lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện. Từ đó mà các kiến thức được tích lại nhiều theo thời gian, theo kinh nghiệm sống và đóng góp trong công việc, sinh hoạt. Giúp ta hứng thú với các vấn đề trong sách vở, trong cuộc sống.

Con người được tự làm chủ, quyết định vấn đề mà bản thân thích và nghiên cứu chúng. Tự có định hướng và đam mê với việc theo đuổi, nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể.

Tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân, biến ước mơ thành hiện thực. Chúng ta không thể nhờ người khác để có được sự may mắn, sự nâng đỡ trong tất cả công việc. Mà bản thân mỗi người phải tự chinh phục ước mơ, khát vòn của bản thân. Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống.

– Ghi nhớ kiến thức lâu hơn, có hệ thống hơn:

Tự học giúp con người ghi nhớ một cách lâu hơn do có sự chuẩn bị tìm tòi các kiến thức ấy. Họ chủ động tìm hiểu, ghi nhớ kiến thức. Cũng như qua kiến thức mới mà họ thấy được sự logic, ràng buộc với kiến thức đã biết.

Tự học còn giúp việc vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn vào cuộc sống để làm những việc có ích và thiết thực. Từ đó giúp chúng ta có năng lực, có kinh nghiệm tốt hơn.

– Tự có cách học tập hiệu quả cho riêng mình:

Tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Chính chúng ta biết được mục tiêu, lý tưởng hay các nhu cầu của mình. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân. Phải tự trau dồi và tạo ra phiên bản tốt hơn của chính mình. Một người tự học hỏi không ngừng vươn lên và có sáng kiến với một chủ thể chỉ thụ động, không có ý kiến chắc chắn sẽ khác nhau.

– Các ý nghĩa khác đối với xã hội, đóng góp xây dựng đất nước:

Ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới thì hình thức tự học được đề cao. Ở môi trường đại học, giảng viên chỉ là người định hướng, hướng dẫn. Chính các sinh viên phải thể hiện tinh thần, khả năng tự học của mình.

Tự học là hình thức học hiện đại cần thiết để xây dựng sự chủ động, hội nhập. Kiến thức dựa trên sự chủ động nghiên cứu của sinh viên người học chứ không phụ thuộc vào thầy cô.

Nói như vậy không có nghĩa việc tự học thay thế cách học truyền thống mà con người cần tự học có hướng dẫn; bổ sung kết hợp để đạt được kết quả tuyệt vời. Đặc biệt trong thời đại 4.0 ngày nay càng chứng minh là hiệu quả, tiện lợi và nhanh chóng, nhờ vào sự phát triển của internet. Do đó mà chúng ta có nhiều cách thức tiếp cận tri thức hơn. Cũng như dễ dàng thực hiện các nhu cầu tự học mọi lúc, mọi nơi.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )