Các trường hợp truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn. Hình thức xử lý vi phạm.
Các trường hợp truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn. Hình thức xử lý vi phạm.
Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là một vấn đề quan trọng trong xã hội hiện nay, là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng của con người, việc bảo đảm an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, thể hiện nếp sống văn minh.
Quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không an toàn là một trong những nội dung quan trọng trong bảo đảm an toàn thực phẩm, được quy định cụ thể tại Luật An toàn thực phẩm năm 2010
Về truy xuất nguồn gốc thực phẩm
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là việc truy tìm quá trình hình thành và lưu thông thực phẩm.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm không an toàn là trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
– Việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn được thực hiện trong các trường hợp sau:
+ Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
+ Khi phát hiện thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh không bảo đảm an toàn.
– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn phải tiến hành:
Xem thêm: Xử phạt về hành vi bán hàng hóa thức ăn chăn nuôi hết hạn
+ Xác định, thông báo lô sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn;
+ Yêu cầu các đại lý kinh doanh thực phẩm báo cáo số lượng sản phẩm của lô sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn, tồn kho thực tế và đang lưu thông trên thị trường;
+ Tổng hợp, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kế hoạch thu hồi và biện pháp xử lý.
Về Thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn
– Việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn được quy định tại Điều 55 Luật An toàn thực phẩm 2010, thực hiện trong các trường hợp sau:
+ Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường;
+ Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
+ Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới chưa được phép lưu hành;
Xem thêm: Thủ tục thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ y tế
+ Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh;
+ Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định;
+ Thực phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nước khác hoặc tổ chức quốc tế thông báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.
– Các hình thức thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn
+ Thu hồi tự nguyện: là hình thức thu hồi do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự thực hiện;
+ Thu hồi bắt buộc: là hình thức thu hồi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Về xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn: Sau khi thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn, thực phẩn có thể bị xử lý theo các hình thức sau:
+ Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn;
Xem thêm: Phương thức xử lý sản phẩm sau thu hồi và thủ tục phê duyệt phương thức xử lý
+ Chuyển mục đích sử dụng;
+ Tái xuất;
+ Tiêu hủy.
Đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn bị thu hồi, xử lý thì trong thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phải công bố về sản phẩm thu hồi, xử lý, đồng thời, phải chịu trách nhiệm thu hồi, xử lý thực phẩm và chịu mọi chi phí cho việc thu hồi, xử lý đó, nếu không, sẽ bị cưỡng chế theo quy định pháp
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm:
+ Căn cứ vào mức độ vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn, quyết định việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn, thời hạn hoàn thành việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
Xem thêm: Cách thức xử lý sản phẩm sau khi thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn
+ Kiểm tra việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn;
+ Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo thẩm quyền do pháp luật quy định;
+ Trong trường hợp thực phẩm có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng hoặc các trường hợp khẩn cấp khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp tổ chức thu hồi, xử lý thực phẩm và yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn thanh toán chi phí cho việc thu hồi, xử lý thực phẩm.
Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể việc thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm liên tỉnh
– Kinh doanh hải sản có phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm?
– Hình thức xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: lienhe@luatduonggia.vn.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí
– Tư vấn luật hành chính trực tuyến miễn phí
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại