Hầu hết lao động nước ngoài khi vào Việt Nam làm việc đều cần phải có Giấy phép lao động. Nếu không có giấy tờ này, người lao động nước ngoài sẽ không đủ điều kiện để làm việc. Vậy trường hợp nào thì Giấy phép lao động sẽ bị thu hồi?
Mục lục bài viết
1. Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam:
Giấy phép lao động hay giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được hiểu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp cho người lao động nước ngoài có nhu cầu công tác, làm việc tại Việt Nam và là người lao động có hưởng lương theo quy định của pháp luật khi họ có đủ những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Giấy phép lao động có nội dung cơ bản sau đây:
– Ảnh chụp chân dung (nền trắng), mặt chính diện, không được đeo kính màu hoặc đội mũ;
– Họ và tên, giới tính, số hộ chiếu, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu;
– Tên và địa chỉ của tổ chức nơi làm việc, vị trí làm việc.
– Chức danh công việc;
– Thời hạn làm việc: ghi rõ ngày tháng năm bắt đầu làm việc đến ngày tháng năm nghỉ việc;
– Tình trạng giấy phép: cấp lại, cấp mới, số lần cấp lại,…
Theo quy định của pháp luật người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì mới được coi là làm việc hợp pháp và người lao động này mới có thể được bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình trong các mối quan hệ lao động theo quy đinh của pháp luật. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam nhằm thực hiện các mục đích sau:
– Thực hiện việc di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
– Thực hiện
– Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
– Chào bán dịch vụ;
– Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Nhà quản lý, chuyên gia, lao động kỹ thuật, giám đốc điều hành;
– Tham gia thực hiện các dự án, gói thầu tại Việt Nam;
– Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng thì Người sử dụng người lao động nước ngoài, bao gồm các chủ thể sau đây:
– Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
– Nhà thầu tham thực hiện hợp đồng, nhà thầu tham gia dự thầu;
– Văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập;
– Các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp;
– Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy đăng ký theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Các cơ sở giáo dục, tổ chức sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
– Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong
– Tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
– Các cá nhân, hộ kinh doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
– Cơ quan, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành cho phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; Các tổ chức quốc tế, văn phòng của dự án nước ngoài tại Việt Nam;
2. Trường hợp nào người nước ngoài bị thu hồi giấy phép lao động?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP các trường hợp bị thu hồi giấy phép lao động bao gồm các trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 156 của
i) Chấm dứt
ii) Giấy phép lao động hết thời hạn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP về thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm:
– Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết;
– Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam;
– Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;
– Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;
– Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức;
– Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
– Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;
– Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam;
– Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài, ngoại trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
iii) Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
iv) Người lao động làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
v) Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động chấm dứt hoặc hết thời hạn.
vi) Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
vii) Doanh nghiệp, đối tác, tổ chức phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
Trường hợp 2: Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới trật tự, an ninh, an toàn xã hội.
Trường hợp 3: Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
3. Trình tự thủ tục thu hồi giấy phép lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 152/2020/NĐ-CP về trình tự thủ tục thu hồi giấy phép lao động thì tùy từng trường hợp mà thủ tục thu hồi Giấy phép lao động sẽ được thực hiện như sau:
- Đối với trường hợp 1 nêu tại mục 2 nêu trên thì quý bạn đọc cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Người sử dụng lao động thu hồi Giấy phép lao động của lao động nước ngoài.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Quý bạn đọc cần chuẩn bị 01 hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
1) Giấy phép lao động của người nước ngoài.
2) Văn bản, trong đó nêu rõ lý do thu hồi, đối với các trường hợp thuộc diện thu hồi Giấy phép lao động.
– Nơi nộp hồ sơ: Sau đó, quý bạn đọc tiến hành nộp hồ sơ cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan đã cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.
– Thời hạn nộp: trong vòng 15 ngày kể từ ngày Giấy phép lao động hết hiệu lực theo các lý do (i), (ii), (iii), (iv), (v), (vi), (vii) nêu tại trường hợp 1 của mục 2 nêu trên.
Bước 3: Nhận kết quả, văn bản xác nhận đã thu hồi Giấy phép lao động từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Thời gian giải quyết: Kể từ ngày nhận được Giấy phép lao động đã thu hồi, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận đã thu hồi Giấy phép lao động gửi người sử dụng lao động trong thời hạn là 05 ngày làm việc.
- Đối với trường hợp 2, 3 nêu tại mục 2 nêu tại mục 2 nêu trên thì quý bạn đọc cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đã cấp Giấy phép lao động tiến hành việc ra quyết định thu hồi và thông báo cho người sử dụng lao động.
Bước 2: Sau khi nhận được quyết định thu hồi và thông báo từ phía Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đã cấp Giấy phép lao động thì Người sử dụng lao động thu hồi Giấy phép lao động của lao động nước ngoài theo quy định.
Bước 3: Sau đó, Người sử dụng lao động nộp lại Giấy phép lao động cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đã cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.
Thời hạn thực hiện: Trong vòng 03 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép lao động.
Bước 4: Người sử dụng lao động tiến hành việc nhận văn bản xác nhận đã thu hồi Giấy phép lao động.
Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nhận được Giấy phép lao động đã thu hồi.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: