Xâm phạm kiểu dáng công nghiệp và hình thức xử lý. Sử dụng sản phẩm sử dụng lại những vỏ chai nước ngọt có vi phạm kiểu dáng công nghiệp?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật Dương Gia, Em có câu hỏi muốn nhờ anh (chị) giải đáp giúp ạ. Cơ sở Hoàng Thịnh chuyên sản xuất và cung cấp ra thị trường sản phẩm sữa đậu nành cao cấp đóng chai. Cơ sở này đã thu mua và sử dụng lại những vỏ chai nước ngọt của công ty TRIBECO đã được đăng ký
1.Nếu bạn là luât sư của công ty TRIBECO bạn hay nêu căn cứ và lập luận để chứng minh Hoàng Thịnh đã xâm phạm kiểu dáng công nghiệp.
2. Nếu ban là luật sư cua Hoàng Thịnh hãy đưa ra căn cứ và lập luận để chứng minh Hoàng Thịnh không xâm pham kiểu dáng công nghiêp.
Em xin chân thành cảm ơn. Mong sẽ nhận lại được câu trả lời của anh chị ạ!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Theo như nội dung bạn đưa ra, đứng ở hai góc độ khác nhau để xem xét bên nào đúng bên nào sai và đưa ra căn cứ để chứng minh lập luận đó. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2009 quy định về kiểu dáng công nghiệp như sau:
Xem thêm: Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam
Thứ nhất: Nếu bạn là luât sư của công ty TRIBECO bạn hay nêu căn cứ và lập luận để chứng minh Hoàng Thịnh đã xâm phạm kiểu dáng công nghiệp.
Theo quy định tại Điều 124 Luật sở hữu trí tuệ 2005
“…2. Sử dụng kiểu dáng công nghiệp là việc thực hiện các hành vi sau đây:
a) Sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ;
b) Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm quy định tại điểm a khoản này;
c) Nhập khẩu sản phẩm quy định tại điểm a khoản này.”
Theo quy định tại Nghị định 103/2006/NĐ-CP:
“Điều 21. Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
1. Hành vi lưu thông sản phẩm quy định tại điểm d khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 5 và điểm b khoản 7 Điều 124 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm cả hành vi bán, trưng bày để bán, vận chuyển sản phẩm.
2. Sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp quy định tạiđiểm b khoản 2 Điều 125 của Luật Sở hữu trí tuệ được hiểu là sản phẩm do chính chủ sở hữu, người được chuyển giao quyền sử dụng, kể cả chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc, người có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp đã đưa ra thị trường trong nước hoặc nước ngoài.”
Nếu những vỏ chai nước ngọt của công ty TRIBECO đã được đăng ký kiểu dáng công nghiệp và bên cơ sở Hoàng Thịnh đang sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không có thỏa thuận chuyển nhượng gì giữa hai bên thì cơ sở Hoàng Thinh đã xâm phạm quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp.
Theo quy định Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN:
“Điều 12. Hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp
Khi xác định hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp phải tuân theo quy định tại các điều 5 và 10 Nghị định 105/2006/NĐ-CP sửa đổi và một số hướng dẫn sau:
1. Sản phẩm/phần sản phẩm bị xem xét được coi là bản sao của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu sản phẩm/phần sản phẩm đó có tập hợp các đặc điểm tạo dáng (hình dáng) bên ngoài chứa tất cả các đặc điểm tạo dáng cơ bản và không cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
2. Sản phẩm/phần sản phẩm bị xem xét về bản chất được coi là bản sao của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu sản phẩm/phần sản phẩm đó có tập hợp các đặc điểm tạo dáng bên ngoài chứa tất cả các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ được.
3. Trường hợp tổng thể các đặc điểm tạo dáng bên ngoài của một sản phẩm/phần sản phẩm bị coi là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của tập hợp các đặc điểm tạo dáng bên ngoài của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm thuộc kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ thì cũng bị coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đó.
4. Đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ được hiểu là đặc điểm tạo dáng dễ dàng nhận biết, ghi nhớ, được dùng để phân biệt tổng thể kiểu dáng công nghiệp này với kiểu dáng công nghiệp khác. Tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản có thể là hình khối, đường nét, tương quan giữa các đặc điểm hình khối và/hoặc đường nét, các đặc điểm màu sắc được xác định trên cơ sở bộ ảnh chụp/bản vẽ kèm theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.”
Theo đó mức phạt về hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp được quy định tạo Nghị định số 99/2013/NĐ-CP.
>>> Luật sư
Xem thêm: Kiểu dáng công nghiệp là gì? Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?
Thứ hai: Nếu ban là luật sư của Hoàng Thịnh hãy đưa ra căn cứ và lập luận để chứng minh Hoàng Thịnh không xâm pham kiểu dáng công nghiêp.
Nếu bên Hoàng Thịnh chứng minh mình không phải xâm phạm quyền sở hữu thì cơ sở này phải chứng minh.
+ Những vỏ chai nước ngọt của công ty TRIBECO đang được sử dụng tại cơ sở không có các đặc điểm tạo dáng (hình dáng) bên ngoài chứa tất cả các đặc điểm tạo dáng cơ bản và không cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
+ Những vỏ trai này có rất nhiều kiểu dáng, và kiểu dáng mà bên TRIBECO không phải là độc quyền.
Bắt buộc bên cơ sở Hoàng Thịnh phải đảm bảo được những căn cứ nêu trên thì mới xác định được không vi phạm kiểu dáng công nghiệp.