Trường hợp đương sự chết trong quá trình xét xử tại tòa phúc thẩm. Thủ tục này được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự.
Trong quá trình xét xử tại tòa phúc thẩm, trường hợp đương sự chết có thể xảy ra trước hoặc trong quá trình xét xử. Trường hợp đương sự chết trước quá trình xét xử được hiểu là việc đương sự chết theo căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 92 xảy ra tại cấp sơ thẩm nhưng lên cấp phúc mới phát hiện. Trường hợp đương sự chết trong quá trình xét xử được hiểu là việc đương sự chết theo căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 92 xảy ra tại cấp sơ thẩm. Việc xác định đương sự chết hay trong quá trình xét xử nhằm áp dụng đúng thủ tục áp dụng vì trường hợp đương sự chết trước quá trình xét xử sẽ theo quy định tại điều 278 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011, còn nếu đương sự chết trong quá trình xét xử sẽ áp dụng theo quy định tai điều 260 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011. Việc đương sự chết trong quá trình xét xử tại tòa phúc thẩm được chia làm 2 trường hợp.
Thứ nhất, trường hợp đương sự chết mà chưa có, không có người kế thừa.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011, tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm trong trường hợp sau:
“a) Trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này…”
Tại Điều 278 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì “Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án nếu trong quá trình giải quyết tại Tòa án cấp sơ thẩm, vụ án thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 192 của Bộ luật này”. Như vậy, nếu như đương sự chết trong quá trình giải quyết tại tòa án cấp sơ thẩm mà sang đến cấp phúc thẩm thì về thủ tục tòa án cấp phúc thẩm phải hủy bản án sơ thẩm và ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ hai, trường hợp đương sự chết mà có người kế thừa.
Nếu có căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án như ở cấp sơ thẩm thì tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm. Các quy định về căn cứ tạm đình chỉ, hậu quả của việc tạm đình chỉ và tiếp tục giải quyết vụ án sau khi có quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm được thực hiện theo các quy định tương ứng về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm được quy định tại các điều 189, 190, 191 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011.
Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật dân sự của chúng tôi:
– Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
– Dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến qua email trả phí
Trân trọng cám ơn!