Xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt là gì? Trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt?
Các khoản thuế là nghĩa vụ bắt buộc của các cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ nộp thuế, đối với các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì trong một số trường hợp nhất định, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt do các đối tượng này không có khả năng chi trả. Vậy quy định về trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được quy định như thế nào.
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Nghị quyết 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước do Quốc hội ban hành;
– Thông tư 69/2020/TT-BTC quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ theo Nghị quyết 94/2019/QH14 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt là gì?
1. Xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt là gì?
– Thuế tồn tại từ thời xa xưa đến nay dưới nhiều hình thức như tô thuế, địa tô bằng thóc gạo, vải vóc, muối hay các sản phẩm khác, đến thời nay thuế được nộp bằng tiền và được pháp luật quy định cụ thể. Có nhiều khái niệm về thuế tuy nhiên nhìn chung thì thuế được hiểu là một khoản thu có tính bắt buộc mà nhà nước dùng quyền lực của mình để yêu cầu các cá nhân, tổ chức thực hiện việc nộp các khoản thu này theo quy định. Về các loại thuế và mức thuế được quy định cụ thể và áp dụng theo quy định của pháp luật.
Với khái niệm thuế được nêu trên thì mục đích của thuế cũng đã được thể hiện qua khái niệm, thuế được đặt ra nhằm mục đích ổn định kinh tế xã hội trong quá trình phát triển kinh tế. Thuế đồng thời là một nguồn thu của chính phủ để hỗ trợ các khoản chi của đất nước. Nói chung thuế nhằm mục đích để phát triển kinh tế xã hội.
Xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt là một khái niệm rộng bao gồm nhiều lựa chọn khác nhau, mỗi lựa chọn được thiết kế để tạo hòa bình tốt nhất có thể giữa những người nộp thuế bị tụt lại phía sau. Cứu trợ thường có hình thức là một kế hoạch thanh toán hoặc một khoản thanh toán nợ, còn được gọi là một đề nghị thỏa hiệp. Phương án nào phù hợp với người nợ thuế phụ thuộc vào tình trạng tài chính tổng thể của họ.
Ai có thể cần được giảm nợ thuế? Những người nộp thuế bị tụt hậu và thiếu nguồn lực để trả nợ thông qua các khoản vay cá nhân, cho vay mua nhà, thẻ tín dụng, các khoản đầu tư, v.v. Những người nộp thuế đang bị truy thu thuế đã thu hút sự chú ý của những người đòi nợ tư nhân. Những người đóng thuế có khoản nợ “quá hạn nghiêm trọng”. IRS cung cấp các chương trình dành cho những người đóng thuế quá hạn đang cố gắng làm cho mình bình thường. Người nộp thuế có thể tự khởi xướng bất kỳ chương trình nào. Tuy nhiên, đối với những người không muốn đi một mình, ngành quyết toán thuế đã xuất hiện để giúp người tiêu dùng điều hướng các quy tắc của cơ quan. Trong khi hầu hết các dịch vụ quyết toán thuế đều chào mời danh sách các cựu đại lý IRS và các chuyên gia thuế khác sẵn sàng sử dụng chuyên môn của họ để cắt giảm số tiền bạn nợ, thực tế lại khác. Các công ty quyết toán thuế có xu hướng tập trung chủ yếu bởi các đại diện dịch vụ khách hàng có mức lương thấp với số lượng chuyên môn mỏng.
Như vậy, việc xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt là việc cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét các trường hợp được xóa tiền nợ thuế và các khoản tiền chậm nộp, tiền phạt đối với người nộp thuế theo quy định.
Xem thêm: Quy trình, thủ tục thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính
2. Trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt:
Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước do Quốc hội ban hành thì việc khoanh nợ tiền thuế kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đối với các đối tượng sau đây:
– Người nộp thuế là người đã chết: khi người có nghĩa vụ nộp thuế đang trong quá trình nộp thuế và người này chết trong quá trình này, khiến khoản thuế này không có người chi trả.
Người bị Tòa án tuyên bố là đã chết sau khi đã đủ thời hạn điều kiện theo quy định của pháp luật thì sau khi Tòa án tuyên bố là đã chết thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tuyên bố khoanh nợ tiền thuế.
Đối với người mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự đã được tòa án tuyên bố mất tích sau khi đáp ứng thời hạn biệt tích hai năm hoặc đã có giám định mất năng lực hành vi dân sự và Tòa án đã tuyên bố người này mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng chi trả tiền nợ thuế thì sẽ thực hiện việc khoanh nợ thuế.
– Người nộp thuế có quyết định giải thể gửi cơ quan quản lý thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh để làm thủ tục giải thể: người nộp thuế khi không còn khả năng kinh doanh thì sẽ đi đến quyết định giải thể, sau khi có quyết định giải thể thì người nộp thuế sẽ được khoanh nợ thuế.
Hoặc trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh đã thông báo người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nhưng người nộp thuế chưa hoàn thành thủ tục giải thể thì cũng sẽ được cơ quan có thẩm quyền tiến hành khoanh nợ thuế.
– Trường hợp người nộp thuế phá sản:
Người nộp thuế đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì sẽ được khoanh nợ thuế theo quy định. Hoặc người nộp thuế đã bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan theo quy định của pháp luật về chủ thể nộp đơn phá sản tiến hành nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản thì sẽ được khoanh nợ thuế.
Xem thêm: Có thể xin nộp phạt hành chính trước ngày hẹn không?
– Người nộp thuế có trụ sở tại địa phương và đăng ký hoạt động với cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành hoạt động ở địa phương này, khi người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra, cụ thể cơ quan quản lý thuế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người nộp thuế có trụ sở hoặc địa chỉ liên lạc để kiểm tra, xác minh thông tin người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh, địa chỉ liên lạc đã đăng ký với cơ quan quản lý thuế thì sau khi đã xác nhận được vấn đề này, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành khoanh nợ thuế theo quy định của pháp luật.
– Trong quá trình hoạt động của mình, nếu người nộp thuế vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến việc thu hồi giấy chứng nhận thì người nộp thuế có thể bị cơ quan quản lý thuế có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận. Trong trường hợp người nộp thuế đã nhận được thông báo thu hồi hoặc đã bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã đối với hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với hộ gia đình, giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép hành nghề theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế thì tại thời điểm nhận được thông báo hoặc sau khi có quyết định thu hồi thì sẽ tiến hành khoanh nợ.
Như vậy, qua các phân tích ở trên ta có thể thấy, xóa nợ tiền thuế là việc cơ quan có thẩm quyền về thuế tiến hành xóa nợ đối với những người có nghĩa vụ nộp thuế nhưng lại rơi vào các trường hợp không thể trả nợ thuế, các trường hợp này thông thường là chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự…dẫn đến người có nghĩa vụ nộp thuế không còn có thể trả khoản nghĩa vụ này và bắt buộc cơ quan có thẩm quyền sẽ phải tiến hành khoanh nợ thuế và tiến hành xóa nợ thuế theo quy định để kết thúc nghĩa vụ cho những cá nhân này.
Đối với các trường hợp được xóa nợ thuế nêu trên, cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện để có thể xóa nợ, chẳng hạn như đã chết hoặc đã đủ điều kiện về thời gian để tuyên bố đã chết hoặc mất tích, hoặc các trường hợp không còn kinh doanh tại địa phương thì cần có sự xác nhận của chính quyền địa phương về việc những người này không còn đăng ký kinh doanh ở địa phương. Đối với các trường hợp người nộp thuế đã bị phá sản thì người nộp thuế cần làm thủ tục phá sản và đối với đối tượng phá sản, không còn khả năng trả nghĩa vụ thuế thì phải có giấy tờ liên quan đến việc phá sản để có thể được xóa các khoản thuế chậm nộp, thuế nợ.
Xem thêm: Mức tiền phạt cụ thể trong xử lý vi phạm hành chính