Trúng tuyển đại học, nhập học thí sinh cần nộp giấy tờ gì?

Hồ sơ nhập học đại học? Lợi ích của việc học đại học? Học phí ở các trường đại học đang tăng? Học phí ở các trường đại học đang tăng? Nguyên nhân tăng học phí?

Chúc mừng các tân cử nhân trên khắp cả nước đã xuất sắc vượt qua kì thi đại học và tuyển chọn vào trường mà bạn mong muốn, sau 12 năm học hành vất vả để chuẩn bị cho kì thi quan trọng trong cuộc đời. Bạn đang cần làm thủ tục nhập học để chính thức bước vào cuộc đời sinh viên mà chưa biết bạn cần có những hồ sơ gì? Hay việc học đại học sẽ đem lại lợi ích gì cho bạn thì hãy tham khảo bài viết sau.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Hồ sơ nhập học đại học?

Sau khi trúng tuyển đại học, thí sinh cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

– Giấy triệu tập trúng tuyển;

– Học bạ (bản sao có công chứng);

– Hồ sơ trúng tuyển có dán sẵn ảnh chân dung đã đóng dấu giáp lai của chính quyền địa phương theo mẫu có sẵn của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

– Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học tạm thời đối với những người trúng tuyển trong năm tốt nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp trung học đối với những người đã tốt nghiệp các năm trước;

– Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân; sổ đoàn viên; giấy khai sinh (bản sao có thị thực);

– Phiếu khám sức khỏe do phòng khám quận, huyện cấp;

– Hồ sơ, giấy chứng nhận ưu đãi, ảnh nhỏ 3x4cm hoặc 4x6cm (cần chuẩn bị tối thiểu 4 ảnh).

Ngoài ra, thí sinh cần chuẩn bị sinh hoạt phí, học phí theo thông báo của nhà trường; bản sao có chứng thực các giấy tờ pháp lý để xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có) như giấy chứng nhận con liệt sĩ, thẻ thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh của bản thân hoặc cha mẹ; giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự và giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do Ban chỉ huy quân sự cấp (đối với thí sinh nam).

Thêm nữa, tuỳ theo mỗi trường sẽ có những yêu cầu thêm. Thí sinh cần truy cập vào trang web chính thức của trường hoặc liên hệ với đường dây nóng về tuyển sinh của trường để biết thêm thông tin về việc nộp hồ sơ. Thí sinh đã xác nhận nhập học tại một trường rồi, thì sẽ không được tham gia xét tuyển ở nơi khác… hoặc ở các đợt xét tuyển bổ sung, trừ trường hợp được trường cho phép.

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau khi biết điểm trúng tuyển, tất cả thí sinh phải xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung đến trước 17h ngày 30.9, nếu thí sinh không xác nhận nhập học đúng thời hạn quy định này, không có lý do chính đáng sẽ coi như từ chối nhập học.

2. Lợi ích của việc học đại học:

Tăng cơ hội có được việc làm

Mọi người đều cho rằng những kiến thực được học ở đại học là vô bổ nó không giúp ích cho công việc tương lai của bạn. Kiến thức đại học toàn lí thuyết thiếu thực tế và khó áp dụng thực tiễn. Tuy nhiên để bạn có thể được tuyển dụng vào công ty thì điều kiện cần là phải có tấm bằng đại học.

Các công ty bộ phạn HR luôn yêu cầu ứng viên có tấm bằng đại học hay có kinh nghiệm nhiều tuy nhiên nếu bạn khong học đại học thì trong tay bạn gần như không có kinh nghiệm gì. Học đại học không phải là con đường duy nhất tuy nhiên nó là con đường dễ đi nhất để đến với thành công.

Khám phá ra nhiều khả năng của bản thân

Những môn học ở trung học toán, văn hay lí hóa khiến bạn khó biết được bản thân thực sự thích gì và chúng cũng quá khô khan khiến bạn không nhận biết được thế mạnh của bạn là gì?  Nhưng những môn chuyên ngành và các câu lặp bộ như võ thuật, âm nhạc, sự kiện,.. tại đại học có thể giúp bạn hiểu được những điều mà bạn mong muốn làm sau này.

Việc học đại học có thể giúp bạn nhận ra bạn không phù hợp với chuyên ngành bạn lựa chọn ban đầu không như những gì bạn nghĩ khi còn là học sinh cấp 3 hoặc việc tham gia các câu lạc bộ trong trường đại học giúp bạn phát hiện khả năng thiên phú bạn trong một lĩnh vực chuyên môn khác. Điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc định hướng công việc tương lai của bạn.

Có thể có được thu nhập cao hơn

Điều này không có gì khó giải thích: khi bạn có bằng đại học, bạn sẽ có nhiều cơ hội để có được một việc làm tốt để có thu nhập cao hơn. Có bằng đại học tiền lương cũng như cơ hội việc làm của bạn được mở rộng.

Rèn luyện được nhiều kỹ năng

Bạn sẽ có cơ hội học tập và rèn luyện nhiều kỹ năng mềm như đàm phán, thuyết trình, giao tiếp, làm việc nhóm,…và tự chủ tự tin cũng như mở rộng mối quan hệ hơn trước đó. Thành thạo những kỹ năng này sẽ không chỉ giúp ích trong công việc của bạn như kiếm được công việc tốt, có thêm các cơ hội thăng tiến nghề nghiệp mà còn mang lại lợi ích cho cuộc sống của bạn, giúp bạn cải thiện mối quan hệ với đồng nghiệp, bạn bè và các thành viên trong gia đình.

Tạo dựng các mối quan hệ với bạn bè và thầy cô mới

Bạn biết đấy các trường đại học tuyển sinh trên khắp mọi miền tổ quốc bạn sẽ được gặp bạn học sinh tình ngoài thậm chí là các tỉnh miền núi. Không những vậy giảng viên của các trường đại học còn rất vui tính luôn mang lại kiến thức mà không làm bạn thấy buồn chán.

Phát triển được tư duy logic và phản biện

Những cuộc tranh luận trên lớp và những bài tập dạng mở sẽ cho bạn một cái nhìn bao quát hơn khi xem xét một vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau và điều này sẽ kích thích bạn nảy sinh các ý tưởng mới. Tư duy phản biện sẽ theo bạn suốt cuộc đời và giúp bạn giải quyết công việc một cách khách quan, toàn diện hơn. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận lớn cho rằng: “khi ra trường sinh viên lại lựa chọn công việc trái với chuyên ngành học và cho rằng quãng thời gian học đại học là lãng phí”. Đây là một sai lầm lớn bởi trường đại học không chỉ dạy cho bạn kiến thức mà còn dạy bạn cách tư duy.

Học cách tự học (đại học là tự học)

Đại học là tự học thầy cô trên giảng đường không còn quá để tâm đến bài tập về nahf bạn cần học cách tự đọc sách nghiên cứu cùng tranh luận cùng các bạn trên lớp trong các giờ semina. Bẩm sinh, hầu hết con người có xu hướng lười biếng hoặc gặp khó khăn khi tự mình bắt đầu một công việc mà không có áp lực nên số lượng người “tự học thành tài” thường không nhiều. Do đó, bước chân vào đại học sẽ tạo cho bạn áp lực để học hành. Bạn thi trượt thì sẽ phải đóng tiền học lại thi lại không thể qua môn.

Hơn nữa, việc học tại trường đại học khác với các cấp dưới, sinh viên phải tự nghiên cứu tự lên thư viện học là chính. Nhờ đó, bạn sẽ hình thành được thói quen tự học tự chủ thời gian nghiêm túc với chuyện học hành hơn.

3. Học phí ở các trường đại học đang tăng?

Thực hiện cơ chế tự chủ và áp dụng khung mới, học phí năm học 2022-2023 ở các đại học tăng mạnh, trung bình 4-10 triệu đồng/năm. Trước khi đăng kí vào trường đại học yêu thích bạn cần tìm hiểu mức đóng học phí để có thể chuẩn bị tài chính cho 4 năm đại học của mình.

Mức học phí một số trường:

Học viện Báo chí và Tuyên truyền đưa ra học phí dự kiến theo tín chỉ. Trừ các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị được miễn, học phí hệ đại trà là 440.000 đồng/tín chỉ, hệ chất lượng cao 1,32 triệu đồng/tín chỉ. Hai mức này tăng lần lượt gần 60% và hơn 70% so với học phí năm 2021 với 276.000 (hệ đại trà) và 771.000 (hệ chất lượng cao).

Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) công bố chỉ tiêu, phương thức và mức học phí dự kiến áp dụng cho khóa tuyển sinh 2022. Theo đó, học phí năm tới là 4,2 triệu đồng/tháng, mỗi năm sau tăng thêm 200.000 đồng/tháng. Tính toàn khóa, sinh viên nhập học năm 2022 cần nộp khoảng 180 triệu đồng trong bốn năm.So với mức đang được trường áp dụng trong năm học 2021-2022 là 3,5 triệu đồng/tháng, mức thu mới tăng 0,7-1,3 triệu đồng/tháng, tương đương tăng 20-37%.

Các trường thành viên Đại học Quốc gia TP HCM cũng công bố học phí dự kiến và lộ trình tăng cho từng năm. Tại Đại học Bách khoa, sinh viên trúng tuyển chương trình đại trà sẽ đóng 25 triệu đồng/năm; các năm tiếp theo tăng lên 27,5-30 triệu đồng. Mức thu này tăng 2-3 triệu đồng so với năm ngoái.

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, học phí mới cho đợt tuyển sinh 2021 tăng mạnh so với những năm trước. Chương trình đại trà thu 16-24 triệu đồng, tùy ngành; tăng khoảng gấp đôi. Ở chương trình chất lượng cao, trường thu 60 triệu đồng/năm. Với chương trình liên kết quốc tế 2+2, học phí dao động 45-82 triệu đồng/năm.

Cùng với việc tăng học phí khiến nhiều sinh viên thắc mắc và đặt ra nghi vấn tại sao lại tăng học phí một cách đột ngột và nhiều như vậy ?

Tăng học phí đại học là tất yếu bởi hai nguyên nhân:

Thứ nhất, khi các trường thực hiện tự chủ hoàn toàn, không được hưởng ngân sách Nhà nước, phải có nguồn kinh phí bù lại phần hao hụt này. Tăng học phí mới đảm bảo để trường có đủ kinh phí hoạt động và duy trì trường lớp.

Thứ hai, học phí tăng nhằm bù đắp chi phí trượt giá và đầu tư, đảm bảo vận hành chương trình và chuẩn đầu ra. “Cũng nhờ nguồn tài chính này, nhà trường mới tăng được quỹ học bổng, giúp đỡ được sinh viên khó khăn”

    5 / 5 ( 1 bình chọn )