Trình bày đặc điểm sự phân bố dân cư ở nước ta? Địa lý lớp 9

Dân cư và sự phân bố dân cư là yếu tố quan trọng tác động đến mọi mặt đời sống xã hội. Đây cũng là kiến thức quan trọng môn Địa lý 9. Dưới đây, chúng tôi  xin cung cấp cho các bạn những thông tin cần biết về dân số và sự phân bố dân cư nước ta: 

1. Khái niệm và đặc điểm của dân cư nước ta:

1.1. Khái niệm:

Dân cư là những tập hợp người sống trên một lãnh thổ được đặc trưng bởi những mối liên hệ về mặt xã hội, những mối quan hệ về mặt kinh tế, trong đó có việc phân công lao động và cư trú theo lãnh thổ. Dân cư hay dân số là khâu trung tâm của quá trình tái sản xuất xã hội và trong mối quan hệ tự nhiên – dân cư – kinh tế. Dân cư chính là nhân tố tạo ra giá trị vật chất, tinh thần cần thiết cho xã hội đều do lao động của con người tạo ra, do đó dân cư là chủ thể của nền sản xuất xã hội.

1.2. Đặc điểm:

Thứ nhất, Có nhiều thành phần dân tộc

- Có 54 dân tộc, đông nhất là người Kinh (86.2%).

- Đoàn kết tạo nên sức mạnh dân tộc, đa dạng văn hoá…, nhưng vẫn còn chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, nhất là đối với các dân tộc ít người, mức sống còn thấp.

Thứ hai, Dân số trẻ

- Theo số liệu thống kê 2017, dân số từ độ tuổi 15-64 chiếm tới 69,3% tổng dân số

- Lực lượng lao động dồi dào, trẻ nên năng động, sáng tạo, bên cạnh đó khó khăn trong giải quyết việc làm.

Dân số hiện tại của Việt Nam là 99.319.481 người (vào ngày 27/12/2022 số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc). 

Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,24% dân số của thế giới. Trên bảng xếp hạng dân số thì Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới và vùng lãnh thổ. 

Mật độ dân số của Việt Nam là 320 người/km2 (38,05% dân số sống ở thành thị (37.198.539 người vào năm 2019).

Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 33,3 tuổi.

Theo dự báo Dân số Việt Nam sẽ tăng trung bình 2.150 người mỗi ngày trong năm 2022.

2. Đặc điểm sự phân bố dân cư nước ta:

Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, có sự khác biệt giữa đồng bằng và trung du, miền núi, giữa thành thị và nông thôn.

Phân bố không đều giữa đồng bằng – miền núi

- Đồng bằng: Chiếm 1/4 diện tích cả nước nhưng lại chiếm đến 3/4 dân số. 

- Miền núi: Chiếm 3/4 diện tích cả nước những chỉ vỏn vẹn 1/4 dân số. 

Dẫn chứng: Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê: thông cáo báo chí kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 thì Đồng bng sông Hng và Đông Nam B là hai vùng có mt độ dân s cao nht cả nước, lần lượt là 1.060 người/km2 và 757 người/km2. Trung du và min núi phía Bc và Tây Nguyên là hai vùng có mt độ dân s thp nht, lần lượt là 132 người/km2 và 107 người/km2

Phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị

- Nông thôn: Chiếm đến 73,1% nhưng hiện nay đang có xu hướng giảm dần 

- Thành thị: chiếm 26,9% nhưng với sự phát triển của công nghệ và hiện đại con số tỉ lệ này đang có xu hướng tăng.

- Ở thành thị mật độ dân số rất cao và nược lại ở nông thôn mật độ dân số ở mức độ thấp hơn nhiều so với thành thị.

Dẫn chứng: Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê: thông cáo báo chí kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 thì Dân số thành thị, chiếm 34,4% tổng dân số cả nước. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực thành thị giai đoạn từ 2009 – 2019 là 2,64%/năm, hơn gấp hai lần so với tỷ lệ tăng dân số bình quân năm của cả nước và gấp đến sáu lần so với tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực nông thôn cùng giai đoạn. Yếu tố di cư góp phần làm dân số khu vực thành thị tăng thêm 1,2 triệu người, chiếm 3,5% dân số thành thị; sự “chuyển mình” từ xã thành phường/thị trấn của nhiều địa phương trong cả nước góp phần chuyển 4,1 triệu người đang là cư dân nông thôn thành cư dân thành thị, tương đương 12,3% dân số thành thị của cả nước ta.

3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư:

Nhìn chung, sự phân bố dân cư ở nước ta là do tổng hợp của nhiều yếu tố từ: Tự nhiên, đồng thời, cũng có sự tác động của các nhân tố khác: 

3.1. Nhân tố tự nhiên:

Con người là một bộ phận của tự nhiên, đồng thời lại là một thực thể của xã hội nên chịu sự điều tiết của các nhân tố tự nhiên và ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư:

Khí hậu: Khí hậu là nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ nét nhất đến sự phân bố dân cư, nơi có khí hậu ấm áp, ôn hòa thường thu hút đông dân cư, còn khí hậu khắc nghiệt (nóng quá hoặc lạnh quá) thì thưa thớt dân cư hơn. Trên thực tế, nhân loại tập trung đông nhất ở khu vực ôn đới, sau đó đến khu vực nhiệt đới.

Nguồn nước: ở đâu có nguồn nước thì ở đó tập trung con người sinh sống. Thông thường, người dân thường tập trung ở đồng bằng, nơi ven các dòng sông lớn, nhỏ. 

Đất đai, địa hình: cũng là nhân tố có nhiều ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư. Những châu thổ màu mỡ của các sông lớn như Ấn, Hằng, Trường Giang, Mê Kông…là những vùng đông dân nhất thế giới. Những vùng đất đai khô cằn ờ các hoang mạc và thảo nguyên khô cằn có rất ít dân cư. Các đồng bằng có địa hình thấp, đất đai màu mỡ, dân cư đông đúc. Các vùng núi cao, ít đất trồng trọt, đi lại khó khăn thì cũng có ít dân cư. 

Tài nguyên khoáng sản: dân cư thường tập trung ở những nơi có nhiều nguồn tài nguyên. Tuy nhiên, hiện nay, do sự khai thác quá mức, dẫn đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. 

3.2. Các nhân tố kinh tế – xã hội, lịch sử:

Trình độ phát triển lực lượng sản xuất: ngày nay, dân cư thường có xu hướng tập trung ở những thành phố hơn, những thành phố công nghiệp, nơi có trình độ phát triển lực lượng sản xuất. Bởi lẽ, nó đáp ứng được yêu cầu con người về việc làm, cơ sở hạ tầng và sự tiện nghi.

Tính chất, đặc điểm của vùng địa lý kinh tế: con người thường có xu hướng đổ dồn về những thành phố lớn, đô thị. Vì nơi đây cũng cấp đầy đủ những điều kiện về giáo dục, y tế và khu vui chơi giải trí.

Sự phát triển mạnh mẽ các các xí nghiệp, khu công nghiệp: những bước chuyển dần nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp đã tác động mạnh mẽ đến dân số hiện nay. Dân cư có xu hướng tập trung đông đúc về những nơi có khu công nghiệp, việc làm. 

Sự tác động trong chính sách dân số của các quốc gia: Một nhân tố cực kỳ quan trọng đó là sự tác động của nhà nước và chính phủ đến sự phân bố dân cư. Nhà nước thường có xu hướng hạn chế sự gia tăng dân số ở những khu đô thị lớn dẫn đến sự ùn tắc, thiếu hụt về các điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng phục vụ người dân. Bên cạnh đó, khuyến khích sự gia tăng ở những nơi thưa thớt, như đồi núi, cao nguyên, nhằm khai thác một cách triệt để những tài nguyên đất. 

4. Chiến lược phát triển dân số hợp lí: 

Thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình với người dân.

Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng dân cư, tránh hiện tượng ùn tắc, thiếu cơ sở vật chất cho con người. 

Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. 

Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước, tránh tập trung về những thành phố lớn, đông dân. 

Sự phân bố dân cư trên thế giới?

5. Đặc trưng sự phân bố dân cư trên thế giới:

Khu vực có mật độ dân số >= 250 người /km vuông: Tây Âu, Ca-ri-bê, Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á. 

Khu vực có mật độ dân số <= 5 người/km vuông:  Trung Phi, Bắc Mỹ, Châu Đại Dương. 

Sự phân bố dân cư thế giới là phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên. 

+ Ví dụ ở khu vực Đông Nam Á: khí hậu nóng ẩm, đất đai màu mỡ phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc (thuận lợi phát triển nông nghiệp nhiệt đới, phát triển kinh tế biển, nằm trong vành đai sinh khoáng, có nhiều khoáng sản, rừng xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm, nhiều cảnh quan đẹp... đây là nơi tập trung đông dân cư trên thế giới

- Các vùng khí hậu băng giá, hoang mạc khô hạn, hay giao thông gặp khó khăn, kinh tế kém phát triển,... là những nơi dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp.

Ví dụ: Dân cư Bắc Mỹ phân bố không đều vì chịu ảnh hưởng của sự phân hóa về tự nhiên như: Bán đảo A-la-xca và phía Bắc Ca-na-đa là nơi thưa dân nhất vì là vùng có khí hậu giá lạnh; Phía Tây, trong khu vực hệ thống Cooc-đi-e, có dân cư thưa thớt vì đây chủ yếu là vùng đồi núi.

Ngoài ra, mật độ dân cư còn thay đổi theo thời gian. 

    5 / 5 ( 1 bình chọn )