Khi thực hiện liên thông các thủ tục hành chính, những bộ và ban ngành sẽ có những trách nhiệm cụ thể như sau:
Khi thực hiện liên thông các thủ tục hành chính, những bộ và ban ngành sẽ có những trách nhiệm cụ thể như sau:
*Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
1. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn triển khai thực hiện liên thông các thủ tục hành chính trong phạm vi quản lý nhà nước của ngành mình.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam sơ kết, tổng kết việc thực hiện liên thông các thủ tục hành chính.
3. Báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
*Trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam
1. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn triển khai thực hiện liên thông các thủ tục hành chính trong phạm vi quản lý nhà nước của ngành mình.
2. Phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan sơ kết, tổng kết việc thực hiện liên thông các thủ tục hành chính.
3. Báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
*Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Xem thêm: Thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội qua giao dịch điện tử
1. Tổ chức triển khai thực hiện liên thông các thủ tục hành chính tại địa phương.
2. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện liên thông các thủ tục hành chính trên địa bàn.
3. Kiểm tra, xem xét giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện liên thông các thủ tục hành chính ở địa phương.
4. Tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất để thực hiện liên thông các thủ tục hành chính phù hợp với điều kiện ngân sách của địa phương.
5. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
*Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Tổ chức triển khai thực hiện liên thông các thủ tục hành chính tại địa phương.
2. Bố trí người có đủ trình độ, năng lực thực hiện liên thông các thủ tục hành chính tại địa phương.
Xem thêm: Niêm yết công khai thủ tục hành chính
3. Tạo điều kiện đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, hỗ trợ cho cán bộ, công chức thực hiện liên thông các thủ tục hành chính phù hợp với điều kiện ngân sách của địa phương.
4. Niêm yết công khai quy trình thực hiện liên thông các thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp xã, lệ phí, danh sách cơ sở khám chữa bệnh ban đầu do cơ quan Bảo hiểm xã hội cung cấp.
5. Kịp thời phản ánh với Ủy ban nhân dân cấp trên về các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện liên thông các thủ tục hành chính để được xem xét, hướng dẫn giải quyết.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
6. Hàng năm, căn cứ hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp trên, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện liên thông các thủ tục hành chính, tổng hợp chung vào dự toán kinh phí của cơ quan mình, gửi cơ quan tài chính tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện.
7. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.