Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng do Luật Thương Mại quy định và các chế tài phạt vi phạm.
Trong Luật Thương Mại 2005 Việt Nam không có khái niệm Hợp đồng thương mại, nhưng có thể hiểu Hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (ít nhất một trong các bên phải là thương nhân hoặc các chủ thể có tư cách thương nhân) nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại. Vấn đề về vi phạm hợp đồng và các chế tài phạt vi phạm hợp đồng được pháp luật quy định rất cụ thể ở Luật Quốc tế nói chung và Luật Việt Nam nói riêng. Sau đây, ta sẽ tìm hiểu về trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng do Luật Thương Mại 2005 quy định
a. Vi phạm hợp đồng thương mại
Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này. Vi phạm hợp đồng chia thành vi phạm cơ bản và vi phạm không cơ bản. Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản (Điều 293 Luật Thương Mại 2005)
b. Miễn trách nhiệm và thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng
b1. Miễn trách nhiệm
Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
– Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận.
– Xảy ra sự kiện bất khả kháng: Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
– Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
Xem thêm: Các trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng thương mại quốc tế
– Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Hiện tại, không có văn bản pháp luật nào quy định những cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định mà việc thực hiện quyết định đó là căn cứ miễn trách nhiệm.
Trong thực tiễn, thường căn cứ vào những quy định của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 (Điều 40) và Nghị định số 17-HĐBT ngày 16-1-1989 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (Điều 24): ”Bên vi phạm hợp đồng kinh tế được xét giảm hoặc miễn hoàn toàn trách nhiệm tài sản do phải thi hành lệnh khẩn cấp của cơ quan Nhà nước do những người sau đây ký: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Trưởng ban chỉ huy chống lụt bão Trung ương,; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương”.
Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm. T hông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm; Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra.
– Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết; nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn trách nhiệm của mình.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
b2. Thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng
Xem thêm: Bên bán vi phạm hợp đồng đặt cọc xử lý như thế nào?
Kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không được kéo dài quá các thời hạn sau đây:
– Năm tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận không quá mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;
– Tám tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận trên mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.
+ Trường hợp kéo dài quá các thời hạn (quy định tại khoản 1 Điều 294 Luật Thương Mại 2005), các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại.
+ Trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng thì trong thời hạn không quá mười ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn (quy định tại khoản 1 Điều 294 Luật Thương Mại 2005), bên từ chối phải thông báo cho bên kia biết, trước khi bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng.
+ Việc kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều 294 Luật Thương Mại 2005 không áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn cố định về giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ.
c. Các chế tài trong thương mại
Xem thêm: Phạt vi phạm hợp đồng khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở?
– Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
– Phạt vi phạm.
– Buộc bồi thường thiệt hại.
– Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
– Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
– Huỷ bỏ hợp đồng.
– Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.