Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Cố ý gây thương tích phải đền bù thế nào? Bị xử phạt như thế nào?

Tư vấn pháp luật

Cố ý gây thương tích phải đền bù thế nào? Bị xử phạt như thế nào?

  • 26/04/202126/04/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    26/04/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi cố ý gây thương tích có tổ chức. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý gây thương tích.

    Tóm tắt câu hỏi:

    Chào luât sư, luật sư cho cháu hỏi, bữa đó anh cháu uống nước trong nhà và có 4 cha nhà hàng xóm sang chơi, anh cháu tưởng là sang chơi thật ra mời vào uống nước. Nhưng không ngờ vừa ra đến ngõ đã bị con rể lao vào dùng típ sắt và con trai lao đánh bằng dao vào đầu, khiến anh cháu bổ ra choáng và sau là cả 4 cha con tập trung vào đánh, khiến anh cháu bị chấn thương sọ não vỡ hộp sõ tụ máu trong, trên người bị nhiều vết bầm, răng rung 2 chiếc, 2 mắt bầm tím. Rất may có người dân hàng xóm có vào can ngăn mà họ hung hăng đánh cả người can và đã đưa a cháu kip thời đi cứu chữa. Hiện tai hộp xương sõ đang được nuôi ở bênh viện đại học y nội, sau 3 tháng nuôi xương mới tiếp tục phẫu thuật ghép xương và. Vậy luật sư cho cháu hỏi tại sao lại chỉ có bắt giam 1 người và cho tới hiện nay công an pháp luật lại yêu cầu anh cháu đi giám định sức khỏe trong khi xương sọ anh cháu đang nuôi ở Hà Nội. Rất mong được luật sư tư vấn, anh cháu bị như vậy thì đền bù như thế nào? và họ sẽ xử phạt ra sao? Cảm ơn luật sư!

    Luật sư tư vấn:

    Căn cứ Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” quy định như sau:

    “Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    Xem thêm: Cách xác định tỷ lệ thương tích sau khi bị đánh là bao nhiêu?

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ  61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

    Xem thêm: Đền bù khi thu hồi đất trồng cây lâu năm để làm đường cao tốc

     4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”

    Như vậy, thấy rằng việc giám định kết quả thương tật với anh trai bạn là cần thiết cho quá trình điều tra vụ án hình sự. Bởi với mỗi mức thương tật khác nhau của người bị hại, người phạm tội có thể bị áp dụng các hình phạt tương ứng ở các khung hình phạt khác nhau.

    Trach-nhiem-phap-ly-doi-voi-hanh-vi-co-y-gay-thuong-tich-co-to-chuc

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

    Về việc Cơ quan điều tra mới chỉ bắt giam 01 đối tượng, Điều 88 Bộ Luật tố tụng hình sự 2003 quy định cụ thể về đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giam như sau:

    “Điều 88. Tạm giam

    1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:

    a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;

    Xem thêm: Gây lộn, đánh nhau gây thương tích bao nhiêu % thì bị đi tù?

    b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.

    2. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:

    a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;

    b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;

    c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

    3. Những người có thẩm quyền ra lệnh bắt được quy định tại Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.

    4. Cơ quan ra lệnh tạm giam phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam và cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam cư trú hoặc làm việc biết.”

    Như vậy, về nguyên tắc thì cơ quan công an sẽ chỉ bắt tạm giam đối tượng khi có các căn cứ nêu tại khoản 1 Điều 88 Bộ Luật tố tụng hình sự 2003 nêu trên. Bạn cần căn cứ vào những thông tin, tình tiết cụ thể trong vụ việc để xác định việc làm của cơ quan công an có đúng hay không?

    Xem thêm: Năm 2022, say rượu đánh người gây thương tích bị phạt như thế nào?

    Về mức bồi thường mà anh bạn có thể được hưởng sẽ được áp dụng theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

    “Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

    1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

    a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

    b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thểxác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

    c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

    d) Thiệt hại khác do luật quy định.

    2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tạikhoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

    Xem thêm: Mẫu đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, đền bù thiệt hại mới nhất năm 2022

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Tội cố ý gây thương tích theo Bộ luật hình sự 2015
    • 2 2. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội cố ý gây thương tích
    • 3 3. Sinh viên an ninh có hành vi cố ý gây thương tích bị xử lý thế nào?
    • 4 4. Cố ý gây thương tích gây cố tật nhẹ cho nạn nhân
    • 5 5. Hành vi cố ý gây thương tích đối với thương bệnh binh

    1. Tội cố ý gây thương tích theo Bộ luật hình sự 2015

    Tóm tắt câu hỏi:

    Gia đình tôi và hàng xóm có xích mích với nhau. Vài ngày sau, gia đình hàng xóm đến nhà tôi đánh bố mẹ tôi nhưng không bị thương nghiêm trọng lắm. Thấy vậy, chú tôi (em trai của bố) cầm khúc gỗ đập vào đầu của ông hàng xóm, rồi sau đó ông ta vẫn chạy về nhà bình thường. Mấy hôm sau, ông hàng xóm vào bệnh viện do bị vỡ đầu. Khi ra viện, gia đình hàng xóm yêu cầu gia đình tôi bồi thường 80 triệu đồng. Vậy gia đình tôi có phải bồi thường cho họ không?

    Luật sư tư vấn:

    Theo Điều 104 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:

    “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    Xem thêm: Quy định về bồi thường tài sản trên đất? Tiền đền bù về tài sản cố định trên đất?

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    e) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    f) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    Xem thêm: Công văn 2409/TCT-CS về trích khấu hao đối với khoản chi phí đền bù giải phóng mặt bằng liên quan đến tài sản cố định là quyền sử dụng đất do Tổng cục Thuế ban hành

    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

    4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân”.

    Như vậy, việc chú bạn dùng khúc gỗ đập vào đầu ông hàng xóm được xác định là đủ điều kiện cấu thành tội cố ý gây thương tích theo Điều luật trên. Nếu tỷ lệ thương tật dưới 11% thì chú bạn vẫn phải chịu trách nhiệm về tội danh này với tình tiết tăng nặng “dùng hung khí nguy hiểm” . Tuy nhiên, nếu trường hợp của bạn thuộc khoản 1 Điều 104 thì cơ quan công an chỉ khởi tố vụ án khi có đơn khởi tố của người bị hại. Tức là trước tiên dựa trên sự thỏa thuận giữa hai bên về mức bồi thường sức khỏe cho nạn nhân, không cần khởi tố ra cơ quan công an. Còn nếu không, bên phía nạn nhân có thể khởi tố chú bạn ra trước pháp luật về tội danh này.

    2. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội cố ý gây thương tích

    Tóm tắt câu hỏi:

    Chào luật sư ! Gia đình tôi có sự việc như sau, nhưng không biết rơi vào tình trạng nào mong luật sư tư vấn dùm tôi, tôi xin chân thành cảm ơn! Nhà tôi và nhà ông B cùng bán tạp hóa, nhưng B thường xuyên kiếm chuyện với gia đình tôi. Vào lúc 23h ngày 11/06/2014 Ông B tiếp tục hành vi chửi bới nhục mạ chồng tôi và hành hung con gái tôi. Tôi ra can ngăn thì ông B dùng cán chổi đập vào đầu , mặt (toàn thân) tôi và chồng tôi đã kịp thởi can ngăn nếu không hậu quả còn nghiêm trọng hơn. Sau đó ông B còn đập phá tài sản của gia đình tôi và còn giật của tôi một mặt đá quý trị giá khoảng 15 triệu đồng. Sau khi sự việc xảy ra con trai ông B đã lôi kéo một nhóm thanh niên lạ mặt xuống uy hiếp gia đình tôi và còn dọa sẽ chém giết gia đình tôi. Hiện tôi đang sống trong lo sợ , không biết ông B và thân nhân gia đình ông ta sẽ hành hung gia đình tôi khi nào. Ông B và gia đình ông ta đã nhiều lần ăn hiếp , chửi bới gia đình tôi nhưng vì ông B là em ruột chồng tôi nên chồng tôi thường khuyên bỏ qua, nhưng được thể ông ta ngày càng lấn át hơn và có thái độ hung hăng,xem thường pháp luật.Toàn bộ sự việc tôi vừa nêu trên có sự chứng kiến của bà con hàng xóm và đội dân phòng phường chứng kiến. Tôi đã đem đơn thưa ông B lên công an phường ,từ đó đến nay công an phường vẫn chưa giải quyết. Để an tâm hơn nhà tôi đã lắp đặt camera trước nhà để tránh trường hợp ông B lại qua mà không có chứng cớ để nói. Cách đây 3 ngày ông B cố tình vu khống con gái tôi vào lúc 00h ngày 15/03/2015 đập phá và ham dọa ông ta nhưng lúc đó con gái tôi không có ở nhà( camera có thể chứng minh) .Sáng hôm sau ông B sang nhà tôi chửi bới và con trai ông B lại một lần nữa cầm dao đòi đâm con gái tôi. Nhờ người thân can ngăn và báo công an nên không có sự việc đáng tiếc xảy ra. Khi hai nhà lên phường công an chỉ cho làm cam kết hòa giải và cho về Thưa luật sư ! Vậy tôi phải làm sao để gia đình ông B không quấy rối và ham dọa hành hung gia đình tôi nữa. Vì con trai ông ta tối nào cũng tụ tâp một nhóm thanh niên trước nhà ông B làm con gái và chồng không dám về vì sợ bị hành hung Thưa luật sư! Vậy có luật nào bảo vệ gia đình tôi không.

    Luật sư tư vấn:

    Đối với trường hợp của bạn, bạn và gia đình có thể làm đơn tố cáo ông B và con trai ông B gửi lên cơ quan công an cấp quận nơi gia đình bạn có hộ khẩu thường trú về các hành vi sau:

    Thứ nhất, hành vi cô ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Căn cứ điều 104 Bộ luật hình sự: “Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác 

    Xem thêm: Công văn số 4207/UB-QLĐT do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành để bổ sung điều chỉnh một số điểm trong công văn 323/UB-QLĐT ngày 27/01/1997 của UBND/TP về phương thức đền bù và hoán đổi đất ở tại các khu tái định cư dự án Bắc Nhà Bè-Nam Bình Chánh

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    Xem thêm: Công văn 2287/TC/HCSN của Bộ Tài chính về việc thanh toán tài sản trưng mua, đền bù trong cải cách ruộng đất

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

     4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”

    Thứ hai, hành vi cướp tài sản. Căn cứ điều 133 Bộ luật hình sự:

    “Điều 133. Tội cướp tài sản

    Xem thêm: Công văn số 2356/VPCP-VX ngày 06/05/2002 của Văn phòng Chính phủ về việc kết thúc chi trả đền bù cho công dân VN rời I Rắc do chiến tranh Vùng Vịnh

    1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    Xem thêm: Công văn số 2980 TCT/NV6 ngày 15/08/2003 của Tổng cục Thuế về việc xuất hoá đơn và trích khấu hao tiền đền bù

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    Xem thêm: Công văn số 1402 TCT/TS ngày 13/05/2004 của Tổng cục thuế về việc khấu trừ tiền đền bù thiệt hại về đất

    c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.”

    Thứ ba, hành vi làm nhục người khác căn cứ điều 121 Bộ luật hình sự:

    “Điều 121. Tội làm nhục người khác 

    1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

    a) Phạm tội nhiều lần;

    b) Đối với nhiều người;

    Xem thêm: Công văn số 3024 TCT/DNNN ngày 17/09/2004 của Tổng cục thuế về việc xác định thuế TNDN đối với tiền đền bù khi NN thu hồi đất

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    d) Đối với người thi hành công vụ;

    đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

    3. Sinh viên an ninh có hành vi cố ý gây thương tích bị xử lý thế nào?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Chào luật sư! Người yêu cháu đang theo học trường trung cấp an ninh. Thời gian vừa rồi được nghỉ mùng 2-9 người yêu cháu về quê chơi. Có đi ăn uống nhậu nhẹt với bạn bè. Và có xảy ra xích mích với 2 bạn khác xã. Người yêu cháu có xô xát đánh nhau với 1 bạn trong 2 bạn bị đánh đó. Còn lại 3 người bạn của người yêu cháu thì vác dao chém 2 bạn kia phải đi viện. Gia đình 2 bạn bị đámh không có kiện cáo gì. Hiện giờ người yêu cháu đang bị tạm giữ ở công an huyện được 2 ngày rồi. Trên huyện đã đánh công văn báo cáo lên tỉnh rồi trên trường an ninh của người yêu cháu thầy giáo đã biết chuyện.  Luật sư cho cháu hỏi người yêu cháu bị giam bao lâu? Và khi lên trường người yêu cháu có bị đuổi học không? Cảm ơn luật sư!

    Luật sư tư vấn:

    Tội cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” như sau:

    Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

    Trong trường hợp này của bạn, người yêu bạn cùng với bạn của anh ta có hành vi đánh người khác. Để xem xét hành vi của người yêu bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không cơ quan công an còn phải điều tra, xem xét tỷ lệ thương tật của người bị hại, các tình tiết tăng nặng được quy định để định khung hình phạt hay không và một số yếu tố khác nếu có.

    Còn đối với việc tạm giữ, theo Điều 86, Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 xác định các trường hợp áp dụng biện pháp tạm giữ, thời hạn tạm giữ như sau:

    – Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

    – Thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.

     Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá ba ngày. Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá ba ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn; trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.

    Như thế, nếu như người yêu bạn đang bị áp dụng biện pháp tạm giữ thì thời hạn tạm giữ không quá ba ngày và có thể gia hạn hai lần. Mỗi lần 3 ngày nếu trong trường hợp cần thiết và trường hợp đặc biệt.

    Đối với việc xử lý kỷ luật với sinh viên học trường trung cấp an ninh. Căn cứ Điều điểm d khoản 1 Đều 9 Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT quy định hình thức buộc thôi học áp dụng với sinh viên đang trong thời gian bị đình chỉ học tập mà vẫn  tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến cơ sở giáo dục đại học và xã hội; vi phạm pháp luật bị xử phạt tù giam.

    Trường hợp này rất có thể người yêu bạn sẽ bị buộc thôi học. Tuy nhiên, người yêu bạn là người học trong trường an ninh nên việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cụ thể còn căn cứ nội quy trường an ninh nơi người yêu bạn đang theo học.

    4. Cố ý gây thương tích gây cố tật nhẹ cho nạn nhân

    Tóm tắt câu hỏi:

    Chào luật sư! Khoảng 1 tháng trước tôi bị một phụ nữ dùng đôi guốc đánh vào đầu vết thương phải khâu 2 mũi. Khi tôi bị đánh tôi đang ẵm con gái 18 tháng tuổi lúc đó con tôi cũng bị đánh 1 cái vào giữa trán gây chảy máu. Chồng tôi báo cho công an phường gần đó. Sau khi đưa mẹ con tôi về nhà chồng tôi đã quay lại đánh chồng của người kia. Chồng tôi chỉ đánh bằng tay vào mặt gã kia mấy cái rồi về nhà lúc đó cũng hơn 12h đêm. Sáng hôm sau công an phường gọi chồng tôi lên và đưa chồng tôi lên quận về hành vi dùng hung khí cố ý gây thương tích. Kết quả giám định của bên kia là bị cô´ tật. Vậy luật sư cho tôi hỏi về trường hợp của chồng tôi sẽ bị xử lý như thế nào? Anh công an thụ lý vụ án của chồng tôi nói cố tật dù 1 phần trăm cũng bị xử lý hình sự đúng hay sai? Cảm ơn luật sư!

    Luật sư tư vấn:

    Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” quy định, 

    “Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân…”.

    Như vậy, trường hợp gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ thương tật dưới 11% nhưng gây cố tật cho nạn nhân, khi có đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại hoặc của người đại diện theo pháp luật của người bị hại thì người có hành vi vi phạm vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đáp ứng đủ yếu tố cấu thành tội phạm. 

    Căn cứ theo khoản 1, mục I Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP gây cố tật nhẹ cho nạn nhân là hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân để lại trạng thái bất thường, không thể chữa được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11% khi thuộc một trong các trường hợp: làm mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm mất chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm giảm chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân,… 

    Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp, chồng bạn có hành vi dùng tay đánh vào người khác, tuy nhiên, cơ quan điều tra lại kết luận rằng chồng bạn dùng hung khí cố gây thương tích là không có căn cứ. Chồng bạn có thể làm đơn khiếu nại về quyết định này.

     Về việc gây cố tật, nếu tỷ lệ thương tật ở đây dưới 11%, mà gây ra cố tật nhẹ cho nạn nhân, và phía bên gia đình bên kia có đơn yêu cầu khởi tố thì chồng bạn vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015”, có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Trong trường hợp này, để xác định xem việc chồng bạn có gây thương tích gây cố tật nhẹ cho nạn nhân hay không còn phụ thuộc vào kết luận của cơ quan giám định tư pháp.

    5. Hành vi cố ý gây thương tích đối với thương bệnh binh

    Tóm tắt câu hỏi:

    Cho em hỏi luật sư là nhà hàng xóm em có hai đối tượng thường xuyên cố ý xúc phạm, hành động cố ý gây rối gia đình em, và đe dọa đến tính mạng ba em. Ba em hiện là thương bệnh binh (71%) đang hưởng các chế độ chính sách của Nhà nước. Do trước kia nhà em có kiện hai đối tượng bên kia về tội trộm cắp tài sản và hai đối tượng đi tù. Sau khi được thả các đối tượng vẫn còn mang thù hằn trong người với nhà em nên đã nhiều lần có hành vi cố ý xúc phạm nhân phẩm, có những hành vi như đánh ba em và xô đẩy mẹ em, có những lời lẽ đe dọa là sẽ giết ba em. Những khi xảy ra sự việc đã báo công an phường vào giải quyết nhưng sự việc vẫn diễn ra như vậy không có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Gia đình em bán xôi nên ba em phải thức dậy sớm để làm. Mẹ em thì có nhiều bệnh nguy hiểm đến sức khỏe nhưng mỗi lần hai bên giải quyết mâu thuẫn bằng lời nói thì đối tượng thường xuyên nạc nộ, xô đẩy mẹ em. Cho em hỏi thì gia đình em cần làm những thủ ra sao để có thể kệ đơn kiện . Có quay video để làm bằng chứng?

    Luật sư tư vấn:

    Theo như bạn trình bày, có hai đối tượng thường xuyên xúc phạm, có hành vi gây rối, đe dọa cuộc sống gia đình bạn nhưng bạn không nói việc gây sự của hai đối tượng có gây thương tích gì cho gia đình bạn hay không nên bạn có thể xem xét trường hợp cụ thể của gia đình theo các phân tích dưới đây:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” hai đối tượng có hành vi cố ý gây thương tích mà tỷ lệ thương tích từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau thì sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự:

    – Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hiểm cho nhiều người

    – Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân

    – Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người

    – Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    – Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuoi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình

    – Có tổ chức;

    – Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    – Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    – Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    – Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

    Trường hợp có hai đối tượng thường xuyên gây rối, đe doạ đến tính mạng, thậm trí còn có hành vi xô đẩy, hành hung ba mẹ bạn. Nếu trong trường hợp bên đó có hành vi hành hung ba mẹ bạn, mà gây ra tỷ lệ thường tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015”; đồng thời có đơn yêu cầu khởi tố hình sự từ phía ba, mẹ bạn thì hai đối tượng này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015”, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 

    Nếu hành vi không đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự, thì hai đối tượng sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm e, Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Theo đó, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi xâm hại sức khỏe của người khác:

    “3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đâu:

    …

    e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác”          

    hanh-vi-co-y-gay-thuong-tich-doi-voi-thuong-benh-binh

    Luật sư tư vấn pháp luật hành vi đe doạ giết người:1900.6568

    Mặt khác, theo thông tin bạn cung cấp, hai đối tượng còn có hành vi đe doạ giết bố mẹ bạn, nếu hành vi này có tính chất nghiêm trọng, có đủ căn cứ để cho rằng việc đe doạ gây ra hậu quả nghiêm trọng, làm cho gia đình bạn lâm vào tình trạng hoang mang, lo sợ rằng việc đe doạ giết người sẽ được thực hiện, thì người có hành vi đe doạ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đe doạ giết người theo Điều 103 “Bộ luật hình sự 2015”, có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm. 

    Trong trường hợp của bạn có thể gửi đơn tố giác hành vi của hai đối tượng ra cơ quan công an nơi hai đối tượng cư trú. Sau khi tiếp nhận được đơn của bạn thì trong thời hạn 20 ngày Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp sự việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá 2 tháng.

    Ngoài ra, người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của ba mẹ bạn, đồng thời có hành vi gây tổn hại đến sức khoẻ của ba mẹ bạn còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do những hành vi của mình gây nên theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015:

    “Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

    1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác….”

    Mức bồi thường thiệt hại được xác định như sau: 

    Mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

    – Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

    +  Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

    + Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;  

    + Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị

    + Thiệt hại khác do luật quy định.

    -Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

    Mức bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

    –  Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

    + Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

    + Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

    + Thiệt hại khác do luật quy định.

    -Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

    Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc điều hành

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 09 năm

    Tổng số bài viết: 9.534 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Cố ý gây thương tích

    Cố ý gây thương tích cho người khác

    Đền bù

    Gây thương tích

    Thương tích

    Trách nhiệm hình sự đối với hành vi đánh đập trẻ em

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết cùng chủ đề

    Quy định về bồi thường tài sản trên đất? Tiền đền bù về tài sản cố định trên đất?

    Quy định về bồi thường tài sản trên đất? Tiền đền bù về tài sản cố định trên đất?

    Công văn 2409/TCT-CS về trích khấu hao đối với khoản chi phí đền bù giải phóng mặt bằng liên quan đến tài sản cố định là quyền sử dụng đất do Tổng cục Thuế ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 2409/TCT-CS về trích khấu hao đối với khoản chi phí đền bù giải phóng mặt bằng liên quan đến tài sản cố định là quyền sử dụng đất do Tổng cục Thuế ban hành

    Công văn số 4207/UB-QLĐT do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành để bổ sung điều chỉnh một số điểm trong công văn 323/UB-QLĐT ngày 27/01/1997 của UBND/TP về phương thức đền bù và hoán đổi đất ở tại các khu tái định cư dự án Bắc Nhà Bè-Nam Bình Chánh

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 4207/UB-QLĐT do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành để bổ sung điều chỉnh một số điểm trong công văn 323/UB-QLĐT ngày 27/01/1997 của UBND/TP về phương thức đền bù và hoán đổi đất ở tại các khu tái định cư dự án Bắc Nhà Bè-Nam Bình Chánh

    Công văn 2287/TC/HCSN của Bộ Tài chính về việc thanh toán tài sản trưng mua, đền bù trong cải cách ruộng đất

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 2287/TC/HCSN của Bộ Tài chính về việc thanh toán tài sản trưng mua, đền bù trong cải cách ruộng đất

    Công văn số 2356/VPCP-VX ngày 06/05/2002 của Văn phòng Chính phủ về việc kết thúc chi trả đền bù cho công dân VN rời I Rắc do chiến tranh Vùng Vịnh

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 2356/VPCP-VX ngày 06/05/2002 của Văn phòng Chính phủ về việc kết thúc chi trả đền bù cho công dân VN rời I Rắc do chiến tranh Vùng Vịnh

    Công văn số 2980 TCT/NV6 ngày 15/08/2003 của Tổng cục Thuế về việc xuất hoá đơn và trích khấu hao tiền đền bù

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 2980 TCT/NV6 ngày 15/08/2003 của Tổng cục Thuế về việc xuất hoá đơn và trích khấu hao tiền đền bù

    Công văn số 1402 TCT/TS ngày 13/05/2004 của Tổng cục thuế về việc khấu trừ tiền đền bù thiệt hại về đất

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 1402 TCT/TS ngày 13/05/2004 của Tổng cục thuế về việc khấu trừ tiền đền bù thiệt hại về đất

    Công văn số 3024 TCT/DNNN ngày 17/09/2004 của Tổng cục thuế về việc xác định thuế TNDN đối với tiền đền bù khi NN thu hồi đất

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 3024 TCT/DNNN ngày 17/09/2004 của Tổng cục thuế về việc xác định thuế TNDN đối với tiền đền bù khi NN thu hồi đất

    Công văn số 3648/TCT-DNK của Tổng cục Thuế về việc đền bù, hỗ trợ

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 3648/TCT-DNK của Tổng cục Thuế về việc đền bù, hỗ trợ

    Công văn số 3417/TCT-PCCS về việc khoản chi đền bù do giao chậm nền nhà cho khách hàng có được đưa vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế do Tổng cục Thuế ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 3417/TCT-PCCS về việc khoản chi đền bù do giao chậm nền nhà cho khách hàng có được đưa vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế do Tổng cục Thuế ban hành

    Xem thêm

    Bài viết mới nhất

    Súng hoa cải là gì? Có được chế tạo, sử dụng súng hoa cải?

    Súng hoa cải là gì? Súng hoa cải tiếng Anh là gì? Súng hoa cải có phải vũ khí quân dụng không? Có được chế tạo, sử dụng súng hoa cải không?

    Mẫu đơn xin tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) mới nhất

    Các trường hợp tạm dừng đóng BHXH? Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tiếng Anh là gì? Mẫu đơn? Hướng dẫn viết đơn? Hồ sơ xin tạm ngừng đóng BHXH?

    Mẫu đơn xin không tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) mới nhất

    Mẫu đơn xin không tham gia BHXH là gì? Đơn xin không tham gia BHXH tiếng Anh là gì? Mẫu đơn mới nhất năm 2022? Cách viết đơn?

    Hướng dẫn thủ tục thay đổi mẫu con dấu công ty/doanh nghiệp

    Con dấu công ty có những nội dung gì? Thay đổi mẫu con dấu công ty tiếng Anh là gì? Những trường hợp được thay đổi dấu? Một số lưu ý?

    Cam kết là gì? Mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm mới nhất?

    Cam kết là gì? Cam kết tiếng Anh là gì? Giấy cam kết chịu trách nhiệm là gì? Mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm mới nhất? Hướng dẫn viết?

    Ngày đáo hạn là gì? Ngày đáo hạn phái sinh chứng khoán?

    Ngày đáo hạn là gì? Ngày đáo hạn tiếng Anh là gì? Ngày đáo hạn phái sinh chứng khoán? Chứng khoán phái sinh đáo hạn thời điểm nào?

    Đáo hạn là gì? Phân biệt giữa đáo hạn và đảo nợ ngân hàng?

    Đáo hạn là gì? Các thuật ngữ tiếng Anh? Phân biệt giữa đáo hạn và đảo nợ ngân hàng? Các quy định pháp luật hiện hành?

    Mẫu giấy ủy quyền nhận lương hưu, nhận tiền trợ cấp xã hội

    Giấy ủy quyền nhận tiền lương hưu, nhận tiền trợ cấp xã hội là gì? Giấy ủy quyền tiếng Anh là gì? Mẫu giấy ủy quyền? Khi nào cần phải ủy quyền?

    Mẫu đơn xin trợ cấp khó khăn và hướng dẫn cách viết đơn

    Đơn xin trợ cấp khó khăn là gì? Đơn xin trợ cấp khó khăn tiếng Anh là gì? Mẫu đơn xin trợ cấp khó khăn? Hướng dẫn cách viết đơn?

    Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

    Thanh niên là ai? Các thuật ngữ tiếng Anh? Quy định về vai trò? Thanh niên Việt nam trong giai đoạn hiện nay? Thách thức dành cho thanh niên?

    Mẫu tờ trình xin kinh phí mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất

    Mục đích viết tờ trình? Tờ trình xin kinh phí mua sắm thiết bị tiếng Anh là gì? Mẫu tờ trình mới nhất? Một số lưu ý? Cách viết mẫu tờ trình?

    Thủ tục tạm ứng và sơ đồ quy trình thanh toán tạm ứng chuẩn

    Tạm ứng và thanh toán là gì? Quy trình thanh toán tạm ứng tiếng Anh là gì? Vai trò? Thủ tục tạm ứng? Sơ đồ quy trình thanh toán tạm ứng chuẩn?

    Tiền sử dụng đất là gì? Miễn giảm và ghi nợ tiền sử dụng đất?

    Tiền sử dụng đất là gì? Quy định về nộp, miễn giảm, ghi nợ tiền sử dụng đất? Trường hợp miễn giảm tiền sử dụng đất? Quy định về ghi nợ tiền sử dụng đất? Thủ tục xin miễn giảm tiền sử dụng đất?

    Mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo luật đầu tư công

    Mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án là gì? Mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án? Hướng dẫn làm mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án? Một số quy định của pháp luật về chủ trương đầu tư dự án?

    Năng lực là gì? Vai trò của hồ sơ năng lực trong hoạt động marketing?

    Khái niệm năng lực là gì? Năng lực chung và năng lực chuyên môn? Các mức độ, phân loại và mối liên hệ giữa năng lực với tư chất, với trì thức, kỹ năng kỹ xảo? Khái niệm hồ sơ năng lực? Vai trò của hồ sơ năng lực trong hoạt động marketing?

    Bán phá giá là gì? Cách xác định và các biện pháp chống bán phá giá?

    Bán phá giá là gì? Cách xác định về các biện pháp chống bán phá giá? Điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Các biện pháp chống bán phá giá.

    Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại và ý nghĩa của sự kiện pháp lý?

    Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại và ý nghĩa của sự kiện pháp lý? Đặc điểm của sự kiện pháp lý? Phân biệt giữa sự kiện pháp lý và sự kiện thông thường?

    Tội chiếm giữ trái phép tài sản theo Bộ luật hình sự năm 2015

    Tội chiếm giữ trái phép tài sản là gì? Tội chiếm giữ trái phép tài sản theo Bộ luật hình sự năm 2015? Quy định về tội chiếm giữ tài sản trái phép?

    Biên độ lãi suất là gì? Biên độ lãi suất ảnh hưởng tới lãi suất vay thế nào?

    Biên độ lãi suất là gì? Biên độ lãi suất ảnh hưởng tới lãi suất vay thế nào? Biên độ lãi suất của một số ngân hàng lớn tại Việt Nam hiện nay. Những lưu ý trước khi quyết định vay vốn ngân hàng. Nên lựa chọn hình thức trả lãi nào?

    Lương là gì? Tiền lương là gì? Cơ cấu và ý nghĩa của tiền lương?

    Lương là gì? Tiền lương là gì? Cơ cấu tiền lương? Đơn giá tiền lương? Ý nghĩa của tiền lương? Các quy định về tiền lương mới nhất?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    tu-van-phap-luat-truc-tuyen-mien-phi-qua-tong-dai-dien-thoai Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín
    Tư vấn soạn thảo hợp đồng, giải quyết các tranh chấp hợp đồng

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá