Cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm tư vấn, chăm sóc và khám chữa bệnh cho người khuyết tật.
Do những thiệt thòi của người khuyết tật nên nhà nước luôn bảo đảm để người khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp.
Người khuyết tật được hưởng chính sách
Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh.
Người khuyết tật là người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm, có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác được hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại và chi phí điều trị trong thời gian điều trị bắt buộc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Nhà nước luôn khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật.
Đó là những điều kiện mà nhà nước dành cho người khuyết tật, bên cạnh những chính sách đó của nhà nước còn quy định trách nhiệm của những cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo quy định tại Điều 23 Luật người khuyết tật quy định trách nhiệm của những cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật như sau:
Xem thêm: Thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh cho người Việt Nam
Thứ nhất, thực hiện biện pháp khám bệnh, chữa bệnh phù hợp cho người khuyết tật.
Thứ hai, Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Thứ ba, tư vấn biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm khuyết tật; xác định khuyết tật bẩm sinh đối với trẻ em sơ sinh để kịp thời có biện pháp điều trị và chỉnh hình, phục hồi chức năng phù hợp.
Thứ tư, thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ khám bệnh, chữa bệnh chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
Xem thêm: Điều kiện, thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh