Khi vận tải hàng nguy hiểm đòi hỏi các bên cần có những trách nhiệm cho riêng mình để đảm bảo cho việc vận chuyển an toàn, hàng hóa cũng sẽ không có tổn thất.
Khi vận tải hàng nguy hiểm đòi hỏi các bên cần có những trách nhiệm cho riêng mình để đảm bảo cho việc vận chuyển an toàn, hàng hóa cũng sẽ không có tổn thất. Trách nhiệm của bên người thuê vân tải và
1. Trách nhiệm của người thuê vận tải hàng nguy hiểm
Người thuê vận tải hàng nguy hiểm còn có trách nhiệm sau đây:
– Có giấy phép đối với hàng nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền cấp cho loại, nhóm, tên hàng nguy hiểm quy định phải có giấy phép đối với hàng nguy hiểm.
– Lập tờ khai gửi hàng nguy hiểm theo quy định và giao cho người vận tải trước khi xếp hàng lên phương tiện, trong đó ghi rõ: tên hàng nguy hiểm; mã số; loại, nhóm hàng nguy hiểm; khối lượng tổng cộng; loại bao bì; số lượng bao, gói; ngày, nơi sản xuất; họ và tên, địa chỉ người thuê vận tải hàng nguy hiểm; họ và tên, địa chỉ người nhận hàng nguy hiểm.
– Thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp vận tải hàng nguy hiểm về những yêu cầu phải thực hiện trong quá trình vận tải; hướng dẫn xử lý trong trường hợp có sự cố do hàng nguy hiểm gây ra, kể cả trong trường hợp có người áp tải. Chịu trách nhiệm về các tổn thất phát sinh do cung cấp chậm trễ, thiếu chính xác hoặc không hợp lệ các thông tin, tài liệu và chỉ dẫn.
– Tổ chức áp tải hàng đối với loại, nhóm hàng nguy hiểm mà các cơ quan quy định phải có người áp tải. Người áp tải hàng nguy hiểm có trách nhiệm thường xuyên hướng dẫn, giám sát việc xếp, dỡ hàng nguy hiểm trên phương tiện; cùng trưởng tàu và những người liên quan bảo quản hàng và kịp thời xử lý khi có sự cố xảy ra trong quá trình vận tải.
2. Trách nhiệm của doanh nghiệp vận tải hàng nguy hiểm
Doanh nghiệp vận tải hàng nguy hiểm còn có trách nhiệm sau đây:
– Chỉ tiến hành vận tải khi có giấy phép đối với hàng nguy hiểm và hàng nguy hiểm có đủ giấy tờ, được đóng gói, dán nhãn theo đúng quy định.
Xem thêm: Trách nhiệm vật chất là gì? Phân biệt trách nhiệm vật chất và kỷ luật lao động
>>> Luật sư
– Kiểm tra hàng nguy hiểm, bảo đảm an toàn vận tải theo quy định.
– Thực hiện các chỉ dẫn ghi trong thông báo của người thuê vận tải và những quy định ghi trong giấy phép đối với hàng nguy hiểm.
– Chỉ đạo những người trực tiếp liên quan đến vận tải hàng nguy hiểm thực hiện quy định về vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt.
– Mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất