Trách nhiệm bồi thường của người gây tai nạn giao thông. Truy cứu trách nhiệm hình sự khi vi phạm quy tắc điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây tai nạn.
Trách nhiệm bồi thường của người gây tai nạn giao thông. Truy cứu trách nhiệm hình sự khi vi phạm quy tắc điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây tai nạn.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư tư vấn: Vừa rồi gia đinh tôi có người bị nạn bị tai nạn giao thông sinh năm 1949 – người gây tai nạn là người lái xe taxi gạt xe máy của người nhà tôi bị ngã xuống bị chấn thương sọ não trên đầu, Trong lúc người nhà tôi nằm viện người lái taxi không lo một khoản tiền nào hết , khi người nhà tôi ra viện ,gia đình tôi xin giấy đi giám định thì người nhà tôi được tỷ lệ thương tích 46%, Vậy tôi hỏi luật sư người gây tai nạn sẽ đền bù cho người nhà gia đình tôi như thế nào, tôi xin cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
– Nghị quyết số 03/2006/NQ- HĐTP
2. Giải quyết vấn đề:
Theo thông tin bạn trình bày thì gia đinh bạn có người bị tai nạn giao thông sinh năm 1949. Người gây tai nạn là người lái xe taxi gạt xe máy của người nhà bạn bị gã xuống bị chấn thương sọ não trên đầu. Kết quả là người nhà bạn bị
Xem thêm: Mức phạt người rải đinh ra đường? Mức phạt hành vi rải đinh ra đường?
Theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
"Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này."
Theo đó, căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là có hành vi xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác và hành vi này đã gây ra thiệt hại, thì người đã có hành vi xâm phạm đó phải có trách nhiệm phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Trong trường hợp của bạn có thể xảy ra các trường hợp sau:
– Trường hợp 1: nếu người lái xe taxi hoàn toàn có lỗi gây thiệt hại về sức khỏe cho người nhà bạn thì người đó có trách nhiệm bồi thường cho người nhà bạn theo quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015. Việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó, các chi phí mà người gây tai nạn phải bồi thường gồm:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
+ Một khoản tiền để bù đắp tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại. Mức bồi thường có thể do các bên thỏa thuận nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa là 50 lần mức lương cơ sở. Hiện tại mức lương cơ sở nhà nước là 1.300.000 đồng/tháng. Do đó, mức bồi thường tổn thất tinh thần tối đa mà bạn được nhận là 65.000.000 đồng.
Xem thêm: Trường hợp nào lái xe được rời khỏi hiện trường tai nạn giao thông?
>>> Luật sư tư vấn trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông: 1900.6568
Nếu như người gây tai nạn không thực hiện việc bồi thường cho bạn thì người nhà bạn có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân nơi bị đơn – người lái xe taxi cư trú để Toà án giải quyết.
– Trường hợp 2: nếu người lái xe taxi không hề có lỗi và việc xảy ra tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khỏe xảy ra hoàn toàn là do lỗi của người nhà bạn thì người lái xe taxi không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015. Và trong trường hợp cơ quan điều tra giao thông xác định người nhà bạn hoàn toàn có lỗi trong việc gây ra tai nạn dẫn đến việc xảy ra tai nạn. Trong trường hợp này, người nhà bạn sẽ không được bồi thường bất kỳ khoản chi phí nào, cho dù họ là người bị thiệt hại ở đây. Họ còn có thể phải bồi thường lại cho người lái xe taxi nếu như người đó bị thiệt hại về sức khỏe, tài sản do hành vi trái pháp luật, có lỗi của họ gây ra.
– Trường hợp 3, người lái xe taxi và người nhà bạn được xác định là cùng có lỗi trong việc gây ra tai nạn và dẫn đến việc có thiệt hại xảy ra thì căn cứ theo nguyên tắc phát sinh trách nhiệm bồi thường tại Điều 584 và căn cứ phát sinh thiệt hại được quy định tại Mục 1 Phần 1 Nghị quyết 03/2006/NQ- HĐTP nêu trên thì có thể thấy người lái xe taxi và người nhà bạn đều phải có trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại xảy ra do hành vi của mình gây nên.