Tổng hợp những câu nói hay trong Kinh Thánh (Anh - Việt)

Hầu hết mọi người đều biết về Kinh Thánh nhưng chưa hiểu rõ về Kinh Thánh hay có những hiểu nhầm, tư tưởng, định kiến về Kinh Thánh đặc biệt là ở Việt Nam, bởi những truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức của chúng ta, khiến cho khó tiếp nhận được cái mới. Hôm nay các bạn học hãy bỏ lại hết những nghi ngại mà cùng tìm hiểu về cuốn sách Kinh Thánh rất đặc biệt này thông qua bài viết dưới đây.

1. Đặc điểm của Kinh Thánh:

1.1. Kinh Thánh là cuốn sách cổ nhất:

Kinh Thánh được viết vào 3500 năm trước, tức là vào năm 1500 TCN, được biết đến là quyển sách đầu tiên trong lịch sử nhân loại. 

Nhiều người hay nhầm tưởng Kinh Thánh là của Thiên Chúa giáo, nhưng trên thực tế Thiên Chúa giáo ra đời vào khoảng năm 500 SCN, sau Kinh Thánh hơn 2000 năm. Nên không thể nói rằng Kinh Thánh là của Thiên Chúa giáo.

Sở dĩ nhiều người ngày nay lầm tưởng rằng Sách Kinh Thánh là của Thiên Chúa giáo là vì Thiên Chúa giáo lấy nhiều ý tưởng và giáo lí từ trong Kinh Thánh, thay đổi và dạy dỗ cho các tín đồ.

1.2. Kinh Thánh được chép trong 1600 năm bởi 36 người Do Thái:

Kinh Thánh được chép trong khoảng 1600 năm từ thời của Môise, người chép năm sách đầu của Cựu Ước, cho đến thời sứ đồ Giăng, người viết một số sách cuối cùng của Tân Ước. Kinh Thánh được ghi chép bởi 36 Đấng tiên tri người Do Thái có xuất thân khác nhau: có người là vua, có người là người chăn cừu, có người là người đánh cá…, họ không quen biết gì lẫn nhau và sống ở những thời đại khác nhau. Họ tự nhận mình chỉ là người chép chứ không phải tác giả của Kinh Thánh.

Đức Chúa Trời chính là tác giả của Kinh Thánh. Bởi tác giả chính là Đức Chúa Trời, không phải loài người, nên Kinh Thánh không hề mâu thuẫn với nhau mà đều thống nhất về nội dung và ý nghĩa.

1.3. Kinh Thánh là sách bán chạy nhất thế giới:

Theo Thống kê Guinness Thế giới năm 2021, Kinh thánh hiện là cuốn sách bán chạy nhất thế giới mọi thời đại. Khoảng 5 tỷ bản Kinh Thánh đã được in bằng hơn 3.000 ngôn ngữ trên khắp thế giới, và nó đã được phổ cập đến hầu hết các dân tộc trên thế giới trong hơn hai thiên niên kỷ.

1.4. Kinh Thánh được dịch ra nhiều ngôn ngữ nhất trên thế giới:

Như đã đề cập ở trên, Kinh Thánh là sách được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ, với hơn 3000 ngôn ngữ khác nhau nhằm mục đích phổ cập Kinh Thánh cho toàn nhân loại. Ở Việt Nam, Kinh Thánh cũng đã được dịch ra nhiều thứ tiếng như: Kinh, Mương, Kơho, M'Nông,... Theo số liệu thống kê cho biết, 90% dân số trên thế giới đều biết Kinh Thánh. Nếu như bạn không biết đến Kinh Thánh hay cũng chưa đọc Kinh Thánh lần nào thì bạn đang nằm trong số 10% còn lại!

1.5. Kinh Thánh là cuốn sách hợp thời nhất:

Mặc dù là cuốn sách cổ nhất, được viết vào 3500 năm trước nhưng các giá trị trong Kinh Thánh thì vô cùng phù hợp với tư tưởng của xã hội hiện đại ngày nay. Kinh Thánh không phải là một cuốn kinh bình thường nhưng lại chứa đựng rất nhiều giá trị về kinh tế, đạo đức, lịch sử, cách dạy con… Có rất nhiều quyển sách đã được lấy cảm hứng từ Kinh Thánh như: "Kinh Thánh về nghệ thuật lãnh đạo" (Lorin Woolfe), "Kinh Thánh về nghệ thuật bán hàng" (Jeffrey Gitomer), "Mười Điều Răn dành cho doanh nhân" (Mario Bruhlmann),.....

1.6. Kinh Thánh là quyển sách quyền lực nhất thế giới:

Kinh Thánh chính là nền tảng của Hiến Pháp Mĩ. Các nhà lập pháp Mĩ khi lập ra Hiến Pháp đã lấy rất nhiều những giá trị và tư tưởng của Kinh Thánh để làm gốc. Cho nên, Hiến Pháp Mĩ có lịch sử lâu đời nhất (1789) và ngắn nhất (4.400 từ) so với bất cứ bản hiến pháp nào trên thế giới, nhưng lại là bản hiến pháp được nhiều quốc gia khác lấy làm mô hình tham chiếu cho hiến pháp nước mình. Đó là bởi vì Hiến Pháp Mĩ được lấy từ Kinh Thánh.

Ở nước Mĩ và nhiều nước Châu Âu trên thế giới có truyền thống tổng thống đặt tay lên Kinh Thánh khi tuyên thệ nhậm chức. Thậm chí quyển sách Kinh Thánh còn được đặt trên Hiến Pháp - đạo luật quan trọng của mỗi một quốc gia. Các tổng thống một tay đặt lên Kinh Thánh và một tay giơ lên xin tuyên thệ với Đức Chúa Trời - tác giả của Kinh Thánh. Đây chính là điều đặc biệt. Chúng ta có thể thấy rõ ràng ở những nước đó tổng thống và người dân coi trọng Kinh Thánh đến mức như thế nào.

1.7. Kinh Thánh là quyển sách khó hiểu nhất:

Lí do là bởi vì ngoài những giá trị về kinh tế, lịch sử, đạo đức thì trong Kinh Thánh có những lời tiên tri. Những giá trị về kinh tế, lịch sử, đạo đức mà chúng ta thường dễ nhận thấy chỉ là 3 phần nổi của tảng băng chìm mà thôi. Rất nhiều nhà khoa học, cơ quan, tổ chức và ngay cả NASA - Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ - đã chứng minh những lời tiên tri trong Kinh Thánh là sự thật.

2. Tổng hợp những câu nói hay trong Kinh Thánh (Anh - Việt):

Câu Kinh Thánh 

Bản Tiếng Việt (1925)

Bản Tiếng Anh (News Kinh James Version)

Thi Thiên 53:1  

Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng chẳng có Đức Chúa Trời

Chúng nó đều bại hoại, phạm tội ác gớm ghiếc

Chẳng có ai làm điều lành

The fool has said in his heart,

“There is no God.”

They are corrupt, and have done abominable iniquity;

There is none who does good.

Khải Huyền 22:18-19 

Tôi ngỏ cho kẻ nào nghe lời tiên tri trong sách này: Nếu ai thêm vào sách tiên tri nầy điều gì, thì Đức Chúa Trời sẽ thêm cho người ấy tai nạn đã ghi chép trong sách nầy. Và kẻ nào bớt điều gì trong những lời ở sách tiên tri nầy, thì Đức Chúa Trời sẽ cất lấy phần họ về cây sự sống và thành thánh, mà đã chép ra trong sách nầy.

For I testify to everyone who hears the words of the prophecy of this book: If anyone adds to these things, God will add to him the plagues that are written in this book; and if anyone takes away from the words of the book of this prophecy, God shall take away his part from the Book of Life, from the holy city, and from the things which are written in this book.

Khải Huyền 22:17 

Thánh Linh và Vợ Mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không.

And the Spirit and the bride say, “Come!” And let him who hears say, “Come!” And let him who thirsts come. Whoever desires, let him take the water of life freely.

Mathiơ 26:17-19 

Trong ngày thứ nhất ăn bánh không men, môn đồ đến gần Đức Chúa Jêsus mà thưa rằng: Thầy muốn chúng tôi dọn cho thầy ăn Lễ Vượt Qua tại đâu? Ngài đáp rằng: Hãy vào thành, đến nhà mộ người kia, mà nói rằng: Thầy nói: Giờ ta gần đến; ta và môn đồ ta sẽ giữ Lễ Vượt Qua trong nhà ngươi. Môn đồ làm y như lời Đức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn Lễ Vượt Qua.

Now on the first day of the Feast of Unleavened Bread the disciples came to Jesus, saying to Him, “Where do You want us to prepare for You to eat the Passover?”

And He said, “Go into the city to a certain man, and say to him, ‘The Teacher says, “My time is at hand; I will keep the Passover at your house with My disciples.” ’ ”

Mathiơ 26:26-28

Khi đương ăn, Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy Hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết áp của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.

And as they were eating, Jesus took bread, blessed and broke it, and gave it to the disciples and said, “Take, eat; this is My body.”

Then He took the cup, and gave thanks, and gave it to them, saying, “Drink from it, all of you. For this is My blood of the new covenant, which is shed for many for the remission of sins.

Giăng 6:53-54

Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng họ rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không ăn thịt của Con người, cùng không uống huyết Ngài, thì chẳng có sự sống trong các ngươi đâu. Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời; nơi ngày sau rốt, ta sẽ khiến người đó sống lại.

Then Jesus said to them, “Most assuredly, I say to you, unless you eat the flesh of the Son of Man and drink His blood, you have no life in you. Whoever eats My flesh and drinks My blood has eternal life, and I will raise him up at the last day.

Galati 4:26 

Nhưng thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta.

But the Jerusalem above is free, which is the mother of us all.

Sáng Thế Ký 2:7 

Giêhôva Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.

And the Lord God formed man of the dust of the ground, and breathed into his nostrils the breath of life; and man became a living being.

Truyền đạo 12:7 

Và bụi tro trở vào đất y như nguyên cứ, và thần linh trở về nơi Đức Chúa Trời, là Đấng đã ban nó.

Then the dust will return to the earth as it was,

And the spirit will return to God who gave it.

Truyền Đạo 12:8 

Kẻ Truyền đạo nói: Hư không của sự hư không; mọi sự đều hư không.

Vanity of vanities,” says the Preacher,

“All is vanity.

Xuất Êdíptô Ký 20:4-5

Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp nầy, hoặc trong nước dưới đất. Ngươi chớ quỳ lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó; vì ta là Giêhôva  Đức Chúa Trời ngươi, tức là Đức Chúa Trời kỵ tà, hễ ai ghét ta, ta sẽ nhân tội tổ phụ phạt lại con cháu đến ba bốn đời.

You shall not make for yourself a carved image—any likeness of anything that is in heaven above, or that is in the earth beneath, or that is in the water under the earth; you shall not bow down to them nor serve them. For I, the Lord your God, am a jealous God, visiting the iniquity of the fathers upon the children to the third and fourth generations of those who hate Me,   

Thi Thiên 135:15-18 

Hình tượng của các dân bằng bạc và bằng vàng, 

Là công việc tay loài người làm ra.

Hình tượng có miệng mà không nói,

Có mắt mà chẳng thấy,

Có tai mà không nghe,

Và miệng nó không hơi thở.

Phàm kẻ nào làm hình tượng, và nhờ cậy nơi nó,

Đều giống như nó.

The idols of the nations are silver and gold,

The work of men’s hands.

They have mouths, but they do not speak;

Eyes they have, but they do not see;

They have ears, but they do not hear;

Nor is there any breath in their mouths.

Those who make them are like them;

So is everyone who trusts in them.

Đaniên 7:25

Vua đó sẽ nói những lời phạm đến Đấng Rất Cao, làm hao mòn các thánh của Đấng Rất Cao, và định ý đổi những thời kỳ và luật pháp; các thánh sẽ bị phó trong tay người cho đến một kỳ, những kỳ và nửa kỳ.

He shall speak pompous words against the Most High,

Shall persecute the saints of the Most High,

And shall intend to change times and law.

Then the saints shall be given into his hand

For a time and times and half a time.

Giacơ 2:26

Vả, xác chẳng có hồn thì chết, Đức tin không có việc làm cũng chết như vậy.

For as the body without the spirit is dead, so faith without works is dead also

II Timôthê 3:1-4

Hãy biết rằng trong ngày sau rốt, sẽ có những thời kỳ khó khăn. Vì người ta đều tư kỷ, tham tiền, khoe khoang, xấc xược, hay nói xấu, nghịch cha mẹ, bội bạc, không tin kính, vô tình, khó hòa thuận, hay phao vu, không tiết độ, dữ tợn, thù người lành, lường thầy, phản bạn, hay nóng giận, lên mình kiêu ngạo, ưa thích sự vui chơi hơn là yêu mến Đức Chúa Trời,

But know this, that in the last days perilous times will come: For men will be lovers of themselves, lovers of money, boasters, proud, blasphemers, disobedient to parents, unthankful, unholy, unloving, unforgiving, slanderers, without self-control, brutal, despisers of good, traitors, headstrong, haughty, lovers of pleasure rather than lovers of God,

3. Bố cục của Kinh Thánh:

Kinh Thánh gồm 66 quyển sách nhỏ: 39 sách Cựu Ước và 27 sách Tân Ước Ước. Cựu Ước là những sách được viết trước khi Đức Chúa Jesus ra đời. Còn Tân Ước là những sách được viết sau khi Đức Chúa Jesus ra đời.

3.1. Sắp xếp của Kinh Thánh Cựu Ước:

- Ngũ kinh của Môise: Sáng Thế Ký, Xuất Êdíptô Ký, Lêvi Ký, Dân Số Ký, Phục Truyền Luật Lệ Ký

- Sách lịch sử: Giôsuê, Các Quan Xét, Rutơ, I Samuên, II Samuên, I Các Vua, II Các Vua, I Sử Ký, II Sử Ký, Êxơra, Nêhêmi, Êxơtê

- Sách thơ ca: Thi Thiên, Châm ngôn, Nhã ca, Gióp, Truyền Đạo

- Sách tiên tri: Êsai, Giêrêmi, Êxêchiên, Đaniên, Ôsê, Giôên, Amốt, Ápđia, Giôna, Michê, Nahum, Habacúc, Sôphôni, Aghê, Xachari, Malachi.

3.2. Sắp xếp của Kinh Thánh Tân Ước:

- 4 sách Tin Lành (ghi chép về công việc của Đức Chúa Jêsus): Mathiơ, Mác, Luca, Giăng

- Sách lịch sử (ghi lại công việc của các sứ đồ): Công Vụ Các Sứ Đồ

- Sách thư tín: Rôma, I Côrinhtô, II Côrinhtô, Galati, I Têsalônica, II Têsalônica, I Timôthê, II Timôthê, Tít, Êphêsô, Philíp, Côlôse, Philêmôn

- Thư tín thông thường: Hêbơrơ, Giacơ, I Phierơ, II Phierơ, I Giăng, II Giăng, III Giăng, Giuđe

- Sách tiên tri: Khải Huyền

4. Các sách Chính Kinh và Ngoại Kinh:

‐ Chính Kinh: 39 sách Cựu Ước, 27 sách Tân Ước

‐ Ngoại Kinh: những sách bị loại khỏi những sách Chính Quy của Kinh Thánh thông qua nhiều cuộc sàng lọc Kinh Thánh (khoảng 14 cuốn).

Giọng điệu của Ngoại Kinh kém xa ngữ điệu của Kinh Thánh, và còn chứa những học thuyết phủ định Kinh Thánh. Vì lí do này, những sách ấy không bao giờ được công nhận là các sách Chính Quy. Bởi những tài liệu này có chất lượng kém và không có giá trị sử học, nên còn gọi là Kinh Ngụy Tác.

Đức Chúa Jêsus không bao giờ trích dẫn Kinh Ngụy Tác khi Ngài giảng đạo.

Tuy nhiên, Giáo hội Công giáo La Mã (Thiên Chúa giáo ngày nay) lại chấp nhận chính thức các sách Kinh Ngụy Tác và tuyên bố Kinh Ngụy Tác là một phần của Kinh Thánh.

Khi chúng ta đọc Kinh Thánh, chúng ta nên đọc bản gốc là Chính Kinh: Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước, chứ không nên đọc Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo hay của Tin Lành, hoặc các loại Kinh Thánh khác. Bởi đó là những cuốn sách đã bị sửa đổi so với bản gốc nên ý nghĩa bị khác đi rất nhiều.

Hơn nữa, sách Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước có khá nhiều bản dịch khác nhau, nhưng tốt nhất chúng ta nên đọc bản dịch 1925, là bản dịch hay nhất, sâu sắc mà vẫn giữ được nguyên ý nghĩa của Kinh Thánh.

5. Ngôn ngữ của Kinh thánh:

Từ "Kính Thánh" (Bible) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, βιβλος [Biblos = Quyển sách]

5.1. Kinh thánh Cựu Ước được ghi chép bằng tiếng Heboro:

Một số sách Cựu Ước (Êxơra, Giêrêmi, Đaniên) được ghi chép bằng tiếng Aram (tiếng Anhrê) ngôn ngữ của nước Babylôn.

Được cho biết rằng người Do Thái nói cả tiếng Hêbơrơ và tiếng Aram sau thời gian làm phu tù tại Babylôn.

5.2. Kinh thánh Tân Ước được viết bằng tiếng Gờréc (Hy Lạp):

Tiếng Gờréc (Hy Lạp): là ngôn ngữ đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới lúc bấy giờ. Tiếng Hy Lạp trở thành ngôn ngữ chính thức của Đế quốc La Mã vào thế kỉ thứ nhất SCN.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )