Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Luật Hình sự

Tội vu khống là gì? Hình phạt đối với tội vu khống theo Bộ luật hình sự?

  • 16/10/202216/10/2022
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    16/10/2022
    Luật Hình sự
    0

    Tội vu khống là gì? Tội vu khống theo quy định của Bộ luật hình sự? Tội vu khống được quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015?

      Không phải hành vi xuyên tạc, giả dối, ‘nói không thành có’ nào cũng bị xác định là tội phạm. Một người chỉ phạm tội vi khống khi thỏa mãn những điều kiện được quy định tại Bộ luật Hình sự. Vậy vu khống là gì? Tội vu khống được quy định như thế nào?

      Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Tội vu khống là gì?
      • 2 2. Cấu thành tội phạm của tội vu khống:
      • 3 3. Một số điểm cần lưu ý về tội vu khống:
      • 4 4. Tội vu khống được quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015:

      1. Tội vu khống là gì?

      Vu khống, được hiểu là hành vi bịa đặt, loan truyền những điều mà mình biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự, hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

      Hành vi vu khống có thể thể hiện dưới các hình thức sau đây:

      – Bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc nhằm gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác: Người phạm tội có hành vi đưa ra những thông tin không đúng sự thật và có nội dung xúc phạm nhân phẩm, danh dự, uy tín người khác như đưa ra thông tin người khác có hành vi thiếu đạo đức, có hành vi vi phạm pháp luật mặc dù người đó không có hành vi này. Hình thức đưa ra những thông tin nói trên có thể dưới những dạng khác nhau như truyền miệng, qua các phương tiện thông tin đại chúng, viết đơn, thư tố giác, … Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội biết những thông tin mình đưa ra là không đúng sự thật nhưng đã thực hiện nhằm xúc phạm danh dự hoặc nhằm gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

      – Loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc nhằm gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác: Lỗi của người phạm tội là cố ý. Người phạm tội biết thông tin mà mình loan truyền là sai sự thật nhưng đã loan truyền nhằm mục đích xúc phạm danh dự hoặc nhằm gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Nếu người phạm tội nhầm tưởng thông tin mình loan truyền là đúng sự thật thì hành vi không cấu thành tội này.

      – Bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan nhà nước: Người phạm tội có hành vi tố cáo người khác có hành vi phạm tội trước cơ quan nhà nước như trước các cơ quan công an, hải quan, viện kiểm sát…. Mặc dù thực tế người này không có hành vi đó. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội biết rõ người mình tố giác không có hành vi phạm tội nhưng vẫn tố giác họ.

      Tội vu khống trong tiếng Anh là Slander.

      Tội vu khống được biểu hiện ở những hành vi như bịa đặt những chuyện xấu cho người khác về vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức, pháp luật…

      Bịa đặt là hư cấu những chuyện không có thật; loan truyền những chuyện, những điều biết rõ là bịa đặt, vu oan cho người khác; bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan nhà nước, cho rằng họ đã phạm một tội nào đó.

      Xem thêm: Hỏi về hành vi tố cáo sai sự thật

      Hành vi vu khống có thể thực hiện thông qua các hình thức như truyền miệng, viết bài, gửi đơn, thư tố giác, thư nặc danh…

      Lưu ý: trường hợp người đưa tin bịa đặt nhưng lầm tưởng những điều họ loan tin là có thật thì không phạm tội.

      Hậu quả xảy ra là nạn nhân bị mất uy tín, danh dự hoặc bị thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Tội vu khống được coi là hoàn thành từ khi người phạm tội thực hiện hành vi loan truyền những điều bịa đặt cho người khác biết hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước về việc người khác phạm tội.

      2. Cấu thành tội phạm của tội vu khống:

      Cấu thành tội phạm của tội vu khống:

      (i) Khách thể của tội vu khống: là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền được tôn trọng và bảo vệ về nhân phẩm, danh dự của con người. Đối tượng tác động là con người.

      (ii) Mặt khách quan của tội vu khống

      Hành vi khách quan của tội vu khống bao gồm những hành vi sau:

      – Hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Đây là hành vi cố tình đưa ra những thông tin không đúng sự thật nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác hoặc làm ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

      Xem thêm: Làm thế nào khi bị vu oan là ăn cắp?

      – Hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của người khác. Đay là trường hợp chửi thể không phải là người tạo ra thông tin bịa đặt đó nhưng khi thu được thông tin họ cố ý làm cho người khác biết mặc dù họ biết rõ đó là thông tin bịa đặt.

      – Hành vi bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

      Tội phạm hoàn thành ngay từ khi những hành vi nói trên được thực hiện không phụ thuộc vào việc quyền lợi của nạn nhân đã bị xâm hại hay chưa.

      (iii) Mặt chủ quan của tội vu khống: người phạm tội vu khống luôn thực hiện hành vi phạm tội của mình với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

      (iv) Chủ thể của tội vu khống: người phạm tội vu khống là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.

      Hình phạt đối với người phạm tội vu khống

      Mức hình phạt đối với tội phạm này được chia thành hai khung, cụ thể như sau:

      (i) Khung 1 (Khoản 1):phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan và chủ quan.

      Xem thêm: Cấu thành tội vu khống? Xử lý hành vi vu khống người khác?

      (ii) Khung 2 (Khoản 2):Có mức phạt tù từ một năm đến bảy năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây: Có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đối với nhiều người (từ hai người bị hại trở lên); đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho chính người phạm tội (cho mình); đối với người thi hành công vụ (xem giải thích tương tự ở tội đe dọa giết người); vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng (tội rất nghiêm trọng là tội nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối vói tội đó là đến mười lăm năm tù. Tội đặc biệt nghiêm trọng là tội gây nguy hại đặc biệt cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội đó là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình).

      Hình phạt bổ sung (khoản 3): Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

      3. Một số điểm cần lưu ý về tội vu khống:

      – Đối tượng bị vu khống của tội này không phải là pháp nhân hay một nhóm người mà là con người cụ thể.

      – Người phạm tội thuộc trường hợp quy định ở khoản 1 chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi người bị hại có yêu cầu khởi tố hình sự. nếu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm hình sự, người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì vụ án phải được đình chỉ.

      – Thực tế có rất nhiều tin báo tố giác tội phạm do công dân, tổ chức cung cấp, nhưng qua điều tra xác minh Cơ quan điều tra xác định không có tội phạm xảy ra và đã ra quyết định không khởi tố vụ án.

      – Có trường hợp đơn tố giác tội phạm đã được đưa vào tiến trình tố tụng hình sự, nhưng sau đó Cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định đình chỉ vì không có tội – tức là sự tố giác tội phạm sai sự thật.

      Trường hợp này không coi là có hành vi vu khống mà được xử lý theo Điều 103 Bộ luật Tố tụng hình sự. Muốn xác định có hành vi vu khống hay không phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào lí do, mục đích khác nhau của việc cung cấp tin báo tố giác tội phạm.

      4. Tội vu khống được quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015:

      Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự) quy định về tội vu khống, như sau:

      Xem thêm: Tội vu khống người khác theo Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015

      “1- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: (a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; (b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

      2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: (a) Có tổ chức; (b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; (c) Đối với 02 người trở lên; (d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình; (đ) Đối với người đang thi hành công vụ; (e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; (g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%77; (h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

      3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: (a) Vì động cơ đê hèn; (b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên78; (c) Làm nạn nhân tự sát.

      4- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm” (Điều 156).

      Kết luận: Vu khống là một hành vi cần phải lên án, vì nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân/ tổ chức bị vu không, ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, hình ảnh của bị hại. Do có mức hình phạt cụ thể đối với hành vi này, nhưng cũng không hoàn toàn hồi phục về những lợi ích hoặc danh dự bị mất nên mỗi cá nhân và tổ chức cần nắm rõ các thông tin trước khi cáo buộc hay dò xét người khác để tránh xâm phạm đến quyền lợi cá nhân của họ được pháp luật bảo vệ.

        Xem thêm: Trách nhiệm của Đảng viên khi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Tội vu khống

        Tội vu khống người khác

        Vu khống


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Mức xử phạt hành vi vu khống, bịa đặt lăng mạ người khác

        Hành vi vu khống, bịa đặt lăng mạ được hiểu như thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi vu khống, bịa đặt lăng mạ người khác? Trách nhiệm hình sự đối với hành vi vu khống, bịa đặt lăng mạ người khác?

        Đặt điều nói xấu người khác vi phạm quyền gì? Mức xử phạt?

        Đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền gì? Bị hàng xóm đặt điều nói xấu có được kiện được không? Quy định về mức xử phạt đối với hành vi bịa đặt, nói xấu người khác?

        Vu khống là gì? Mức hình phạt tội vu khống theo quy định Bộ luật hình sự?

        Vu khống là gì? Các yếu tố cấu thành tội vu khống? Mức xử phạt tội vu khống theo quy định Bộ Luật hình sự?

        Xử phạt khi vu khống, xúc phạm, sử dụng hình ảnh người khác trái phép

        Quyền của cá nhân đối với hình ảnh và quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm, uy tín? Xử phạt đối với hành vi xâm phạm quyền hình ảnh và quyền được bảo vệ về nhân phẩm, danh dự, uy tín của cá nhân? Xử phạt khi vu khống, xúc phạm, sử dụng hình ảnh người khác trái phép?

        Có phải tội vu khống không? Làm gì khi bị người khác vu khống?

        Có đủ cấu thành tội vu khống không? Không nhận được tiền lương, em gửi mail cho đối tác thông báo việc đó thì có bị coi là vu khống?

        Tố cáo hành vi vu khống gây ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm

        Tố cáo hành vi vu khống người khác làm ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm. Tố cáo hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm.

        Xử lý đối với hành vi xúc phạm danh dự và vu khống người khác

        Xử lý đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm và vu khống người khác. Quy định của pháp luật về tội làm nhục và vu khống người khác.

        Đồng phạm của tội vu khống? Thủ tục kiện tội vu khống?

        Vu khống người khác. Đồng phạm của tội vu khống. Trường hợp đồng phạm của tội phạm vu khống bị xử lí hình sự như thế nào?

        Cấu thành tội vu khống? Xử lý hành vi vu khống người khác?

        Vu khống được hiểu là hành vi bịa đặt, loan truyền những điều mà mình biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ