Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Tài chính ngân hàng
    • Kế toán Kiểm toán
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Tội bức tử là gì? Tội bức tử theo Bộ luật hình sự năm 2015?

Tư vấn pháp luật

Tội bức tử là gì? Tội bức tử theo Bộ luật hình sự năm 2015?

  • 24/05/202224/05/2022
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    24/05/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Tội bức tử là gì? Đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát có phải là tội bức tử không? Cấu thành tội phạm của tội bức tử theo Bộ luật hình sự 2015? Quy định về người bị hại trong tội bức tử?

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Tội bức tử là gì?
    • 2 2. Cấu thành tội phạm của tội bức tử theo Bộ luật hình sự 2015:
    • 3 3. Quy định về người bị hại trong tội bức tử:

    1. Tội bức tử là gì?

    Tội bức tử được quy định tại Điều 130 Bộ luật hình sự như sau:

    “1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

    a) Đối với 02 người trở lên;

    b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.“

    Bức tử là hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình, làm người đó tự sát. Cấu thành tội phạm của tội bức tử gồm: chủ thể của tội phạm, mặt khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm.

    toi-buc-tu-la-gi-cau-thanh-toi-buc-tu-theo-quy-dinh-cua-bo-luat-hinh-su-moi-nhat

    Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    Chủ thể của tội phạm

    Chủ thể của tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính trước hết phải đảm bảo các yếu tố cần và đủ như: độ tuổi, năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các Điều 12, 13 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, đối với tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này. Chủ thể của tội phạm này có thể là bất kì ai.

    Mặt khách thể của tội phạm.

    Tội phạm trực tiếp xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự người khác, đống thời gián tiếp xâm phạm quyền sống của người đó.

     Mặt khách quan của tội phạm.

    * Hành vi khách quan.

    Theo quy định của điều luật nêu trên thì người bị coi là phạm tội bức tử khi có một trong những hành vi sau đây:

    – Đối xử tàn ác đối với nạn nhân: Người phạm tội đã có hành vi đối xử một cách tàn nhẫn, có hành đông gây đau khổ cho người lệ thuộc mình. Sự đau khổ của nạn nhân không chỉ là sự đau khổ về thể xác, mà còn có thể đau khổ về tinh thần.

    – Thường xuyên ức hiếp nạn nhân: Đó là hành vi dựa vào quyền hành, sức mạnh, tiền tài để đè nén, buộc người lệ thuộc mình phải chịu đựng những bất công, phi lý mà không dám phản kháng… Hành vi ức hiếp phải xảy ra thường xuyên thì mới bị coi là tội phạm.

    – Ngược đãi nạn nhân: Là hành vi đối xử một cách tàn nhẫn, đi ngược lại với những quy tắc xử sự trong xã hội, những truyền thống của một dân tộc.

    – Làm nhục nạn nhân: Hành vi làm tổn thương đến nhân phẩm, danh dự người lệ thuộc mình bằng lời nói hoặc bằng hành động.

    * Hậu quả

    Hậu quả tự sát có chết người hay không, không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm.

    Mặt chủ quan của tội phạm.

    Lỗi trong tội này có thể là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Lỗi cố ý thể hiện ở việc người đó biết hành vi của mình có thể dẫn đến hậu quả là người kia tự sát nhưng vẫn muốn hoặc không muốn nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra.

    Lỗi vô ý thể hiện ở việc người đó biết hành vi cỉa mình có thể dẫn đến hậu quả người kia tự sát nhưng tin rằng có thể ngăn chặn được hoặc người đó không biết được hậu quả sẽ xảy ra mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước.

    Nguyên nhân và động cơ thúc đẩy nạn nhân đến chỗ tiêu cực, bế tắc đã tự sát là do hành vi của người phạm tội gây ra.

    Về hình phạt

    Hình phạt cụ thể đối với người phạm tội bức tử như đã nêu tại điều luật. Tuy nhiên, chỉ cần nạn nhân có hành vi tự sát là tội phạm hoàn thành và phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội danh này, còn việc nạn nhân chết hay được cứu sống chỉ có ý nghĩa xem xét khi quyết định hình phạt. Do đó, để quyết định một hình phạt thích đáng cho người phạm tội bức tử phải tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

    2. Cấu thành tội phạm của tội bức tử theo Bộ luật hình sự 2015:

    Điều 130. Tội bức tử

    “1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

    a) Đối với 02 người trở lên;

    b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.”

    Mặt khách quan của tội bức tử

    Hành vi của tội bức tử

    Đối xử tàn ác:

    Đó là hành động gây đau khổ cho người lệ thuộc mình. Sự đau khổ của nạn nhân có thể là sự đau khổ về thể xác hoặc sự đau khổ về tinh thần như: bị đánh đập, bị bỏ đói, bị bỏ rét, bắt làm việc nặng nhọc, không cho học hành, vui chơi…Hành vi này không chỉ bị pháp luật cấm mà dư luận xã hội cũng lên án.

    Thường xuyên ức hiếp:

    Là hành vi dựa vào quyền hành, sức mạnh, tiền tài để đè nén, buộc người lệ thuộc chính mình phải chịu đựng điều bất công phi lý như: bị đánh mà không được kêu khóc; hai người đều có lỗi như nhau nhưng chỉ phạt một người…Hành vi ức hiếp phải xảy ra thường xuyên thì mới coi là tội phạm.

    Ngược đãi người khác:

    Là hành vi đối xử một cách tàn nhẫn, trái với lẽ phải, với đạo đức giữa con cái đối với bố mẹ, giữa các cháu với ông bà, giữa vợ chồng với nhau…

    Làm nhục người lệ thuộc mình:

    Người phạm tội đã có hành vi làm tổn thương đến nhân phẩm danh dự người lệ thuộc mình bằng lời nói hoặc hành động như: xỉ vả trước đám đông, tung tin thất thiệt để người khác tưởng thật và xa lánh.

    Hậu quả của tội bức tử

    Hậu quả của tội bức tử xảy ra là làm cho nạn nhân tự sát. Tự sát có nghĩa là “tự giết”, là hành động của một người cố ý gây ra cái chết cho chính mình. Tự sát thường có liên hệ với trạng thái tuyệt vọng, hoặc do một số rối loạn tâm thần cơ bản bao gồm trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt… Chịu áp lực hoặc gặp những tình cảnh bất hạnh như khó khăn về tài chính hoặc rắc rối với các mối quan hệ giữa các cá nhân (thất tình, mâu thuẫn với gia đình, bạn bè….)

    Đối với tội bức tử chỉ cần nạn nhân có hành vi tự sát là tội phạm hoàn thành, còn việc nạn nhân chết hay được cứu sống chỉ có ý nghĩa xem xét khi quyết định hình phạt. Tuy nhiên, đối với trường hợp nạn nhân không bị chết, tuỳ thuộc vào từng trường hợp mà có thể truy tố hoặc không truy tố người có hành vi bức tử.

    Mối quan hệ nhân quả của tội bức tử

    Vì bị đối xử tàn ác, thường xuyên bị ức hiếp ngược đãi hoặc bị làm nhục, nên nạn nhân đã tự sát. Nếu vì lý do khác làm cho nạn nhân tự sát, thì người có hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp… cũng không bị coi là phạm tội bức tử.

    Mặt chủ quan của tội bức tử

    Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm lỗi, động cơ và mục đích. Người phạm tội thực hiện các hành vi nêu trên với lỗi cố ý nhưng có thể vô ý hoặc vô ý đối với hậu quả tự sát của nạn nhân.

    Khách thể của tội bức tử

    Xâm hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của nạn nhân. Đặc biệt mối quan hệ lệ thuộc giữa nạn nhân và người phạm tội là yếu tố bắt buộc để xác định hành vi của một người có phạm tội bức tử hay không. Người bị lệ thuộc phải là người dựa vào người khác trong cuộc sống về các mặt vật chất và tinh thần như: lệ thuộc về kinh tế; bị ràng buộc bởi quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, quan hệ công tác, thầy trò hoặc quan hệ tôn giáo…

    Chủ thể của tội bức tử

    Chủ thể của tội này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định.

    Hình phạt của tội bức tử

    Khung hình phạt cơ bản: phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

    Khung tăng nặng: phạt tù từ 5 năm đến 12 năm.

    3. Quy định về người bị hại trong tội bức tử:

    Tại Điều 130 Bộ luật hình sự quy định về hành vi bức tử người khác bị coi là tội phạm là trường hợp: “…đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát…”.

    Theo quy định trên, hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát gồm:

    – Đối xử tàn ác với nạn nhân như đánh đập, bỏ đói, bỏ rét… Ví dụ: chồng thường xuyên đánh vợ.

    – Thường xuyên ức hiếp: Là trường hợp người phạm tội đã thường xuyên có hành vi đối xử bất công, bất bình đẳng đối với nạn nhân;

    – Thường xuyên ngược đãi nạn nhân: Là trường hợp người phạm tội đã thường xuyên có hành vi đối xử tàn nhẫn, tồi tệ người lệ thuộc mình trái với luân lí, đạo đức;

    – Làm nhục nạn nhân: Là hành vi (cố ý) làm tổn hại nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của nạn nhân. Ví dụ như trường hợp giáo viên vì lỗi nhỏ của học sinh đã cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm của học sinh ở mức rất nghiêm trọng đến mức người này tự sát… Tuy nhiên, để kết luận giáo viên có phạm tội bức tử không như trường hợp anh (chị) nêu, cần đánh giá có hành vi làm nhục nạn nhân hay không và có tới mức độ “tổn hại nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của nạn nhân” hay không.

    Do bị đối xử tàn ác hay do bị ức hiếp hay do bị ngược đãi hay do bị làm nhục mà nạn nhân đã có hành vi tự tử (tự tước đoạt tính mạng của mình). Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội bức tử nếu hành vi của người phạm tội đã gây ra hậu quả nạn nhân xử sự tự sát. Điều luật này chỉ đòi hỏi hành vi phạm tội đã dẫn đến xử sự tự sát, chứ không đòi hỏi hậu quả nạn nhân chết.

    Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp (người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra) hoặc là lỗi vô ý (đối với hậu quả tự sát). Trường hợp có lỗi vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể dẫn đến việc tự sát của nạn nhân nhưng đã quá tự tin rằng việc đó sẽ không xảy ra. Nếu người phạm tội mong muốn nạn nhân xử sự tự sát khi thực hiện hành vi phạm tội của mình thì hành vi của họ không còn là bức tử mà là hành vi giết người với thủ đoạn đặc biệt.

    Người phạm tội thông thường có quan hệ lệ thuộc nhất định với nạn nhân như lệ thuộc về kinh tế bị ràng buộc về quan hệ hôn nhân, gia đình, quan hệ công tác hay quan hệ tín ngưỡng… Trong đó, nạn nhân là người bị lệ thuộc.

    Có nhiều trường hợp, dù không trực tiếp gây ra cái chết cho người khác nhưng vẫn bị truy cứu TNHS, một trong số đó là hành vi bức tử. Vậy ai sẽ được coi là người bị hại của tội phạm này?

    Tội bức tử là một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người được ghi nhận tại điều 130 Bộ luật hình sự.

    Người bị hại theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự được hiểu là “Người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra.” Người bị hại trong tội bức tử được hiểu là người thường xuyên bị đối xử tàn ác, bị ức hiếp, bị ngược đãi đến mức phải tự sát. Để có thể xác định ai được xem là người bị hại cần phải dựa trên những căn cứ sau:

    • Người bị hại là người lệ thuộc vào người phạm tội:

    Mối quan hệ lệ thuộc giữa nạn nhân và người phạm tội là yếu tố bắt buộc để xác định một người có phải là nạn nhân của tội bức tử hay không. Người bị hại trong tội bức tử lệ thuộc vào người phạm tội về mặt kinh tế; hoặc bị ràng buộc bởi quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, quan hệ công tác, thầy trò hoặc quan hệ tôn giáo, tín ngưỡng.

    • Người bị hại trong tội bức tử tự tước đoạt tính mạng của mình.

    Điểm cần chú ý về đối tượng người bị hại trong tội bức tử là người này bằng chính hành vi của mình tự tước đoạt đi mạng sống của mình. Việc tự sát có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như thắt cổ, nhảy sông, uống thuốc độc… Nếu nạn nhân tuy muốn chết nhưng lại nhờ người khác giúp mình thì lại là người bị hại của tội “ xúi giục hoặc giúp người khác tự sát” chứ không phải là “tội bức tử”.

    • Nguyên nhân khiến người bị hại tự sát là so hành vi ngược đãi của người phạm tội:

    Những hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người bị hại phải là nguyên nhân dẫn đến việc người bị hại nảy sinh ý định tự sát và thực hiện hành động tự sát. Chỉ cần nạn nhân có hành vi tự sát là tội phạm hoàn thành, còn việc nạn nhân chết hay được cứu sống chỉ có ý nghĩa xem xét khi quyết định hình phạt.

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Tư vấn pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc công ty

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

    Tổng số bài viết: 10.245 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Tội bức tử


    BÀI VIẾT MỚI

    Khu công nghiệp sinh thái là gì? Hiện trạng và xu hướng?

    Khu công nghiệp sinh thái là gì? Hiện trạng khu công nghiệp sinh thái? xu hướng khu công nghiệp sinh thái?

    Lãnh đạo là gì? Phân loại lãnh đạo? Phân biệt với quản lý?

    Lãnh đạo là gì? Phân loại lãnh đạo? Phân biệt lãnh đạo với quản lý?

    Stalk là gì? Stalk Facebook là gì? Cách thoát khỏi bị stalk?

    Stalk là gì? Stalk Facebook là gì? Cách thoát khỏi tình trạng bị stalk?

    VMware là gì? Cách thức, chức năng và tính năng hoạt động?

    VMware là gì? Chức năng của VMware? Cách thức hoạt động của VMware? Tính năng hoạt động của VMware?

    Điều dưỡng đa khoa là gì? Vai trò, nhiệm vụ và chức năng?

    Điều dưỡng đa khoa là gì? Vai trò của Điều dưỡng đa khoa? Nhiệm vụ của Điều dưỡng đa khoa? Chức năng của Điều dưỡng đa khoa?

    Đầu tư công là gì? Vai trò của đầu tư công đối với nền kinh tế Việt Nam?

    Đầu tư công là gì? Vai trò của đầu tư công đối với nền kinh tế Việt Nam? Quy định về nguyên tắc, nội dung và hình thức quản lý đầu tư công hiện nay. Một số giải pháp giúp hoạt động đầu tư công hiệu quả.

    Lập kế hoạch dòng tiền là gì? Các lợi ích, cách lập và lấy ví dụ?

    Lập kế hoạch dòng tiền là gì? Tầm quan trọng của lập kế hoạch dòng tiền? Lợi ích của lập kế hoạch dòng tiền? Lấy ví dụ về lập kế hoạch dòng tiền?

    Ngoại thương là gì? Ngành ngoại thương và hợp đồng ngoại thương?

    Ngoại thương là gì? Nội dung chính của hợp đồng ngoại thương. Ngành nào thuộc khối ngoại thương và vai trò của ngoại thương: Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế và mở rộng mối quan hệ đối ngoại.

    Luân chuyển ngành là gì? Nội dung và ý nghĩa của luân chuyển ngành?

    Luân chuyển ngành là gì? Luân chuyển ngành có tên trong tiếng Anh là gì? Nội dung của luân chuyển ngành? Ý nghĩa của luân chuyển ngành?

    Kinh tế xã hội là gì? Tầm quan trọng và tác động của kinh tế xã hội?

    Kinh tế xã hội là gì? Hiểu biết về kinh tế xã hội? Tầm quan trọng và tác động của kinh tế xã hội? Kinh tế xã hội và các giai cấp xã hội?

    Đầu cơ là gì? Những sự khác biệt giữa đầu cơ và đầu tư?

    Đầu cơ là gì? Nhà đầu cơ là gì? Một số nhà đầu cơ phổ biến trên thị trường? Tác động đầu cơ đến nền kinh tế? Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu cơ? Những sự khác nhau giữa đầu cơ và đầu tư? Đầu tư và đầu cơ cái nào tốt hơn?

    Lợi nhuận gộp là gì? Đặc trưng và công thức tính lợi nhuận gộp?

    Lợi nhuận gộp là gì? Đặc trưng và công thức tính lợi nhuận gộp? Lợi nhuận gộp sẽ xuất hiện trên báo cáo thu nhập của công ty và có thể được tính bằng cách trừ đi giá vốn hàng bán từ doanh thu. Sự khác biệt giữa lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận gộp.

    Thanh toán quốc tế là gì? Các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu?

    Thanh toán quốc tế là gì? Đặc điểm của thanh toán quốc tế? Vai trò của thanh toán quốc tế? Các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu?

    Tỷ giá hối đoái là gì? Phân loại, tác động và phương pháp xác định?

    Tỷ giá hối đoái là gì? Phân loại tỷ giá hối đoái? Các loại chế độ tỷ giá hối đoái hiện nay? Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái? Tác động của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế?

    Biên độ lãi suất là gì? Biên độ lãi suất ảnh hưởng tới lãi suất vay thế nào?

    Biên độ lãi suất là gì? Biên độ lãi suất ảnh hưởng tới lãi suất vay thế nào? Biên độ lãi suất của một số ngân hàng lớn tại Việt Nam hiện nay. Những lưu ý trước khi quyết định vay vốn ngân hàng. Nên lựa chọn hình thức trả lãi nào?

    Rủi ro là gì? Nguyên nhân và các loại rủi ro trong bảo hiểm?

    Tìm hiểu về rủi ro là gì? Một số nguyên nhân khiến rủi ro xuất hiện? Phân loại các loại rủi ro trong bảo hiểm?

    Offer là gì? Ý nghĩa thuật ngữ Offer trong kinh doanh là gì?

    Offer là gì? Ý nghĩa thuật ngữ Offer trong kinh doanh là gì? Ví dụ hoạt động chào về hoạt động chào hàng?

    Cho thuê tài chính là gì? Đặc điểm và quy định về cho thuê tài chính?

    Cho thuê tài chính (Financial leasing) là gì? Đặc điểm và quy định về cho thuê tài chính? Lợi ích của việc cho thuê tài chính? Các hình thức cho thuê tài chính thường dùng tại Việt Nam?

    Tín dụng thương mại là gì? So sánh với tín dụng ngân hàng?

    Tín dụng thương mại là gì? Bản chất của tín dụng thương mại? Các loại tín dụng thương mại? Đặc điểm tín dụng thương mại? So sánh giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng?

    Bán phá giá là gì? Cách xác định và các biện pháp chống bán phá giá?

    Bán phá giá là gì? Cách xác định về các biện pháp chống bán phá giá? Điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Các biện pháp chống bán phá giá.

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá