Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Hoạt động Đảng Đoàn

Tiêu chuẩn làm Tổng bí thư? Tổng bí thư qua các thời kỳ?

  • 01/02/202301/02/2023
  • bởi Nguyễn Ngọc Ánh
  • Nguyễn Ngọc Ánh
    01/02/2023
    Hoạt động Đảng Đoàn
    0

    Tổng bí thư là người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam, giữ trách nhiệm và vai trò quan trọng trong hoạt động của Đảng nói riêng và Nhà nước nói chung . Vậy tiêu chuẩn làm Tổng bí thư như thế nào? Tổng bí thư qua các thời kỳ gồm những ai?

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Tổng bí thư là gì? 
      • 2 2. Tiêu chuẩn làm Tổng bí thư? 
        • 2.1 2.1. Tiêu chuẩn chung: 
        • 2.2 2.2. Tiêu chuẩn riêng: 
      • 3 3. Tổng bí thư qua các thời kỳ?

      1. Tổng bí thư là gì? 

      Tổng bí thư là người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại Điều 4 Hiến pháp năm 2013 có quy định Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời cũng chính là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. Đảng của dân, do dân và vì dân, luôn trung thành với những lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của các dân tộc. Nguồn gốc của Đảng phát triển luôn lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

      Tổng Bí thư cũng là Bí thư Quân ủy Trung ương; Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

      Theo quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, nhiệm kỳ của Tổng bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.

      Và Tổng Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu trong số Ủy viên Bộ Chính trị (theo quy định tại Điều 17 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011). 

      2. Tiêu chuẩn làm Tổng bí thư? 

      Hiện nay, tiêu chuẩn làm Tổng bí thư được quy định tại Quy định số 214-QĐ/TW quy định khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện ban chấp hành trung ương, bộ chính trị, ban bí thư quản lý. Cụ thể như sau: 

      2.1. Tiêu chuẩn chung: 

      Thứ nhất, về đạo đức, lối sống: 

      – Đạo đức mẫu mực. 

      – Lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung. 

      – Cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. 

      – Đối với công việc không tham vọng, có trách nhiệm cao, có nhiệt huyết. 

      Xem thêm: Phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh

      – Không tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi. 

      – Đối với những vấn đề suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ, tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm thì phải kiên quyết đấu tranh. 

      – Không trục lợi và không để người thân trong gia đình, bạn bèn, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. 

      – Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình. 

      – Các nguyên tắc, quy định, quy chế cũng như quy trình về công tác cán bộ phải thực hiện đúng cũng như đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm. 

      – Những biểu hiện, việc làm trái với các quy định của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ sẽ phải kiên quyết đấu tranh. 

      Thứ hai, về mặt chính trị, tư tưởng: 

      – Với những lợi ích của Đảng, của quốc gia – dân tộc và nhân dân phải tuyệt đối trung thành. 

      Xem thêm: Mẫu đơn và thủ tục xin ra khỏi Đảng cộng sản Việt Nam năm 2023

      – Kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới của Đảng. 

      – Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng. 

      – Đối với nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước phải kiên quyết bảo vệ. 

      – Những quan điểm sai trái, thù địch phải kiên quyết đấu tranh phản bác. 

      – Tinh thần yêu nước luôn nồng nàn và sâu sắc, đặt lợi ích của dân tộc, của quốc gia lên trên lợi ích của cá nhân. 

      – Luôn sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân. 

      – Đối với sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác thì phải tuyệt đối chấp hành. 

      Thứ ba, về trình độ: 

      Xem thêm: Mẫu giấy giới thiệu người vào Đảng cộng sản Việt Nam (Mẫu 3-KNĐ) mới nhất năm 2022

      – Tốt nghiệp đại học trở lên. 

      – Có lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp. 

      – Chức vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương. 

      – Có trình độ ngoại ngữ, tin học phù hợp.

      Thứ tư, về năng lực và uy tín: 

      – Quan điểm: khách quân, biện chứng, mang tính toàn diện, tư duy đổi mới và có tầm nhìn chiến lược. 

      – Các phương pháp làm việc phải nhạy bén và có khoa học. 

      – Có năng lực lãnh đạo và chỉ đạo, tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng một cách cụ thể có và có hiệu quả. 

      Xem thêm: Phân tích những nguyên tắc xây dựng và tổ chức của Đảng Cộng Sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh

      – Có năng lực tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phân tích và dự báo tốt.

      – Các lĩnh vực, địa bàn, địa phương, cơ quan, đơn vị được phân công quản lý, phụ trách phải nắm chắc tình hình chung và có hiểu biết toàn diện. 

      – Chủ động đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp có tính khả thi và hiệu quả.

      – Nhạy bén trong việc nắm bắt được những mẫu thuẫn, những vấn đề còn tồn đọng trong công tác quản lý cũng như xã hội. 

      – Năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Những khó khăn, thách thức phải dám đương đầu và đối diện, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm mục đích góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị. 

      Thứ năm, về mặt sức khỏe, độ tuổi cũng như kinh nghiệm: 

      – Sức khỏe: đảm bảo đủ thể thực hiện nhiệm vụ. 

      – Độ tuổi: đáp ứng đủ độ tuổi bổ nhiệm. 

      Xem thêm: Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam và văn bản hướng dẫn thi hành mới nhất năm 2022

      – Kinh nghiệm: đã kinh qua chức trách, nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp và hoàn thành tốt. Đảm bảo có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. 

      2.2. Tiêu chuẩn riêng: 

      Ngoài những tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, thì với chức vụ Tổng bí thư còn đòi hỏi những tiêu chuẩn riêng, cụ thể như sau: 

      – Uy tín: phải có uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân. 

      – Tổng bí thư là trung tâm đoàn kết, quy tụ lại và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại với nhiệm vụ thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. 

      – Tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng. 

      – Lý luận chính trị phải có trình độ cao. 

      – Các kiến thức trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước… phải có kiến thức sâu rộng và toàn diện. 

      – Có bản lĩnh chính trị, tư duy nhạy bén, năng lực nghiên cứu, phát hiện, đề xuất và quyết đoán. 

      Xem thêm: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản

      – Bình tĩnh, sáng suốt trước những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc. 

      – Có năng lực lãnh đạo, điều hành Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. 

      – Có năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm, cán bộ chủ chốt.

      – Đã trải qua các vị trí, chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên và hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó. 

      3. Tổng bí thư qua các thời kỳ?

      * Đảng Cộng sản Đông Dương (1930 – 1951):

      – Phụ trách điều hành Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời (1930):

      Trịnh Đình Cửu (1906-1990) nhiệm kỳ 03 tháng 2 năm 1930 – 27 tháng 10 năm 1930. 

      – Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương (1930 – 1931):

      Xem thêm: Hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

      Trân Phú (1904–1931), nhiệm kỳ 27 tháng 10 năm 1930 – 19 tháng 4 năm 1931. 

      – Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương (1935 – 1951):

      + Lê Hồng Phong (1902–1942), nhiệm kỳ 31 tháng 3 năm 1935 – 26 tháng 7 năm 1936. 

      + Hà Huy Tập (1906–1941), nhiệm kỳ 26 tháng 7 năm 1936 – 30 tháng 3 năm 1938. 

      + Nguyễn Văn Cừ (1912–1941), nhiệm kỳ 30 tháng 3 năm 1938 – 09 năm 11 năm 1940. 

      + Trường Chinh (1907–1988), nhiệm kỳ 19 tháng 5 năm 1941 – 19 tháng 2 năm 1951. 

      * Đảng lao động Việt Nam (1951 – 1976): 

      – Tổng Bí thư (1951 – 1976): 

      Xem thêm: Ban thường vụ là gì? Những quy định của Đảng về Ban thường vụ bạn nên biết?

      + Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương II (1951–1960): 

      Trường Chinh (1907–1988): nhiệm kỳ 19 tháng 2 năm 1951 – 05 tháng 10 năm 1956. 

      Hồ Chí Minh (1890–1969): nhiệm kỳ 05 tháng 10 năm 1956 – 10 tháng 9 năm 1960. 

      + Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương (1960–1976): 

      Lê Duẩn (1907–1986): nhiệm kỳ 10 tháng 9 năm 1960 – 02 tháng 7 năm 1976. 

      – Chủ tịch Đảng (1951 – 1969): Hồ Chí Minh (1890–1969), nhiệm kỳ từ 19 tháng 2 năm 1951 – 02 tháng 9 năm 1969

      * Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam (1962 – 1975): 

      – Chủ tịch Đảng (1962-1975): Võ Chí Công (1912–2011), nhiệm kỳ 01 tháng 1 năm 1962 – 30 tháng 4 năm 1975. 

      Xem thêm: Sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản năm 1929 là xu thế tất yếu

      – Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương (1962-1975): Nguyễn Văn Linh (1915–1998), nhiệm kỳ 01 tháng 1 năm 1962 – 30 tháng 4 năm 1975. 

      * Đảng Cộng sản Việt Nam (1976- nay): 

      – Lê Duẩn (1907–1986): nhiệm kỳ 02 tháng 7 năm 1976 – 10 tháng 7 năm 1986 (mất khi đang tại nhiệm). 

      – Trường Chinh (1907–1988): nhiệm kỳ 14 tháng 7 năm 1986 – 18 tháng 12 năm 1986. 

      – Nguyễn Văn Linh (1915–1998): nhiệm kỳ 18 tháng 12 năm 1986 – 28 tháng 6 năm 1991. 

      – Đỗ Mười (1917–2018): nhiệm kỳ 28 tháng 6 năm 1991 – 26 tháng 12 năm 1997. 

      – Thượng tướng Lê Khả Phiêu (1931–2020): nhiệm kỳ 26 tháng 12 năm 1997 – 22 tháng 4 năm 2001. 

      – Nông Đức Mạnh: nhiệm kỳ 22 tháng 4 năm 2001 – 19 tháng 1 năm 2011. 

      Xem thêm: Hoàn cảnh ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam? Ý nghĩa?

      – Nguyễn Phú Trọng: đương nhiệm. 

      Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: 

      Hiến pháp năm 2013. 

      Quy định số 214-QĐ/TW quy định khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện ban chấp hành trung ương, bộ chính trị, ban bí thư quản lý.

        Xem thêm: Thường trực Huyện ủy là gì? Thường trực Huyện ủy gồm những ai và có vai trò gì?

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Đảng cộng sản Việt Nam


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Những truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam

        Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân và cả dân tộc Việt Nam trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Thực tế lịch sử cách mạng Việt Nam trong suốt hơn 9 thập kỷ qua đã chứng minh niềm tin yêu đúng đắn của nhân dân dành cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Với những truyền thống vẻ vang, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng ta đã và đang lãnh đạo giành được những kết quả rất quan trọng đối với đất nước. Vậy có những truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam nào?

        Tổ chức cơ sở Đảng là gì? Vai trò của tổ chức cơ sở Đảng là gì?

        Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam - là một tổ chức thống nhất về chính trị, tư tưởng theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là một đội ngũ có tổ chức chặt chẽ, khoa học. Trong đó, tổ chức cơ sở đảng chính là cầu nối giữa đảng với quần chúng, là mắt xích quan trọng trong việc giữ vững mối quan hệ giữa đảng với nhân dân.

        Bài thu hoạch phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam

        Quá trình thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Làm thế nào để phấn đấu trở thành Đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam?

        Đảng Cộng sản là gì? Danh sách Đảng Cộng sản trên thế giới?

        Đảng Cộng sản là gì? Các thuật ngữ tiếng Anh? Vai trò của Đảng Cộng sản? Danh sách Đảng Cộng sản trên thế giới?

        Sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản năm 1929 là xu thế tất yếu

        Hoàn cảnh lịch sử nước ta năm 1929? Thuật ngữ tiếng Anh? Quá trình thành lập ba tổ chức cộng sản? Ý nghĩa sự ra đời của ba tổ chức cộng sản?

        Ý nghĩa lịch sử của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2/1930

        Bối cảnh ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam? Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Ý nghĩa lịch sử của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2/1930?

        Hoàn cảnh ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam? Ý nghĩa?

        Đảng cộng sản Việt Nam là gì? Thuật ngữ tiếng Anh? Hoàn cảnh ra đời của Đảng? Ý nghĩa sự ra đời của Đảng? Tính tất yếu ra đời Đảng Cộng sản?

        Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản

        Quá trình Nguyễn Ái Quốc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Ý nghĩa của sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

        Nội dung xây dựng Đảng về đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh

        Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng về đạo đức? Nội dung xây dựng Đảng về đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay? Các giải pháp xây dựng Đảng về đạo đức?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ