Tiền gửi tiết kiệm là gì? Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào?

Tiền gửi tiết kiệm là gì? Tiền gửi tiết kiệm tiếng anh là Savings deposit. Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào?

Hiện nay tại các ngân hàng có rất nhiều caacsc hình thức gửi tiền tiết kiệm, tiền gửi tiết kiệm có những ưu điểm và tùy theo tưng ngân hàng mà khách hàng gửi tiết kiệm sẽ có các cách thưc gửi và đặc điểm khác nhau. Nếu bạ đoc vẫn đang thắc mắc " Tiền gửi tiết kiệm là gì? Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào" Thì đừng lo lăng nhé.

1. Tiền gửi tiết kiệm là gì?

Tiền gửi tiết kiệm - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Savings deposit.

Tiền gửi tiết kiệm là một khái niệm rất quen thuộc, đây là khoản tiền để dành của cá nhân được gửi vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi theo định kì. Các mức lãi suất tương ứng với từng kì hạn gửi được ngân hàng công bố sẵn. Các kì hạn thường là 1, 3, 6,9, 12 tháng hoặc trên 1 năm (18, 24 tháng...)  Hình thức phổ biến và cổ điển nhất của tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi tiết kiệm có sổ. Khi gửi tiền, ngân hàng cấp cho người gửi một cuốn sổ dùng để ghi nhận các khoản tiền gửi vào và tiền rút ra. Quyển sổ này đồng thời là có giá trị như một chứng thư xác nhận về khoản tiền đã gửi.

Tiền gửi tiết kiệm tiếng anh là " Savings deposit".

2. Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào?

2.1. Các dạng tiền gửi tiết kiệm:

Ở Việt Nam tiền gửi tiết kiệm bao gồm ba loại sau:

Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn

Đây là loại tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể gửi vào và rút ra theo nhu cầu sử dụng mà không cần báo trước cho ngân hàng. Ngân hàng trả lãi cho loại tiền gửi này nhưng rất thấp. Loại tiền gửi này gần giống với tiền gửi không kì hạn, chỉ khác là nó luôn được hưởng lãi, nhưng đổi lại không được hưởng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Gửi tiền dạng này nhằm đảm bảo an toàn cho khoản tiền và dự phòng cho các nhu cầu chi tiêu trong thời gian ngắn đồng thời được hưởng một chút lãi thấp.

Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn 

Là loại tiền gửi tiết kiệm có thời hạn gửi cố định trước. Loại tiền gửi này cũng tương tự như tiền gửi có kì hạn ở các điểm là không được phép rút trước hạn, được hưởng lãi cao hơn các dạng tiền gửi không kì hạn và không được hưởng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.

Với dạng tiền gửi này, người gửi chỉ được gửi tiền vào một lần và rút ra một lần cả vốn lẫn lãi khi đến hạn. Không cho phép bổ sung thêm vào số tiền đã gửi khi chưa đến hạn. Mỗi lần gửi được coi là một khoản tiền gửi riêng biệt. Mức tối thiểu của mỗi lần gửi tiền do từng ngân hàng qui định.

Tiền gửi tiết kiệm có mục đích

Là hình thức tiết kiệm trung và dài hạn nhằm mục đích xây dựng nhà ở. Ngoài hưởng lãi, thì người gửi tiền còn được ngân hàng cho vay thêm nhằm bổ sung thêm vốn cho mục đích xây dựng nhà ở. Mức cho vay tối đa bằng số dư tiền gửi tiết kiệm. Lí do phải tách riêng tiền gửi tiết kiệm ra mà không xếp vào hai dạng tiền gửi kì hạn và tiền gửi không kì hạn mặc dù tính chất của chúng rất giống nhau là vì đây là tiền tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, là tài sản tích lũy của quốc gia, được xem là nguồn vốn nội lực của đất nước, cho nên cần chính sách ưu tiên bảo vệ.

2.2. Làm sao để có thể gửi tiết kiệm ngân hàng để có lợi nhất?

Với giải pháp tài chính được rất nhiều người lựa chọn khi muốn đầu tư sinh lời, tích lũy cho tương lai. Trước khi quyết định gửi tiết kiệm hãy tham khảo những lưu ý dưới đây để đem lại hiệu quả nhất.

+ Chọn gói gửi tiết kiệm có kỳ hạn phù hợp với nhu cầu: Đúng là việc bạn gửi càng dài, lãi nhận được càng cao nhưng cũng phải tính đến chi phí cơ hội của số tiền gửi vì 1-3 năm sẽ là thời gian khá dài.

+ Mở nhiều sổ tiết kiệm: Không nên “bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Việc phân chia này sẽ giúp bạn kiểm soát được tài chính nếu chẳng may muốn dùng tiền cấp tốc thì không ảnh hưởng hết đến toàn bộ số tiền tiết kiệm.

+ Không phải ngân hàng lớn nào cũng chi trả lãi suất cao: Lãi suất cao hay thấp chịu tác động từ nhiều yếu tố nội ngoại của ngân hàng. Những ngân hàng có lớn, có uy tín và sự tin tưởng sẽ có lãi suất thường ở mức trung bình. Lãi suất cao thường được áp dụng cho ngân hàng mới ra hoặc ngân hàng đó đang có chính sách ưu đãi khách hàng...

+ Gửi tiết kiệm trực tuyến thường có lãi suất cao hơn gửi tại quầy: Hầu hết các ngân hàng đều áp dụng chính sách cộng thêm lãi suất tiền gửi cho những khách hàng gửi tiết kiệm online. Mức cộng lãi suất thêm thường từ 0,2% - 0,3% so với biểu lãi suất tại quầy.

+ Không nên rút sổ tiết kiệm trước hạn: Rút tiền tiết kiệm trước hạn bạn sẽ chỉ được áp dụng mức lãi suất không kỳ hạn rất nhỏ thường là 0.5% - 1%/năm. Vì vậy bạn có thể chia số tiền tiết kiệm ra làm nhiều sổ với các thời gian gửi khác nhau để khi cần có thể chủ động sử dụng hơn.

+ Cân nhắc tới tiện ích và khuyến mãi của ngân hàng: Đây cũng là yếu tố khiến bạn để tâm lựa chọn nơi gửi tiết kiệm. Đa phần các ngân hàng hiện nay đang trong quá trình số hoá và có nhiều công nghệ tốt để giúp khách hàng có trải nghiệm tuyệt vời hơn.

2.3. Những lưu ý khi gửi tiết kiệm ngân hàng:

Thứ nhất, Lựa chọn gói sản phẩm tiết kiệm phù hợp:

Điều quan trọng đầu tiên là bạn nên cân nhắc khả năng tài chính để lựa chọn hình thức gửi tiền tiết kiệm phù hợp. Khoản tiền mà bạn muốn tiết kiệm là số tiền nhàn rỗi không dùng đến hay trích từ tiền lương hàng tháng? Trả lời câu hỏi này sẽ giúp bạn lựa chọn được hình thức gửi tiết kiệm phù hợp và sinh lợi nhiều nhất.

Thứ hai, Gửi tiết kiệm tại ngân hàng uy tín:

Tìm hiểu về ngân hàng bạn dự định chọn để gửi tiết kiệm ngân hàng bằng nhiều cách như xem xét các đánh giá và phản hồi từ các khách hàng đã và đang sử dụng các dịch vụ của ngân hàng đó, đọc các thông tin liên quan đến ngân hàng được công bố trên website hoặc trực tiếp trải nghiệm dịch vụ tư vấn, chăm sóc khách hàng của họ để có cái nhìn đúng đắn nhất.

Hiện tại có 3 nhóm ngân hàng chính đó là nhóm ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân và ngân hàng nước ngoài. Nhìn chũng thì nhóm ngân hàng nhà nước có độ an toàn cao nhất nhưng lại có mức lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng thấp hơn 2 nhóm còn lại.

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng

Ngoài độ uy tín thì lãi suất gửi tiết kiệm cũng là một yếu tố quan trọng để quyết định chọn ngân hàng nào để gửi tiết kiệm. Việc cạnh tranh gửi giữa các ngân hàng với nhau giúp bạn hưởng lợi nhiều hơn. Vì các ngân hàng nhỏ thường sẽ áp dụng mức lãi suất cạnh tranh để thu hút khách hàng. Tuy nhiên đôi khi mức chênh lệch thường không cao sẽ khiến bạn bối rối và khó đưa ra lựa chọn.

Tóm lại, chỉ cần bạn hiểu rõ mức lãi suất của hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng mà bạn chọn và cân nhắc đến sự thay đổi, dao động trong tương lai thì tiền gửi tiết kiệm của bạn sẽ được kiểm soát.

Đảm bảo thông tin cá nhân chính xác

Thông tin cá nhân như số CMND/ CCCD, tên chủ tài khoản hay chữ ký..,đều rất quan trọng trong quá trình giao dịch giữa bạn với ngân hàng. Do đó, việc kiểm tra thông tin cá nhân kỹ lưỡng để tránh sai sót và quan trọng là hãy đảm bảo rằng bạn chỉ sử dụng một chữ ký duy nhất trên sổ tiết kiệm. Trường hợp bạn thay đổi chữ ký thì phải liên hệ với ngân hàng ngay để xác minh lại. Nếu bạn cung cấp sai thông tin trên sổ tiết kiệm thì có nguy cơ bị mất tiền gửi hoặc không rút được tiền khi đến hạn tất toán.

Kiểm tra số dư tài khoản tiết kiệm định kỳ

Nên kiểm tra số dư tài khoản tiết kiệm định kỳ (Nguồn: Internet)

Việc kiểm tra tài khoản định kỳ giúp bạn phòng ngừa được các trường hợp rủi ro như bị mất tiền. Công việc kiểm tra này có thể được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng qua tài khoản dịch vụ ngân hàng điện tử đã được đăng ký với ngân hàng.

Bảo quản sổ tiết kiệm ngân hàng cẩn thận

Sổ tiết kiệm ngân hàng là giấy tờ quan trọng chứng minh bạn đã gửi tiền vào ngân hàng nên bạn cần phải cất giữ sổ một cách cẩn thận. Trong trường hợp bị mất sổ thì phải thông báo ngay cho ngân hàng và đến trực tiếp ngân hàng để được tư vấn làm lại sổ. Nếu không có thể kẻ gian sẽ giả mạo chữ ký và giấy tờ tùy thân để rút toàn bộ số tiền trong sổ tiết kiệm của bạn.

Lưu ý khi gửi tiết kiệm ngân hàng online

Khi gửi tiết kiệm online thì bạn cần lưu ý đến yếu tố bảo mật khi thực hiện các giao dịch nào online như không nên truy cập vào các website lạ, nên sử dụng các phần mềm quét virus. Cập nhật các thông báo mới của ngân hàng để phòng tránh các rủi ro kịp thời.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )