Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là gì? Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn?

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là gì? Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tiếng Anh là Term savings deposit. Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn?

Nhu cầu của con người về đầu tư và kinh tế hiện nay cũng đang trên đà phát triển với các khoản vay và các khoản tiền gưi tiết kiệm của người dân ngày càng nhiều, theo đó các ngân hàng có các cách thức gửi tiết kiệm mang lại lợi ích cho cả người gửi và lợi ích cho ngân hàng nhất định. Trong đó có thể kể tới cách thức gửi tiền như "Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn" Vậy cụ thể tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là gì? Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn ".

1. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là gì?

Hiện nay chắc hẳn các khoản tiền gửi có kỳ hạn đã rất quen thuộc đây được hiểu chính là khoản tiền nhàn rỗi hoặc khoản tiền đầu tư của khách hàng được gửi tại ngân hàng với một kỳ hạn cụ thể. Mức lãi suất hàng kỳ mà khách hàng được hưởng sẽ được ấn định ngay từ thời điểm mở sổ tiết kiệm và kéo dài cho đến cuối kỳ hạn.

Kỳ hạn gửi tiền tiết kiệm rất linh động cho khách hàng. Khách hàng có thể lựa chọn kỳ hạn theo tuần, theo tháng, theo quý hoặc theo năm và chỉ có thể nhận đủ tiền lãi nếu rút tiền tại thời điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng với khách hàng. Trong trường hợp đến ngày tất toán mà khách hàng không đến nhận tiền thì ngân hàng sẽ chủ động quay vòng cả vốn và lãi thêm một kỳ hạn nữa. Và lúc này, mức lãi suất tiền gửi sẽ được áp dụng bằng với mức lãi suất hiện hành tại thời điểm bấy giờ. Hiện nay trên thị trường tài chính, hầu hết mọi ngân hàng đều hỗ trợ khách hàng mở sổ tiết kiệm có kỳ hạn với hạn mức tối thiểu là 1 triệu đồng.  Gửi tiết kiệm có kỳ hạn mang lại cho khách hàng nhiều lợi ích không thể không kể đến như:

An toàn: Việc lưu giữ tiền ở nhà hoặc mang theo bên mình sẽ rất không an toàn và nguy cơ mất cắp luôn thường trực. Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi gửi tiền tại ngân hàng. Do ngân hàng được quản lý và kiểm soát chặt chẽ bởi Nhà nước và ngân hàng luôn có những biện pháp phòng ngừa rủi ro trước nhằm đảm bảo an toàn cho khoản tiền của bạn.

Sinh lời: Gửi tiết kiệm tại ngân hàng khách hàng sẽ được hưởng một khoản lãi tính dựa trên mức lãi suất cố định tại thời điểm mở sổ. Mức lãi suất này không chịu ảnh hưởng của biến động thị trường.

Khả năng quản lý tài chính tốt hơn: Khi tiến hành gửi tiền tại ngân hàng, khách hàng luôn tích lũy được một khoản tiền ổn định sử dụng cho đầu tư hoặc phòng ngừa ốm đau sau này. Đồng thời hạn chế được vấn đề chi tiêu không kiểm soát của bản thân.

Ổn định, hạn chế rủi ro: Mức lãi suất mà khách hàng được hưởng khi gửi tiền có kỳ hạn là hoàn toàn cố định từ thời điểm gửi tiền cho đến thời điểm đáo hạn hoặc tất toán. Khách hàng không phải lo lắng hay e ngại vấn đề khoản tiền đó bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài.

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tiếng Anh là "Term savings deposit".

2. Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn:

2.1. Cách tính tiền lãi khi gửi tiền có kỳ hạn:

Cách tính tiền lãi khi gửi tiền có kỳ hạn khá đơn giản. Khách hàng chỉ cần áp dụng công thức sau đây:

Tiền lãi = Số dư thực tế * Lãi suất tiền gửi (%/năm) * Số ngày duy trì số dư / 365

Ví dụ:

Khách hàng gửi tiết kiệm 100,000,000 đồng với kỳ hạn 6 tháng (từ ngày 01/01/2021 đến ngày 01/07/2021) tại phòng giao dịch của ngân hàng VPBank. Mức lãi suất mà khách hàng được hưởng là 4,60%/năm. Do đó, cuối kỳ số tiền lãi mà khách hàng nhận được là:

Tiền lãi = 100,000,000 * 4,60% * 180/365 = 2,268,493 (đồng)

Tuy nhiên, nếu khách hàng tất toán sổ tiết kiệm trước hạn thì ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất không kỳ hạn cho tài khoản tiền gửi đó.  Tiếp tục sử dụng ví dụ trên. Sau 3 tháng khách hàng rút tiền và lãi suất khách hàng được hưởng lúc này tại VPBank là 0,5%. Lúc này số tiền lãi mà khách hàng nhận được là:

Tiền lãi = 100,000,000 % 0,5% * 90/365 = 123,287 (đồng)

Qua ví dụ trên có thể thấy rằng khoản tiền lãi mà khách hàng nhận được khi tất toán trước hạn thấp hơn rất nhiều so với tất toán đúng hạn. Vì vậy, trước khi gửi tiền khách hàng nên xem xét thật kỹ nhu cầu sử dụng tiền cũng như khả năng tài chính của bản thân trong tương lai để lựa chọn được kỳ hạn gửi tối ưu nhất. Hoặc khách hàng có thể lựa chọn chia nhỏ khoản tiền gửi của mình để phục vụ cho nhu cầu sử dụng sau này.

Nhìn chung, hạn mức tiền gửi càng lớn và kỳ hạn gửi tiền càng dài thì lãi suất mà khách hàng được hưởng sẽ càng cao. Bên cạnh đó, gửi tiết kiệm online khách hàng sẽ được hưởng mức lãi suất cao hơn so với hình thức gửi truyền thống tại quầy. Do vậy, để đảm bảo khoản tiền của mình sinh lời nhiều nhất, khách hàng nên chủ động xem xét và cân nhắc kỹ trước khi quyết định gửi tiền.

2.2. Những lưu ý :

Thứ nhất, chúng ta nên lưu ý về kì hạn tiết kiệm:

Kỳ hạn tiết kiệm là khoảng thời gian bạn gửi tiền cho ngân hàng sử dụng và là cơ sở để ngân hàng trả lãi. Thông thường, kỳ hạn tiết kiệm càng dài thì lãi suất càng cao. Tại VPBank, ngân hàng thiết kế các sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn rất đa dạng để phục vụ nhu cầu của khách hàng: kỳ hạn ngắn từ 1 tuần, 1 tháng đến 6 tháng; kỳ hạn dài thì kéo dài từ trên 6 tháng đến tận 36 tháng.

Khách hàng nên cân nhắc kế hoạch sử dụng tiền thực tế để lựa chọn kỳ hạn phù hợp. Nếu tình hình tài chính không ổn định, khách hàng nên chọn các kỳ hạn ngắn (Ví dụ: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng), và chọn chia nhỏ nhiều tài khoản tiết kiệm để khi cần tiền có thể rút một vài tài khoản, tránh bị mất lãi trên toàn bộ số tiền.

Thứ hai, cách tính lãi suất tiết kiệm thế nào:

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng thường được hiểu là lãi suất %/năm. Công thức tính:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (%/năm) x Số ngày thực gửi / 365

Ví dụ bạn gửi số tiền 100 triệu với lãi suất 7%/năm cho kỳ hạn 6 tháng từ ngày 1/1/2018 đến 1/7/2018, số tiền lãi nhận được là:

Số tiền lãi = 100.000.000 x 7% x 181 / 365 = 3,371,233

Phương thức trả lãi của hầu hết sản phẩm tiết kiệm là trả lãi cuối kỳ, khi tài khoản tiết kiệm đáo hạn. Bên cạnh đó, hiện nay có rất nhiều ngân hàng cũng cung cấp lựa chọn tiết kiệm trực tuyến trả lãi trước và tiết kiệm trực tuyến lĩnh lãi định kỳ cho khách hàng cần tiền lãi để đáp ứng nhu cầu chi tiêu sinh hoạt.

Thứ ba, ngày đáo hạn và tất toán sổ tiết kiệm:

Mỗi tài khoản tiết kiệm đều có ngày đáo hạn (hoặc ngày đến hạn) cố định được quy định khi mở tài khoản tiết kiệm. Vào ngày này, bạn có thể thực hiện tất toán (hoặc đóng tài khoản tiết kiệm) để nhận lại toàn bộ cả tiền gốc và lãi được sinh ra. Ngân hàng thường có một số lựa chọn cách thức tất toán tiết kiệm cho khách hàng:

+ Tự động tái tục gốc và lãi: tại ngày đáo hạn, toàn bộ số tiền gốc và lãi tiết kiệm sẽ được gửi tiếp cho ngân hàng với kỳ hạn và các điều khoản giống như trước. Lãi suất áp dụng là lãi suất niêm yết của ngân hàng tại thời điểm tái tục. Đây là lựa chọn tối ưu nhất cho khách hàng, vì sẽ không bị bỏ phí một ngày tính lãi nào hết và được hưởng lãi kép. Trong trường hợp cần tiền, khách hàng vẫn có thể đóng tài khoản tiết kiệm đó bất cứ lúc nào sau đó.

+ Tự động tất toán: tại ngày đáo hạn, tài khoản tiết kiệm sẽ đóng lại. Toàn bộ số tiền gốc và lãi phát sinh sẽ được gửi về tài khoản thanh toán của khách hàng.

Thứ tư, rút tiết kiệm trước hạn có được không:

Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt khi khách hàng chọn phong tỏa tài khoản tiết kiệm để vay tiền..., khách hàng có thể rút toàn bộ số tiền tiết kiệm trước ngày đáo hạn bất cứ lúc nào. Nếu rút trước hạn, toàn bộ số tiền của tài khoản tiết kiệm đó sẽ không được nhận lãi suất tiết kiệm, mà chỉ hưởng lãi suất không kỳ hạn cho khoảng thời gian đã gửi. Lãi suất không kỳ hạn thường dưới 1%

Tại các ngân hàng khác nhau nếu khách hàng chỉ cần tiền gấp trong một vài ngày thì đừng tất toán trước hạn khoản tiền gửi mà nên sử dụng thấu chi cầm cố tài khoản tiết kiệm để không bỏ phí số ngày tính lãi đã tích lũy được.

Thứ năm, lưu ý về sức mạnh của lãi kép:

Đa số người gửi tiết kiệm bắt đầu với số tiền nhỏ, và số tiền lãi không nhiều. Tuy nhiên, sức mạnh của việc tiết kiệm nằm ở việc tích lũy lâu dài và thường xuyên. Nhà bác học Albert Einstein từng nói: "Lãi kép là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Những ai vận dụng được nó sẽ nhận sự giàu có, còn những ai không hiểu... sẽ phải trả giá cho nó". Lãi kép (còn gọi là lãi suất kép) được hiểu đơn giản là khi gửi tiết kiệm hoặc đầu tư nhận được lãi về, bạn liên tục dồn lại vốn và lãi đã sinh ra vào một chu kỳ tiết kiệm / đầu tư mới để toàn bộ số tiền sẽ sinh lãi cao hơn ở chu kỳ sau.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )