Thương hiệu nội bộ là gì? Đặc điểm và vai trò của thương hiệu nội bộ.

Thương hiệu nội bộ là việc chuyển giao thương hiệu của công ty vào hệ thống và hành vi nội bộ. Đặc điểm của thương hiệu nội bộ? Vai trò của thương hiệu nội bộ?

Thương hiệu nội bộ là một thuật ngữ được sử dụng trong doanh nghiệp. Ngoài hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp lớn còn rất chú trọng các giá trị thương hiệu của mình. Một trong số đó là hướng đến tạo trải nghiệm tốt cho chính các nhân viên đã, đang làm việc. Bởi họ chính là cầu nối giúp doanh nghiệp đạt được thương hiệu bên ngoài, đối với cảm nhận của khách hàng.

Căn cứ pháp lý: Luật doanh nghiệp năm 2020.

1. Thương hiệu nội bộ là gì?

Thương hiệu nội bộ trong tiếng Anh gọi là: Internal branding.

Khái niệm

Thương hiệu nội bộ là việc chuyển giao thương hiệu của công ty vào hệ thống và hành vi nội bộ. Qua đó hỗ trợ người làm doanh nghiệp trong việc mang lại cam kết thương hiệu đến khách hàng đã tương tác. Hiểu một cách đơn giản, thương hiệu nội bộ là đem đến sự hài lòng như một hoạt động dich vụ. Với đối tượng trải nghiệm chính là tất cả nhân viên công ty.

Bản chất của thương hiệu nội bộ

Chính là trải nghiệm mà công ty đem lại cho nhân viên. Từ cảm nhận đó, họ chuyển giao những trải nghiệm, đem đến hài lòng cho khách hàng. Xây dựng thương hiệu nội bộ giúp nhân viên tự hào về vị trí thương hiệu của doanh nghiệp, nơi họ đang làm việc. Chính những sự hài lòng này là động lực, là cơ sở để họ cố gắng đem đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Hoạt động này diễn ra là quá trình liên kết các hoạt động hằng ngày, quá trình kinh doanh, thiết kế công việc. Đó là những hoạt động bình thường trong giờ làm việc. Với mục đích lớn hơn, xây dựng thương hiệu nội bộ còn giúp liên kết những giá trị thương hiệu. Để đảm bảo là nhân viên có thể cung cấp những lời hứa thương hiệu một cách hiệu quả đến khách hàng. Cũng chính là đối tượng cuối cùng trong hoạt động của doanh nghiệp hướng tới.

Kết quả xây dựng thương hiệu nội bộ thông qua sự hài lòng trong truyền thông nội bộ.

Trong nội bộ doanh nghiệp, thành công của hoạt động chính là tạo ra môi trường làm việc lý tưởng. Điều này được hiểu là công tác tạo dựng hình ảnh công ty trên thực tế. Yếu tố này rất quan trọng với gây dựng thương hiệu nội bộ.

Do đó, khi phát triển truyền thông nội bộ, cần đưa ra các chính sách hỗ trợ nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi cho họ có môi trường làm việc thỏa mái nhất. Cùng với đào tạo họ chuyên nghiệp, năng động, nắm bắt tâm lý khách hàng. Khi đó, thương hiệu sẽ mang lại lợi ích không ngờ tới cho doanh nghiệp.

Giao tiếp nội bộ có thể tác động tích cực đến thái độ và hành vi của nhân viên. Với những trải nghiệm đó, nhân viên cũng tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.Các yếu tố đưa đến sự hài lòng của khách hàng. Với hàng loạt các hoạt động tích cực sẽ lan tỏa thương hiệu của doanh nghiệp.

2. Đặc điểm của thương hiệu nội bộ:

Thứ nhất, người chuyển giao thương hiệu là nhân viên.

Thương hiệu nội bộ là mối quan hệ giữa công việc kinh doanh và con người. Các yếu tố tiếp nhận thương hiệu diễn ra trong hoạt động của môi trường làm việc. Các nhân viên là yếu tố được quan tâm và hướng đến. Nhân viên sẽ trực tiếp được cảm nhận môi trường lý tưởng trong thời gian làm việc. Và họ cũng là người trực tiếp tạo ra trải nghiệm cho khách hàng.

Trong quá trình tiếp xúc và làm việc với nhân viên, khách hàng sẽ có cho mình những đánh giá về dịch vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Có tạo cho họ sự thỏa mái trong quá trình làm việc không, kết hợp ăn ý không? Những gì mà nhân viên đem lại cho khách hàng trở thành những trải nghiệm của khách hàng về thương hiệu.

Thương hiệu nội bộ tạo nên trải nghiệm mà công ty tạo ra cho nhân viên. Vì vậy đến lượt nhân viên chuyển giao những lời hứa thương hiệu đến khách  hàng. Việc chuyển giao này được thực hiện dựa trên kinh nghiệm, trải nghiệm và tâm huyết với công việc. Khi có những sự hài lòng tuyệt đối về công việc của mình, nhân viên sẽ cố gắng đem về nhiều lợi ích cho công ty.

Thứ hai, thương hiệu nội bộ xác định vai trò của nhân viên trong công ty.

Như vậy khi thương hiệu được tạo ra và làm hài lòng nhân viên, họ sẽ cố gắng đóng góp giá trị ngược lại. Các giá trị ấy lại vô cùng quan trọng đối với công ty. Khi ấy, nhân viên biết vai trò của mình trong việc chuyển giao những lời hứa đến khách hàng. Công ty có những phần thưởng dành cho nhân viên cũng tạo sự cam kết cao trong việc chuyển giao thương hiệu đến khách hàng.

Nếu khách hàng có những trải nghiệm tích cực thì họ sẽ quay lại với công ty. Tuy nhiên, chính nhân viên là người tạo nên các giá trị ấy. Do đó, các hoạt động gắn với thương hiệu của doanh nghiệp có thu hút được khách hàng không chính dựa vào đội ngũ nhân viên. Đặc biệt là nhân viên của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ.

Thứ ba, thương hiệu nội bộ hiệu quả, tạo giá trị thương hiệu cho công ty và thể hiện ra bên ngoài.

Đội ngũ nhân viên được xem là các khách hàng nội bộ của công ty. Vì chính họ đang tham gia vào những trải nghiệm về thương hiệu của nội bộ doanh nghiệp. Và khách hàng nội bộ này rất quan trọng trong việc chuyển giao thương hiệu đến khách hàng bên ngoài

Tầm nhìn của một doanh nghiệp lớn là xây dựng thương hiệu từ bên trong. Chỉ có thể như vậy thì mới có thể tối đa hóa tiềm năng thương hiệu bên ngoài. Nhân viên là các khách hàng bên trong, cảm nhận thương hiệu nội bộ. Với thương hiệu nội bộ làm hài lòng nhân viên sẽ tạo cơ sở làm hài lòng khách hàng. Thương hiệu nội bộ quan tâm đến trải nghiệm của nhân viên. Đặc biệt hơn là quan tâm đến hệ quả trải nghiệm của khách hàng mà nhân viên chuyển giao.

Thương hiệu nội bộ xảy ra hàng ngày: ông chủ tương tác với nhân viên như thế nào, cách nhân viên tương tác với nhau, tôn trọng và đề cao giá trị cá nhân,..Những trải nghiệm ở nơi làm việc chủ yếu tạo ra bởi người mà họ làm việc cho và làm việc cùng.

3. Vai trò của thương hiệu nội bộ:

Thứ nhất, thương hiệu nội bộ thể hiện lời hứa của công ty đến nhân viên.

Thương hiệu nội bộ là sự kết nối giữa những lời hứa thương hiệu ra bên ngoài với những trải nghiệm có bên trong. Cách công ty ứng xử với những người chuyển giao thương hiệu (nhân viên).

Thay vì lấy khách hàng làm trung tâm, công ty lựa chọn tập trung vào nhân viên.“Quan tâm” tạo nên sự thỏa mãn của khách hàng nội bộ chính là nhân viên. “Chúng tôi quan tâm đến bạn vì thế bạn hãy quan tâm đến khách hàng”. Đây chính là tuyên bố đơn giản về những gì mà công ty tin vào và cam kết chuyển giao.

 Thương hiệu nội bộ có thể giúp công ty nhìn thấu suốt tổ chức của mình với góc nhìn của nhân viên. Để xem xét tổ chức qua cách nhìn của nhân viên. Thông qua những gì mà công ty hứa với họ và mong đợi ở họ.

Thứ hai, thương hiệu nội bộ cho thấy công ty là nơi để làm việc.

Tạo ra những trải nghiệm cho nhân viên. liên quan đến mối quan hệ giữa nhân viên và công ty. Thương hiệu nội bộ tạo ra một hệ thống mà công ty phải dùng để hỗ trợ nhân viên. Hệ thống này bao gồm đào tạo, quản trị việc thực hiện, phúc lợi. Chuyển thương hiệu khuyến khích khách hàng mua sản phẩm hay dịch vụ thành thương hiệu tạo ra nơi làm việc cho nhân viên. tạo ra một sự nối kết cảm xúc và chức năng với nhân viên qua đó có thể thực hiện lời hứa thương hiệu đến khách hàng.

Chỉ khi công ty tạo ra những trải nghiệm với nhân viên hỗ trợ những kỹ năng và hành vi cần thiết để chuyển giao thương hiệu, và  trao phần thưởng cho nhân viên để ghi nhận những đóng góp của họ và kết quả là nhân viên có câu trả lời  tích cực cho câu hỏi “Có gì  trong này cho tôi?” khi làm việc tại công ty.

Thứ ba, thương hiệu nội bộ xác định cho nhân viên những trải nghiệm mà khách hàng muốn có.

Trải nghiệm của khách hàng sẽ thông qua các hoạt động trong thời gian hai bên tiếp xúc. Kể đến như: chuỗi những tương tác, quan sát tại mỗi điểm tiếp xúc: khách hàng quan sát, trải nghiệm,... Bên cạnh các trải nghiệm về sản phẩm hay dịch vụ mà công ty cung cấp.

- Khách hàng trải nghiệm: khách hàng hài lòng hay thất vọng. Họ có thể kể cho người khác những trải nghiệm thực của họ về thương hiệu.

Nhân viên trong công ty ảnh hưởng đến thương hiệu bên ngoài tại mỗi điểm tiếp xúc. Cho dù họ có tương tác trực tiếp với khách hàng hay không. Đều đem lại những trải nghiệm cho khách hàng. Đòi hỏi đặt ra là:

- Những nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng phải tạo ra những trải nghiệm tích cực cho khách hàng.

- Những nhân viên không tiếp xúc với khách hàng tạo ra trải nghiệm tích cực tại mỗi tương tác.

Thứ tư, thương hiệu nội bộ kết nối những gì xảy ra bên trong với những gì xảy ra bên ngoài.

Thương hiệu nội bộ nhấn mạnh vào sự trải nghiệm và cơ hội khác biệt doanh nghiệp có. Tạo ra lời hứa đối với nhân viên, phản ánh trải nghiệm của họ. Những trải nghiệm đó có thể thúc đẩy họ chuyển giao những lời hứa thương hiệu đến khách hàng.

Để làm được điều đó, công ty phải xây dựng thương hiệu từ bên trong, tạo trải nghiệm tin cậy cho chính nhân viên của mình. Nhờ đó mà họ sẵn sàng giúp công ty bảo đảm sự kết nối cảm xúc với khách hàng.

Như vậy, Thương hiệu nội bộ là đặc trưng cho mỗi tổ chức. Thương hiệu nội bộ phải gắn kết với những giá trị, và phần thưởng của tổ chức. Kết nối những gì mà tổ chức tin tưởng và chuyển giao ra bên ngoài tạo thành giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )