Cổ phần là gì? Đặc điểm của cổ phần trong công ty cổ phần? Thuế chuyển nhượng cổ phần của tổ chức là bao nhiêu %? Hồ sơ, thủ tục khai nhận thuế chuyển nhượng cổ phần?
Thuế chuyển nhượng cổ phần là một trong những loại thuế bắt buộc phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân. Vậy mức thuế phải nộp khi chuyển nhượng cổ phần của tổ chức là bao nhiêu %? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề trên:
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Cổ phần là gì?
Hiện nay, trong Luật doanh nghiệp năm 2020 chưa có quy định cụ thể, rõ ràng thế nào là cổ phần. Nhưng thực tế có thể hiểu cổ phần là gì thông qua quy định về vốn điều lệ của loại hình công ty cổ phần, cụ thể như sau:
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần”.
Như vậy, theo quy định trên, cổ phần được hiểu là đơn vị nhỏ nhất được chia từ vốn điều lệ của công ty cổ phần. Những cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông của công ty.
2. Đặc điểm của cổ phần trong công ty cổ phần:
Công ty cổ phần bao gồm hai loại là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi.
Cổ phần phổ thông:
– Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông
– Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
Cổ phần ưu đãi:
Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
– Cổ phần ưu đãi cổ tức: Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi rõ trong cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.
– Cổ phần ưu đãi biểu quyết: Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác; số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quyền biểu quyết và thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ được quy định tại Điều lệ công ty. Sau thời hạn ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
– Cổ phần ưu đãi hoàn lại: Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại và Điều lệ công ty.
– Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.
3. Thuế chuyển nhượng cổ phần của tổ chức là bao nhiêu %?
3.1. Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể nào định nghĩa về khái niệm thuế thu nhập cá nhân. Dựa trên thực tế, thuế thu nhập cá nhân có thể được hiểu là loại thuế trực thu, được tính trực tiếp dựa trên thu nhập của cá nhân thuộc đối tượng phải chịu thuế theo quy định của pháp luật trừ đi các khoản giảm trừ cũng như các khoản được miễn thuế.
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 119/2014/TT-BTC thì đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
– Người nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 2
– Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:
+ Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
+ Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng) không phải thực hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa hai quốc gia.
+ Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập
3.2. Chuyển nhượng cổ phần có phải nộp thuế không?
Căn cứ tại Điều 3
– Thu nhập từ kinh doanh, gồm:
+ Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
+ Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
+ Thu nhập từ kinh doanh quy định tại khoản này không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.
– Thu nhập từ tiền lương, tiền công, gồm:
+ Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công
+ Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công. phụ cấp quốc phòng, an ninh. phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm. phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật. trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động. trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.
– Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:
+ Tiền lãi cho vay
+ Lợi tức cổ phần
+ Thu nhập nhận được từ các khoản lãi trái phiếu, tín phiếu và các giấy tờ có giá khác do các tổ chức trong nước phát hành (kể cả các tổ chức nước ngoài được phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam), trừ thu nhập từ lãi trái phiếu do Chính phủ Việt Nam phát hành và thu nhập từ lãi tiền gửi quy định tại điểm 7, Mục III, Phần A Thông tư 12/2011/TT-BTC
– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:
+ Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế
+ Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
+ Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác
– Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:
+ Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
+ Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở.
+ Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước.
+ Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.
– Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm:
+ Trúng thưởng xổ số
+ Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại
+ Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino
+ Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.
– Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:
+ Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ;
+ Thu nhập từ chuyển giao công nghệ
– Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, thì thu nhập từ việc chuyển nhượng cổ phần thuộc phần thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
3.3. Mức nộp thuế chuyển nhượng cổ phần của tổ chức là bao nhiêu %?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.
Cách tính thuế suất:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = thu nhập tính thuế x thuế suất 20%
4. Hồ sơ, thủ tục khai nhận thuế chuyển nhượng cổ phần
Hồ sơ cần phải thực hiện khi thực hiện kê khai thuế bao gồm:
– Tờ khai theo mẫu số 4/CNV-TNCN được ban hành kèm thông tư 92/2015 của Bộ Tài chính
– Bản chụp của bản gốc
Địa điểm nộp thuế chuyển nhượng cổ phần:
Căn cứ tại khoản 6 điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung khoản 5, điều 16 của thông tư 156/2013/TT-BTC thì nơi nộp hồ sơ khai thuế đồng thời cũng là nơi nộp thuế chuyển nhượng cổ phần cổ phiếu, cụ thể là tại cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp đã phát hành chứng khoán sau đó cá nhân thực hiện việc chuyển nhượng.