Thực phẩm là gì? Phân loại và công dụng các loại thực phẩm?

Thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người, đây là nguồn dinh dưỡng giúp cho cơ thể con người khỏe mạnh và duy trì sự sống cho cơ thể chúng ta mỗi ngày để thực hiện tất cả các hoạt động và công việc. Hãy cùng chúng tôi theo dõi xem thực phẩm là gì?

1. Thực phẩm là gì?

Khi nhắc tới thực phẩm hay còn được gọi thức ăn không có ai còn xa lạ đối với thuật ngữ này, đây chính là một thuật ngữ mô tả tên gọi chung để chỉ những vật phẩm bao gồm những chất như: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein) hoặc nước. Đây là những chất cơ bản mà con người có thể tiêu thụ trực tiếp thông qua việc ăn hoặc uống.

Thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng và mang ý nghĩa rất lớn vì đây chính là một phần thiết yếu để có thể sống có thể hấp thụ dinh dưỡng để tồn tại chứ không vì mục đích sở thích cá nhân. Chúng thường có nguồn gốc từ động vật, thực vật, vi sinh vật hay các chế phẩm từ các nguồn nguyên liệu này.

2. Phân loại các loại thực phẩm:

Thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng là từ dùng để chỉ những thực phẩm được thêm các thành phần mới hoặc nhiều thành phần hiện có để thực hiện một chức năng bổ sung.

Đây thường là một thực phẩm liên quan đến tăng cường sức khỏe hoặc phòng chống bệnh, ngăn ngừa một số bệnh tật. Nhưng chúng không phải là thuốc chữa bệnh và cũng không thể dùng thay cho thuốc chữa bệnh.

Thực phẩm đông lạnh

Thực phẩm đông lạnh là một trong những cách bảo quản phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này có thể làm chậm quá trình phân hủy của thực phẩm và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hư hỏng.

Phương pháp đóng băng hay đông lạnh là dùng công nghệ cấp đông có sử dụng nhiệt độ cực thấp của nitơ lỏng -196 °C (-320 °F).

Thực phẩm tươi sống

Loại thực phẩm này được sử dụng và rất ưa chuộng bởi nó giữ được sự tươi ngon và tự nhiên cụ thể thực phẩm tươi sống hay còn gọi là Fresh food, là thực phẩm chưa được bảo quản chưa qua chế biến và đặc biệt là chưa hư hỏng. Chúng được hiểu là thực phẩm chưa qua các quá trình xử lý hun khói, lên men, muối chua, đóng hộp,…

Đối với rau củ quả, khi được gọi là tươi sống nghĩa là chúng mới vừa được thu hoạch, mới vừa được xử lý đúng với tiêu chuẩn “sau thu hoạch”. Những sản phẩm này phải đảm bảo không bị hư hỏng, dập nát hay héo úa.

Thực phẩm đã qua chế biến

Thực phẩm đã qua chế biến là những thực phẩm đã chịu ảnh hưởng của một trong số hoặc nhiều hơn các quá trình sau: đông lạnh, đóng hộp, làm khô hay chịu các tác động của nhiệt như: chiên, xào, nướng, áp chảo,…

Loại thực phẩm sẽ có màu sắc và hương vị vô cùng dạng. Cũng chính vì vậy mà hàm lượng dinh dưỡng bên trong chúng cũng có sự thay đổi ít nhiều. Thực phẩm đã qua chế biến cần phải có quy trình xử lý và bảo quản đúng cách để đảm bảo chất lượng và mức độ an toàn đối với người dùng.

Thực phẩm cắm trại

Thực phẩm cắm trại chính là một loại thực phẩm để chỉ về các thành phần được sử dụng để chuẩn bị phù hợp cho cắm trại và du lịch bụi. Chúng thường được làm đông khô để làm thực phẩm bị mất nước để dễ bảo quản và mang đi.

Bên cạnh đó người ta cũng sử dụng biện pháp mất nước để khiến thực phẩm nhỏ gọn, dễ mang đi. Tuy nhiên so với biện pháp làm đông khô thì biện pháp này sẽ khiến thực phẩm có cảm giác nặng hơn.

Thực phẩm ăn kiêng

Thực phẩm ăn kiêng hay còn gọi là thức ăn kiêng là sản phẩm được sử dụng cho các chế độ ăn kiêng để giảm chất béo, carbohydrate hay đường… dung nạp vào cơ thể. Mục đích chủ yếu là để giảm cân, giảm béo hoặc thay đổi loại cơ thể.

Như chúng ta đã biết thì điểm nổi bật nhất đối với môt sản phẩm ăn kiêng chính là tìm ra một loại thực phẩm khác có chỉ số năng lượng thấp chấp nhận được để thay thế cho những sản phẩm có chỉ số năng lượng cao.

Các loại ngũ cốc hay hạt là một trong những lựa chọn hàng đầu để thêm vào sản phẩm dành cho chế độ giảm cân vì chúng giàu chất xơ nhưng lại ít hoặc không có tinh bột.

3. Vai trò của thực phẩm đối với đời sống của con người:

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai …

Hiện nay chúng ta thấy do nhu cầu tiêu thụ nên cũng xuất hiện rất nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.

Bên cạnh đó thì việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm.

Việc bảo quản lương thực thực phẩm cũng là vấn đề rất được quan tâm bởi một khi chúng ta  không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẩn đến các vụ ngộ độc thực phẩm.

Thực tế cũng cho thấy hiện nay có rất nhiều các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2.

4. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe:

Như chúng tôi đã nêu như trên về muôn vàn những ý nghĩa của thực phẩm mang lại như thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Không có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh.

Nếu chúng ta hướng tới mục tiêu lâu dài thì ý nghĩa của thực phẩm được thể hiện cụ thể như các loại thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.

Từ đó nên cùng với vai trò của nó chúng ta cần đảm bảo về các vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )