Thực phẩm an toàn là gì? Thị trường thực phẩm an toàn ở Việt Nam

Thực phẩm an toàn là gì? Thị trường thực phẩm an toàn ở Việt Nam? Thị trường thực phẩm an toàn ở Việt Nam?

Hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế có thể thấy nhiều loại mặt hàng xuất hiện và được bày bán nhiều ở khắp nơi thì vấn đề lựa cho sử dụng thực phẩm an toàn luôn là vấn đề được quan tâm nhất hiện nay. Bởi có không ít nhưng thực phẩm không đảm bảo chất lượng xuất hiện trên thị trường.

1. Thực phẩm an toàn là gì?

Hiện nay có thể thấy người dân có nhu cầu về lương thực thực phẩm ngày càng cao, theo đó thực phẩm an toàn cũng được người tiêu dùng rất quan tâm khi lựa chọn hành hóa sử dụng, với mong muốn mang đến cho các thành viên trong gia đình những món ăn ngon, an toàn, đảm bảo sức khỏe, đảm bảo vệ sinh thì những người nội trợ thường có xu hướng lựa chọn những loại thực phẩm an toàn nhất và có xuất xứ rõ ràng. Bên cạnh đó hiện nay có những cá nhân lợi dụng việc hàng hóa xuất hiện nhiều để đưa những sản phẩm không đủ chất lượng ra thị trường, mà không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của thực phẩm an toàn là gì? những yếu tố đảm bảo thực phẩm an toàn? cũng như cách lựa chọn thực phẩm an toàn cho cả gia đình?

Thực phẩm an toàn là loại thực phẩm trên thị trường không chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất, kháng sinh cấm hoặc vượt quá giới hạn cho phép và các loại thực phẩm đó không chứa tạp chất cụ thể như kim loại, thuỷ tinh, vật cứng …và thực phẩm đó không chứa tác nhân sinh học gây bệnh như vi rút, vi sinh vật, ký sinh trùng. Thực phẩm an toàn phải đảm bảo điều kiện về nguồn gốc, xuất xứ đầy đủ, rõ ràng và được kiểm tra, đánh giá chứng nhận về an toàn thực phẩm.

2. Thị trường thực phẩm an toàn ở Việt Nam:

2.1. Thực trạng thị trường thực phẩm an toàn Việt Nam:

Hiện nay có thể thấy tồn tại một vấn đề đặt ra từ rất lâu nhưng vẫn chưa có cách giải quyết về vấn đề thị trường thực phẩm an toàn ở Việt Nam. đây được coi là những tồn tại trong lĩnh vực này như khó phân biệt thật giả, chất lượng của hàng hoa svaf thực phẩm có tốt như quảng cáo, thông tin chưa đầy đủ và giá cả của thực phẩm cũng chưa thực sự ổn định và hợp lý..

Có một thực tế là người tiêu dùng rất khó phân biệt được đâu là thực phẩm an toàn thật bởi vì hiện nay các sản phẩm giả được tạo ra rất tinh vi rất khó có thể phân biệt, đâu là thực phẩm đội lốt thực phẩm an toàn. Mặc dù người tiêu dùng sẵn sàng trả một mức giá cao hơn để hi vọng vào một sản phẩm có chất lượng tốt hơn để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân và gia định, bằng cách tìm đến những nơi bán thực phẩm với giá cao, như siêu thị, nhưng vẫn chưa chắc chắn vì thực tế đã có nhiều vụ việc trà trộn rau không an toàn vào siêu thị đã bị phanh phui mặc dù các sản phẩm đó đều có gắn mác là an toàn như thế đã tạo ra sự hỗ độn đối với các loại hàng hóa.

Ví dụ như những khu tập trung đông dân cư tại Hà Nội, chúng ta có thể kể đến các vụ việc của một siêu thị ở Hà Nội, một trong các hệ thống siêu thị lớn và đã tồn tại khá lâu ở Việt Nam. Sau sự phản ánh của người tiêu dùng, phóng viên đã đến trực tiếp các siêu thị đó để tác nghiệp, kết quả là hầu hết các mặt hàng hoa quả, thực phẩm và một số đồ gia dụng hoàn toàn không có tem mác xuất xứ, một số khay thực phẩm còn không có cả thời hạn sử dụng… điều đó gây ra hoang mang trong dư luận vì không biết mua hàng có chất lượng ở đâu.

Hiện nay, có thể thấy sự không rõ ràng của các siêu thị một phần là do người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là thực phẩm sạch đảm bảo cho sức khỏe và đâu là thực phẩm bẩn và không đảm bảo chất lượng, họ chỉ còn biết trông mong vào uy tín và lương tâm của người bán, tuy nhiên đứng trước mức lợi nhuận khủng do những hành vi trái vơi đạo đức và lừa gạt mang lại, các siêu thị vẫn sẵn sàng lừa dối khách hàng và trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp này. Điều đó làm cho thị trường thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn ở Việt Nam thực sự gặp nhiều khó khăn khi niềm tin của người tiêu dùng với các sản phẩm này không còn nhiều.

Vấn đề thứ hai là sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với sản phẩm rằng liệu sản phẩm có tốt như quảng cáo bên ngoài hay không. Bên cạnh rất nhiều các thông tin thực phẩm an toàn là tốt cho sức khỏe và có rất nhiều chất dinh dưỡng, an toàn… thì vẫn còn nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo rằng chưa có chứng cứ khoa học rõ ràng để chứng minh thực phẩm an toàn tốt hơn thực phẩm thông thường nên chúng ta nên lưu ý. Thực phẩm an toàn được sản xuất một cách "tự nhiên" cũng chỉ có thể cung cấp được các chất dinh dưỡng và hạn chế các chất có hại tương tự như thực phẩm "thông thường" mà thôi. Thậm chí, thực phẩm an toàn còn "có phần" kém hơn do khó bảo quản hơn nên hàm lượng dinh dưỡng kém đi trong quá trình tồn trữ, vận chuyển.

Như vậy, có thể thấy dựa trên những thông tin chúng toi nêu trên  thì thực phẩm an toàn ở đây không hẳn là chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm an toàn thúc đẩy hành vi mua của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nguyên nhân chính người tiêu dùng Việt Nam chuộng thực phẩm an toàn còn do xuất phát từ nỗi sợ hãi và lo lắng với thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường hiện nay. Thực tế này đã làm xuất hiện một số khách hàng nghi ngờ về chất lượng của thực phẩm an toàn, qua đó hoài nghi về các tuyên bố dinh dưỡng của người bán hàng, cũng như nhà sản xuất thực phẩm an toàn.

2.2. Giải pháp để cải thiện vấn đề để có thực phẩm sạch tại Việt Nam:

Về phía Nhà nước, Nhà nước cần điều chỉnh các văn bản luật:

Như vậy về phía Nhà nước cần phải đề ra những quy định có liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm cho phù hợp với tình hình đất nước để khắc phục tình trạng chồng chéo; đùn đẩy trách nhiệm làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước về những văn bản pháp luật liên quan đến an toàn thực phẩm, Bên cạnh đó, cần đề ra những chính sách nhằm mục đích ngăn chặn các sản thực phẩm nguy hại từ bên ngoài vào nước ta; gây những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân. Các cơ quan thẩm quyền liên quan cần phải tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của tất cả cơ sở sản xuất kinh doanh cụ thể trong chăn nuôi, giết mổ động thực vật, trồng trọt, cơ sở chế biến... xử phạt nghiêm khắc đối với các đối tượng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra thì  cơ quan nhà nước cần tổ chức những buổi công bố chất lượng sản phẩm và kiểm tra nghiêm ngặt những buổi công bố này để đạt chất lượng tốt nhất.

Về phía Nhà sản xuất:

Các cơ sở sản xuất và chế biến các loại thực phẩm cần phải có những biện pháp để hỗ trợ sản xuất sạch phát triển và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng mọi tiêu chuẩn được cơ quan chức năng đánh giá, chứng nhận. Nhà sản xuất cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh để tránh vì lợi ích riêng hay mục đích lợi nhuận mà gây ảnh hưởng xấu đến phía người tiêu dùng cũng như gây ảnh hưởng đến toàn xã hội.

Về phía người tiêu dùng

Người tiêu dùng cần nâng cao hiểu biết về chất lượng hàng hóa để có thể phân biệt được các loại sản phẩm đặc biệt chất lượng các loại thực phẩm. Người dân cần thận trọng nhiều hơn trong việc lựa chọn thực phẩm để đảm bảo vệ sinh, rõ nguồn gốc, tránh mua những thực phẩm kém chất lượng và gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cho con người. Tuân thủ quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm do pháp luật quy định như giấy chúng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm với sản phẩm đó, theo đó hiện nay pháp luật nước ta đã có những quy định rất rõ ràng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và đưa ra những tiêu chuẩn đối với những thực phẩm sạch rồi nên những nhà sản xuất cần tuân thủ những quy định này. Bên cạnh đó hiện nay vẫn còn một tồn tại số doanh nghiệp không tuân thủ cũng như tìm mọi cách chống đối nên vẫn còn tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan, đối với những doanh nghiệp đó sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Kết luận: Như chúng ta đã biết thì thực phẩm an toàn đóng vai rò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho người dân và cho sức khỏe xã hội, hơn nữa thực phẩm sạch góp phần đẩy mạnh uy tín cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm tốt hơn. Để cho người tiêu dùng có thể an tâm hơn khi sử dụng thực phẩm. Ngoài ra thực phẩm không đảm bảo chất lượng gây ra ảnh hưởng có thể dẫn tới hậu quả biến chứng đối với sức khỏe con người nên việc thực phẩm an toàn cần phải được kiểm soát tốt hơn.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )