Mẫu đơn và thủ tục xin ra khỏi Đảng cộng sản Việt Nam

Được đứng trong hàng ngũ của Đảng là niềm mong ước của rất nhiều người. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có nhiều trường hợp xin ra khỏi Đảng. Các trường hợp này chủ yếu là do không có nhiều thời gian để sinh hoạt Đảng hoặc bị vi phạm Điều lệ Đảng mà bị khai trừ ra khỏi Đảng.

1. Các trường hợp ra khỏi Đảng:

* Trường hợp 1: Đảng viên vi phạm quy định về Điều lệ Đảng: Bị khai trừ ra khỏi Đảng do các sai phạm, vi phạm Điều lệ Đảng gây ảnh hưởng đến hình ảnh người Đảng viên và tổ chức.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011, Đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục mà không tiến bộ thì chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xoá tên trong danh sách đảng viên. 

Như vậy, nếu Đảng viên vi phạm một trong các quy định trên thì chi bộ xem xét để quyết định xoá tên khỏi danh sách Đảng viên. Theo quy định tại Tiểu mục 11.1, Mục 11 Hướng dẫn 01-HD/TW quy định một số vấn đề thi hành Điều lệ Đảng thì quy trình xoá tên Đảng viên khỏi danh sách Đảng viên được quy định như sau:

"Đảng viên làm bản tự kiểm điểm và kiểm điểm trước chi bộ. Trường hợp chi ủy đã yêu cầu đến lần thứ 3 nhưng đảng viên đó không làm bản kiểm điểm hoặc không đến dự họp để kiểm điểm thì chi bộ vẫn xem xét, xử lý đối với đảng viên đó. Trường hợp đảng viên cố tình không làm bản kiểm điểm theo yêu cầu của chi bộ thì chi bộ thực hiện ngay quy trình đề nghị xóa tên đảng viên".

* Trường hợp 2: Đảng viên không vi phạm quy định về Điều lệ Đảng, tự nguyện xin ra khỏi Đảng: Tự nguyện xin ra khỏi Đảng khi bản thân tự cảm thấy không xứng đáng, không đủ thời gian để sinh hoạt và cống hiến cho Đảng hoặc vì một nguyên nhân cá nhân, sức khỏe nào đó (nguyên nhân này sẽ được ghi rõ trong đơn xin ra khỏi Đảng).

Theo quy định tại Tiểu 11.2, Mục 11 Hướng dẫn 01-HD/TW quy định một số vấn đề thi hành Điều lệ Đảng như sau:

Chỉ xem xét cho ra khỏi Đảng đối với những đảng viên chưa vi phạm về tư cách. Nếu vi phạm tư cách đảng viên thì phải xử lý kỷ luật về Đảng, sau đó mới xét cho ra khỏi Đảng.

2. Thủ tục xin ra khỏi Đảng:

+ Đảng viên xin ra khỏi Đảng phải làm đơn, nói rõ lý do xin ra khỏi Đảng, báo cáo chi bộ.

+ Chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở xem xét, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xét, quyết định cho ra khỏi Đảng và làm thủ tục xóa tên trong danh sách đảng viên.

+ Đảng ủy cơ sở được ủy quyền kết nạp đảng viên, khai trừ đảng viên thì ra quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên.

Như vậy, Đảng uỷ ra quyết định xoá tên trong danh sách Đảng viên đối với Đảng viên làm đơn xin ra khỏi Đảng và sẽ thông báo cho Đảng viên đó.

3. Mẫu đơn xin ra khỏi Đảng:

Như phân tích ở trên, sẽ có 02 trường hợp là bị cho ra khỏi Đảng và tự xin ra khỏi Đảng. Tương ứng với nó là 02 thủ tục khác nhau:

3.1. Mẫu đơn tự ý xin ra khỏi Đảng:

- Đối với trường hợp Đảng viên không có vi phạm, tự ý xin ra khỏi Đảng thì sẽ sử dụng mẫu đơn xin ra khỏi Đảng.

Click vào đây để Download Đơn xin ra khỏi Đảng chuẩn mới nhất

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

......, ngày.....tháng.....năm.....

ĐƠN XIN RA KHỎI ĐẢNG

Kính gửi: Chi bộ đảng :.....Đảng bộ xã.....huyện.....tỉnh..... Họ và tên đảng viên:.... Đơn vị công tác: .... Là đảng viên của chi bộ.....Đảng bộ xã..... Ngày vào Đảng:..../...../.....; Ngày chính thức kết nạp Đảng:.../....../..... Số thẻ đảng viên:..... Tôi xin trình bày với các cấu ủy Đảng nội dung như sau: ....... (Trình bày hoàn cảnh, nội dung lý do tại sao muốn ra khỏi Đảng. Tuỳ hoàn cảnh, thông tin của từng người mà phần trình bày này là khác nhau) Do vậy, Tôi làm đơn này mong các cấp Đảng ủy xem xét, và cho tôi xin ra khỏi Đảng theo đúng quy định của điều lệ Đảng để tôi có thể ổn định cuộc sống và tư tưởng hoàn thành tốt công việc mà đơn vị công tác. Tôi xin hứa khi thôi đứng trong hàng ngũ của Đảng, Tôi vẫn phấn đấu tu dưỡng, giữ gìn phẩm chất đạo đức của người giáo viên và tư tưởng của Đảng đã được tôi luyện trong nhiều năm qua đồng thời hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà đơn vị giao phó. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

.......

ĐẠI DIỆN CHI ỦY ĐẢNG                                            BÍ THƯ CHI BỘ ĐẢNG

Nếu được chấp thuận thì Ban chấp hành sẽ ra 01 Quyết định chấp thuận đơn xin ra khỏi Đảng và cho phép Đảng viên đó ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.

3.2. Mẫu quyết định cho ra khỏi Đảng đối với Đảng viên vi phạm:

- Đối với trường hợp bị cho ra khỏi Đảng (Khai trừ Đảng): Ban thường vụ sẽ ra Quyết định cho ra khỏi Đảng đối với Đảng viên có vi phạm. Trường hợp này là trường hợp Đảng viên không cần làm đơn. Ban thường vụ sẽ họp kỷ luật và qa quyết định khai trừ Đảng viên theo đúng quy định của Điều lệ Đảng.

Click vào đây để Download mẫu quyết định cho ra khỏi Đảng mới nhất

ĐẢNG BỘ…

ĐẢNG UỶ…

Số:…-QĐ/ĐU

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

..., ngày …..tháng…..năm…..

QUYẾT ĐỊNH

Cho ra khỏi Đảng

- Căn cứ Điều 8, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; - Xét báo cáo ngày..… tháng… năm của chi bộ…., Báo cáo số….-BC/ĐU ngày….tháng….năm…. của Đảng uỷ....về việc cho đảng  viên xin ra khỏi Đảng; - Xét đơn xin ra khỏi Đảng của đảng viên… với lý do…

BAN THƯỜNG VỤ QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Đồng ý cho đảng viên…., sinh ngày… tháng….. năm…, kết nạp (hoặc kết nạp lại) vào Đảng ngày….. tháng…. năm… Quê quán……ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều 2: Ban Tổ chức, Văn phòng huyện uỷ, đảng uỷ….., chi bộ…và đồng chí có tên trên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận: - Như điều 2 - Lưu hồ sơ quản lý T/M BAN THƯỜNG VỤ BÍ THƯ (ký, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

4. Quy trình giải quyết đơn xin ra khỏi Đảng:

Được quy định tại Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 20/9/2016 của Ban Bí thư về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng. Điểm 11.2, Hướng dẫn số 01-HD/TW nêu rõ:

a) Đối tượng và thủ tục:

- Chỉ xem xét cho ra khỏi Đảng đối với những đảng viên chưa vi phạm về tư cách. Nếu vi phạm tư cách đảng viên thì phải xử lý kỷ luật về Đảng, sau đó mới xét cho ra khỏi Đảng.

- Đảng viên xin ra khỏi Đảng phải làm đơn, nói rõ lý do xin ra khỏi Đảng, báo cáo chi bộ.

- Chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở xem xét, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xét, quyết định cho ra khỏi Đảng và làm thủ tục xóa tên trong danh sách đảng viên.

- Đảng ủy cơ sở được ủy quyền kết nạp đảng viên, khai trừ đảng viên thì ra quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên.

b) Đảng viên đã được cấp ủy có thẩm quyền quyết định cho ra khỏi Đảng, nếu có nhu cầu được cấp giấy xác nhận tuổi đảng thì cấp ủy có thẩm quyền xét, cấp “Giấy xác nhận tuổi đảng” cho những người đó./.

5. Xóa tên Đảng viên và giải quyết khiếu nại xóa tên Đảng viên:

Xóa tên Đảng viên Việc xóa tên đảng viên thực hiện theo điểm 8.1 Quy định số 29-QĐ/TW ngày 25/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) và điểm 11.2 tại Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 20/9/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII); cụ thể như sau: Chi bộ xem xét, đề nghị cấp ủy có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên đối với các trường hợp sau: Đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự hủy thẻ đảng viên; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ; đảng viên hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên; đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị. Quy trình thực hiện: - Đảng viên làm bản tự kiểm điểm và kiểm điểm trước chi bộ. - Đối với chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở: Xem xét, nếu có hai phần ba đảng viên chính thức trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên thì ra nghị quyết, báo cáo Đảng ủy cấp trên. Đảng uỷ cơ sở xem xét, nếu có hai phần ba đảng uỷ viên trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên thì ra nghị quyết, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. - Đối với chi bộ cơ sở: Xem xét, nếu có hai phần ba đảng viên chính thức trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo  cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. * Lưu ý: Trường hợp chi uỷ đã yêu cầu đến lần thứ 3 nhưng đảng viên đó không làm bản kiểm điểm hoặc không đến dự họp để kiểm điểm thì chi bộ vẫn xem xét, xử lý đối với đảng viên đó. Trường hợp đảng viên cố tình không làm bản kiểm điểm theo yêu cầu của chi bộ thì chi bộ thực hiện ngay quy trình đề nghị xóa tên đảng viên. Việc biểu quyết để ban hành nghị quyết xóa tên Đảng viên được thực hiện bằng thẻ Đảng viên hoặc bằng phiếu kín. Giải quyết khiếu nại xóa tên Đảng viên - Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định xóa tên, đảng viên có quyền khiếu nại với cấp ủy cấp trên cho đến Ban Bí thư Trung ương Đảng. - Thời hạn giải quyết khiếu nại được quy định như sau: không quá 90 ngày làm việc đối với cấp tỉnh, huyện và tương đương; không quá 180 ngày làm việc đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được khiếu nại. - Không giải quyết những trường hợp khiếu nại sau đây: Quá thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày đảng viên nhận được quyết định xóa tên; đã được cấp có thẩm quyền cao nhất xem xét, kết luận; cá nhân hoặc tập thể khiếu nại hộ; khiếu nại khi chưa có quyết định xóa tên của cấp ủy đảng có thẩm quyền.

Cơ sở pháp lý:

- Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam

- Hướng dẫn 01-HD/TW

    5 / 5 ( 1 bình chọn )