Miễn thị thực là trường hợp quốc gia có quy chế cho phép một số đối tượng đặc biệt được phép xuất nhập cảnh ưu tiên không phân biệt mục đích xuất nhập cảnh.
Thị thực có thể được cấp trực tiếp tại quốc gia, hoặc thông qua đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của quốc gia đó, đôi khi thông qua một cơ quan chuyên môn, công ty du lịch có sự cho phép của quốc gia phát hành. Nếu không có đại sứ quán hoặc lãnh sự quán ở nước mình, đương đơn phải đến một quốc gia thứ ba có các cơ quan này. Miễn thị thực là trường hợp quốc gia có quy chế cho phép một số đối tượng đặc biệt được phép xuất nhập cảnh ưu tiên không phân biệt mục đích xuất nhập cảnh.
1.Đối tượng được miễn thị thực
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài được miễn thị thực nhập cảnh nếu có đủ các điều kiện:
– Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nước ngoài (dưới đây gọi tắt là hộ chiếu) còn giá trị ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh. Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp còn giá trị ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh.
– Giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy miễn thị thực
2.1. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hồ sơ gồm:
a. 01 Tờ khai đề nghị cấp Giấy miễn thị thực (theo mẫu);
b. 02 tấm ảnh màu mới chụp cỡ 4×6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu (01 tấm ảnh dán vào Tờ khai, 01 tấm ảnh để rời);
c. Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu của nước ngoài còn giá trị ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh. Nếu không có hộ chiếu thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp còn giá trị ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh. (kèm theo bản chụp để cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy miễn thị thực lưu hồ sơ);
Xem thêm: Hỏi về người nước ngoài có thị thực du lịch nhưng lại sang làm việc tại Việt Nam
d. Một trong những giấy tờ sau (kèm theo bản chụp để cơ quan có thẩm quyền lưu hồ sơ) nếu có:
– Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam;
– Bản sao hoặc bản trích lục Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam;
– Bản sao hoặc bản trích lục Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam;
– Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam;
– Hộ chiếu Việt Nam (còn hoặc đã hết giá trị);
– Giấy chứng minh nhân dân (còn hoặc đã hết giá trị);
– Giấy khai sinh (kể cả bản sao);
– Thẻ cử tri mới nhất;
– Sổ hộ khẩu;
– Sổ thông hành cấp trước 1975;
– Thẻ căn cước cấp trước 1975
– Tờ trích lục Bộ giấy khai sanh cấp trước 1975;
– Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp nếu trong đó có ghi người được cấp giấy tờ đó có quốc tịch gốc hoặc gốc Việt Nam.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
e. Trường hợp không có các giấy tờ tại khoản (d) thì nộp một trong những giấy tờ sau:
– Giấy bảo lãnh của Hội đoàn của người Việt Nam ở nước ngoài ở nước đương sự cư trú (theo mẫu quy định);
– Giấy bảo lãnh của công dân Việt Nam (theo mẫu quy định).
Hai loại Giấy bảo lãnh nói trên không cần phải có thủ tục xác nhận hoặc chứng thực thêm.
2.2. Đối với người nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hồ sơ gồm:
a. 01 Tờ khai đề nghị cấp Giấy miễn thị thực (theo mẫu);
b. 02 tấm ảnh màu mới chụp cỡ 4×6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu (01 tấm ảnh dán vào Tờ khai, 01 tấm ảnh để rời);
c. Hộ chiếu nước ngoài còn giá trị ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh (kèm theo bản chụp để cơ quan có thẩm quyền lưu hồ sơ);
d. Một trong những giấy tờ chứng minh quan hệ vợ, chồng, con với người Việt Nam định cư ở nước ngoài sau đây (kèm theo bản chụp để cơ quan có thẩm quyền lưu hồ sơ):
– Giấy đăng ký kết hôn;
– Giấy khai sinh;
– Giấy xác nhận quan hệ cha, mẹ, con;
– Các giấy tờ khác có giá trị theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Quyết định nuôi con nuôi.
Xem thêm: Có thể xin miễn thị thực cho chồng là người nước ngoài tại Việt Nam?
2.3. Việc cấp lại, cấp từ lần 2 Giấy miễn thị thực:
Trường hợp xin cấp lại Giấy miễn thị thực (do mất Giấy miễn thị thực, Giấy miễn thị thực hết giá trị hoặc được cấp hộ chiếu mới) tại cơ quan cấp lần đầu, người đề nghị chỉ cần làm 1 Tờ khai, không cần xuất trình giấy tờ chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Trường hợp xin cấp lại Giấy miễn thị thực (do mất Giấy miễn thị thực hoặc Giấy miễn thị thực hết giá trị) tại cơ quan khác với cơ quan cấp lần đầu thì người đề nghị nộp hồ sơ và thủ tục giải quyết như cấp lần đầu.
3. Thủ tục đề nghị cấp Giấy miễn thị thực
Người đề nghị cấp Giấy miễn thị thực có thể trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện Tờ khai, hộ chiếu/giấy tờ thường trú bản chính và các giấy tờ chứng minh có nguồn gốc Việt Nam hoặc quan hệ vợ, chồng, con với công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài (bản chính kèm bản chụp)
4.Thời hạn cấp Giấy miễn thị thực
07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Xem thêm: Thị thực là gì? Giá trị, hình thức, thời hạn của các loại thị thực