Đối tượng được nghỉ dưỡng sức sau sinh? Điều kiện được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh? Thời gian và mức hưởng nghỉ dưỡng sức sau sinh? Hồ sơ và thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh? Thủ tục làm chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh?
Hiện nay, chế độ thai sản là điều mà nhiều bạn đọc quan tâm đến đặc biệt là chị, em phụ nữ. Trong chế độ thai sản thì chế độ dưỡng sức sau sinh là chế độ cực kỳ quan trọng đối với người lao động nữ, giúp chị, em có thêm thời gian phục hồi sức khỏe, tinh thần sau sinh cũng như có thêm thời gian chăm soc, nuôi dưỡng con nhỏ trong giai đoạn quan trọng của bé. Vậy, để được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh cần thực hiện thủ tục gì? Cần chuẩn bị các loại giấy tờ nào? Thời hạn nộp trong bao lâu?
Cơ sở pháp lý
–
– Quyết định 166/QĐ-BHXH ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN;
–
– Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH Sửa đổi, bổ sung một số điều của điều của
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Đối tượng được nghỉ dưỡng sức sau sinh?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 41
Đối tượng được nghỉ dưỡng sức sau sinh quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản bao gồm: người lao động nữ, lao động nữ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe (Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc).
2. Điều kiện được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh:
Để được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh, cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
(i) Đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản:
Chủ thể hưởng chế độ thai sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, đối tượng áp dụng chế độ thai sản bao gồm:
– Người làm việc theo
– Cán bộ, công chức, viên chức;
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân;
– Người quản lý doanh nghiệp; người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Căn cứ theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định Điều kiện hưởng chế độ thai sản:
– Lao động nữ mang thai;
– Lao động nữ sinh con;
– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
– Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
– Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
– Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Người lao động Lao động nữ sinh con, Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Người lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Cần lưu ý rằng: Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH mà chấm dứt
(ii) Ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản. Căn cứ theo Khoản 8 Điều 1 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì Khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc theo quy định tại khoản 1 Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội là khoảng thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn được hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe của người lao động chưa phục hồi.
Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con (Điều 40 của Luật Bảo hiểm xã hội) thì không giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con.
3. Thời gian và mức hưởng nghỉ dưỡng sức sau sinh:
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định thời gian dưỡng sức sau sinh như sau: Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
– Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
– Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
– Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác, ví dụ như: sinh thường, sẩy thai, nạo, hút thai,..
Cần lưu ý rằng:
– Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
– Lao động nữ đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong nào thì thời gian nghỉ việc được tính cho năm đó.
Ví dụ:
Chị A đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, ngày 15/12/2021 trở lại làm việc sau thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con, đến ngày 10/01/2022 do sức khỏe chưa phục hồi nên chị được cơ quan giải quyết nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 05 ngày.
Trong trường hợp này, thời gian nghỉ việc của chị A được được tính cho năm 2021.
Mức hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định mức hưởng trợ cấp dưỡng sức sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Hiện nay, căn cứ theo Nghị quyết 34/2021/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, Quốc hội quyết định lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết 23/2021/QH15. Bởi chưa thực hiện cải cách tiền lương, nên mức lương cơ sở 2022 vẫn là 1,49 triệu đồng/tháng.
5. Hồ sơ và thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh:
Căn cứ theo Điểm 2.4. Khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXh quy định về quy trình giải quyết hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội, chi trả các chế độ BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp thì hồ sơ làm chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh là Mẫu 01B-HSB (Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe do Công ty, doanh nghiệp lập).
Hướng dẫn ghi mẫu 01B-HSB như sau:
(1) Điền thông tin họ và tên của người lao động trong đơn vị đề nghị giải quyết trợ cấp BHXH;
(2) Điền mã số BHXH của người lao động trong đơn vị đề nghị giải quyết trợ cấp BHXH;
(3) Điền ngày/tháng/năm đầu tiên và ngày/tháng/năm cuối cùng người lao động thực tế nghỉ hưởng chế độ;
(4) Điền tổng số thời gian (ngày) thực tế người lao động nghỉ việc trong kỳ đề nghị giải quyết.
(5) Điền đầy đủ số tài khoản, tên ngân hàng, chi nhánh ngân hàng mở tài khoản;
(6) Điền chỉ tiêu xác định điều kiện, mức hưởng.
Thời hạn nộp hồ sơ: Căn cứ theo Điều 103 Luật Bảo hiểm xã hội quy định trong vòng 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức sau sinh, người sử dụng lao động lập doanh sách và gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội.
6. Thủ tục làm chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Quyết 166/QĐ-BHXH sau thời gian nghỉ thai sản, trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì làm thủ tục hưởng chế độ dưỡng sức được thực hiện theo các bước sau:
(i) Người lao động làm đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh
(ii) Người sử dụng lao động phê duyệt đơn xin của người lao động hoặc ra quyết định về việc cho người lao động nghỉ;
(iii) Người sử dụng lao động tiến thành thực hiện thủ tục báo tăng lao động cho người lao động đã đi làm lại;
(iv) Khi nhận kết quả báo tăng của người lao động, người sử dụng lao động cần chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh tại mục (5) nêu trên.
(v) Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết và thực hiện chi trả tiền chế độ cho người lao động.