Đại diện theo ủy quyền. Thủ tục chấm dứt đại diện theo ủy quyền
Đại diện theo ủy quyền. Thủ tục chấm dứt đại diện theo ủy quyền.
Tóm tắt câu hỏi:
Làm ơn cho mình hỏi một chút: hiện nay mình đang làm người đứng đầu một địa điểm kinh doanh do công ty ủy quyền. nay mình không muốn làm người đứng đầu của địa điểm kinh doanh đó nữa thì cần phải làm những thủ tục gì??
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn được công ty ủy quyền làm đại diện cho công ty tại một địa điểm kinh doanh.
Xem thêm: Hợp đồng ủy quyền là gì? Quy định về hợp đồng ủy quyền?
"1. Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.
2. Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
3. Quan hệ đại diện được xác lập theo pháp luật hoặc theo ủy quyền.
4. Người được đại diện có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập.
5. Người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 143 của Bộ luật này".
Theo Bộ luật dân sự 2005, đại diện có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Ở đây, bạn là đại diện theo ủy quyền của công ty. Điều 142 Bộ luật dân sự 2005 quy định:
"1. Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện
2. Hình thức ủy quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản".
Về người đại diện theo ủy quyền, Bộ luật dân sự 2005 tại khoản 1 điều 143 quy định:
"Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự".
Như vậy trong trường hợp này, bạn là người đại diện theo ủy quyền của công ty để tiến hành các hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh đó. Tuy nhiên, bạn muốn chấm dứt việc đại diện trong trường hợp này. Bộ luật dân sự 2005 quy định về chấm dứt đại diện theo ủy quyền của pháp nhân tại khoản 2 Điều 148 như sau:
"2. Đại diện theo ủy quyền của pháp nhân chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Thời hạn ủy quyền đã hết hoặc công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
b) Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hủy bỏ việc ủy quyền hoặc người được ủy quyền từ chối việc ủy quyền;
c) Pháp nhân chấm dứt hoặc người được ủy quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
Khi chấm dứt đại diện theo ủy quyền, người đại diện phải thanh toán xong các nghĩa vụ tài sản với pháp nhân ủy quyền hoặc pháp nhân kế thừa".
>>> Luật sư tư vấn chấm dứt đại diện theo ủy quyền: 1900.6568
Như vậy,từ những căn cứ trên có thể thấy việc đại diện theo ủy quyền của pháp nhân có thể chấm dứt khi người được ủy quyền chấm dứt việc ủy quyền. Điều này đồng nghĩa với việc bạn được quyền chấm dứt đại diện cho công ty tại địa điểm kinh doanh sau khi đã thanh toán xong các nghĩa vụ tài sản. Để thực hiện việc chấm dứt đại diện, bạn có thể thông báo với lãnh đạo công ty về việc chấm dứt đại diện của mình. Đồng thời, bạn phải thanh toán xong các nghĩa vụ tài sản khi chấm dứt việc đại diện theo ủy quyền của công ty.
Xem thêm: Uỷ quyền là gì? Quy định về giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền?