Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Thủ tục cấp giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao cho tổ chức

Tư vấn pháp luật

Thủ tục cấp giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao cho tổ chức

  • 10/02/202110/02/2021
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    10/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Bộ Khoa học và Công nghệ (trực tiếp là Văn phòng Chứng nhận hoạt động công nghệ cao và doanh nghiệp khoa học và công nghệ) tổ chức tiếp nhận, thẩm định hồ sơ.

    thu-tuc-cap-giay-chung-nhan-hoat-dong-ung-dung-cong-nghe-cao-cho-to-chuc2.jpgThủ tục cấp giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao cho tổ chức

    1. Trình tự thực hiện:

    – Tổ chức nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao.

    – Bộ Khoa học và Công nghệ (trực tiếp là Văn phòng Chứng nhận hoạt động công nghệ cao và doanh nghiệp khoa học và công nghệ) tổ chức tiếp nhận, thẩm định hồ sơ.

    Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì Bộ Khoa học và Công nghệ  có công văn yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn yêu cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ, tổ chức có trách nhiệm bổ sung, sửa chữa và gửi lại Bộ Khoa học và Công nghệ.

    Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, cấp Giấy chứng nhận hoạt động và gửi cho tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động. Trường hợp từ chối cấp, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức.

    2. Cách thức thực hiện:

    Tổ chức nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động trực tiếp tại trụ sở của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc qua đường bưu điện.

    thu-tuc-cap-giay-chung-nhan-hoat-dong-ung-dung-cong-nghe-cao-cho-to-chuc2.jpg

    >>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

    –  Thành phần hồ sơ bao gồm:

    + Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động;

    + Bản sao có chứng thực của một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ;

    + Bản thuyết minh dự án ứng dụng công nghệ cao (công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển);

    + Xác nhận bằng văn bản của cơ quan chủ quản đối với các nội dung đã trình bày trong Bản thuyết minh dự án ứng dụng công nghệ cao (đối với tổ chức thuộc quyền quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ);

    + Xác nhận bằng văn bản của Sở Khoa học và Công nghệ nơi tổ chức hoạt động ứng dụng công nghệ cao (đối với tổ chức không thuộc quyền quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ).

    – Số lượng hồ sơ: 02 bộ, trong đó có 01 một bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ phô tô.

    4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

    5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

    6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

    – Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Khoa học và Công nghệ

    – Cơ quan tiếp nhận và trả hồ sơ: Văn phòng Chứng nhận hoạt động công nghệ cao và doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

    – Cơ quan phối hợp thực hiện:

    + Cơ quan chủ quản (đối với tổ chức thuộc quyền quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ);

    + Sở Khoa học và Công nghệ nơi tổ chức hoạt động ứng dụng công nghệ cao (đối với tổ chức không thuộc quyền quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ).

    7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao. 

    8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

    – Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao dành cho tổ chức (theo mẫu);

    – Thuyết minh dự án ứng dụng công nghệ cao (theo mẫu);

    – Xác nhận thuyết minh dự án ứng dụng công nghệ cao (theo mẫu).

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Chuyển giao công nghệ

    Công nghệ

    Công nghệ cao


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Công nghệ cao là gì? Các ngành công nghệ cao ở Việt Nam?

    Công nghệ cao là gì? Các ngành công nghệ cao ở Việt Nam?

    Danh mục công nghệ cấm chuyển giao và hạn chế chuyển giao

    Các quy định pháp luật? Thuật ngữ tiếng Anh? Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao? Danh mục công nghệ cấm chuyển giao?

    Content writer là gì? Tại sao việc viết nội dung phù hợp lại quan trọng?

    Content writer là gì? Tại sao việc viết nội dung phù hợp lại quan trọng? Viết nội dung là quá trình lập kế hoạch, viết và chỉnh sửa nội dung trang web, thường cho các mục đích tiếp thị kỹ thuật số.

    Cập nhật phần mềm là gì? Có tác dụng gì? Lưu ý khi cập nhật?

    Cập nhật phần mềm là gì? Phần mềm chương trình cơ sở là phần mềm được nhúng trong một phần cứng. Cập nhật phần mềm có tác dụng gì? Lưu ý khi cập nhật phần mềm?

    Cổng thông tin là gì? Tính năng cơ bản và phân loại Portal?

    Cổng thông tin là gì? Phân loại Portal? Cổng thông tin được định nghĩa một cách chính xác nhất là gì? Tính năng cơ bản của cổng thông tin?

    Chuyển đổ kỹ thuật số là gì? Tầm quan trọng của chuyển đổ kỹ thuật số?

    Chuyển đổ kỹ thuật số là gì? Tầm quan trọng của chuyển đổ kỹ thuật số? Đại dịch COVID-19 đã thay đổi chuyển đổi kỹ thuật số như thế nào?

    IP là gì? Cấu trúc, cách hoạt động và tra cứu của địa chỉ IP?

    IP là gì? Cấu trúc, cách hoạt động và tra cứu của địa chỉ IP? Giao thức Internet (IP) là giao thức truyền thông tầng mạng trong bộ giao thức Internet để chuyển tiếp các biểu đồ dữ liệu qua các ranh giới mạng.

    Bàn phím giả cơ là gì? Có gì khác so với bàn phím cơ?

    Bàn phím giả cơ là gì? Ưu điểm và nhược điểm của bàn phím màng? Bàn phím giả cơ có gì khác so với bàn phím cơ?

    Nông nghiệp công nghệ cao là gì? Giải pháp phát triển?

    Nông nghiệp công nghệ cao là gì? Sự phát triển của nông nghiệp công nghệ cao? Giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao?

    Chăn nuôi công nghệ cao là gì? Chính sách phát triển?

    Chăn nuôi công nghệ cao là gì? Sự phát triển của chăn nuôi công nghệ cao? Chính sách phát triển chăn nuôi công nghệ cao?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ