Thời gian đáo hạn bình quân điều chỉnh là gì? Đặc điểm và công thức tính

Thời gian đáo hạn bình quân điều chỉnh là gì? Đặc điểm và công thức tính của thời gian đáo hạn bình quân điều chỉnh? Tham khảo về ngày đáo hạn trong chứng khoán phái sinh?

Chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều về đáo hạn, đây là hình thức gia hạn thêm thời gian vay của khách hàng với các tổ chức tín dụng. Trên thị trường chứng khoán thì việc đáo hạn được tính theo thời gian cụ thể.

1. Thời gian đáo hạn bình quân điều chỉnh là gì?

Khác với thời gian đáo hạn danh nghĩa đây là thời gian đáo hạn được ghi trên trái phiếu hoặc người phát hành công bố. Duration là khoảng thời gian trung bình thực tế để người sở hữu được nhận toàn bộ dòng tiền, nó thể ngắn hơn thời gian đáo hạn danh nghĩa trong thời kỳ lãi suất tăng hoặc ngược lại. Bên cạnh đó, Duration là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi khi đo lường độ rủi ro của trái phiếu, khi duration cao hơn thì rủi ro sẽ cao hơn. Việc sử dụng tính toán duration sẽ có tác dụng tốt trong các chiến lược phòng ngừa rủi ro lãi suất của các nhà đầu tư, công thức tổng quát của Duration được diễn giải như sau:

Với nội dung này chúng tôi xin đưa ra ví dụ cụ thể cho các nhà đầu tư để hiểu về Duration đó là với thời gian đáo hạn trung bình thực tế của 1 trái phiếu cụ thể thì một 1 trái phiếu có Duration là 7 khi lãi suất thị trường giảm đi 1 %, giá sẽ tăng lên thêm 7% Như vậy ta thấy Duration là 1 công cụ tính toán hữu dụng cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp để đánh giá và đưa ra phương án để phòng vệ trước những rủi ro lãi suất của trái phiếu. Với những TP có duration cao, những biến động về lợi suất sẽ có nhiều ảnh hưởng đến giá của nó hơn so với những trái phiếu có duration thấp, đem đến những rủi ro cho nhà đầu tư.

Thời gian đáo hạn bình quân điều chỉnh trong tiếng Anh là Modified Duration.

Chắc hẳn chúng ta đã nghe qua về khoảng thời gian đáo hạn bình quân điều chỉnh đây được hiểu đó là thời hạn trung bình có trọng số đến ngày đáo hạn, thể hiện sự thay đổi có thể đo lường được trong giá trị của chứng khoán nhằm đáp ứng với sự thay đổi trong lãi suất. Theo đó với khoảng hời gian đáo hạn bình quân điều chỉnh dựa trên quan điểm lãi suất và giá trái phiếu sẽ dịch chuyển theo hướng ngược nhau. Đại lượng này được sử dụng để xác định ảnh hưởng của việc thay đổi 100 điểm lãi suất cơ bản (1%) lên giá của trái phiếu.

Như vậy, duration của trái phiếu ảnh hưởng trực tiếp tới mệnh giá của nó. Cụ thể tiền lãi suất và giá trái phiếu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Tức là khi lãi suất giảm đi thì mệnh giá trái phiếu sẽ tăng lên. Một ví dụ đơn giản như sau:

Với trái phiếu có thời gian đáo hạn bình quân điều chỉnh duration là 8. Trong khi lãi suất trên thị trường tăng lên 1% thì đồng nghĩa là mệnh giá trái phiếu giảm đi 8%. Có thể thấy, duration là thước đo quan trọng giúp các nhà đầu tư đánh giá rủi ro lãi suất và mệnh giá trái phiếu. Khi thời gian đáo hạn bình quân càng ngắn thì người sở hữu trái phiếu ít rủi ro hơn. Ngược lại, duration tăng cao tức là mệnh giá trái phiếu càng biến động thì nhà đầu tư càng bị ảnh hưởng bởi lợi suất thu được.

Theo đó nên nếu một việc quan trọng trong thời gian nắm giữ trái phiếu, nhà đầu tư cần liên tục cập nhật tình hình thị trường và đo lường duration để hạn chế và kiểm soát rủi ro tốt nhất.

2. Đặc điểm và công thức tính thời gian đáo hạn bình quân điều chỉnh:

Đặc điểm đầu tiên chúng tôi muốn đưa ra về thời gian đáo hạn bình quân điều chỉnh đó là sự đo lường thời hạn trung bình có trọng số đến ngày đáo hạn của trái phiếu đây là một con số rất quan trọng để các nhà quản lí danh mục đầu tư, cố vấn tài chính và các nhà đầu tư cân nhắc khi lựa chọn đầu tư vào một trái phiếu.

Theo đó nên với thời gian đáo hạn bình quân điều chỉnh, tất cả các yếu tố rủi ro khác đều bằng nhau, trái phiếu có thời hạn cao hơn sẽ có biến động giá lớn hơn trái phiếu có thời hạn thấp hơn.

Như vậy nên với các loại thời hạn khác nhau và tất cả các thành phần của trái phiếu như giá, lãi coupon, ngày đáo hạn và lãi suất, đều được sử dụng để tính thời hạn đáo hạn trung bình.

Công thức tính Thời gian đáo hạn bình quân điều chỉnh

Trên thực tế thì khoảng thời gian đáo hạn bình quân điều chỉnh được hiểu là một định nghĩa mở rộng của độ co giãn Maculay, từ định nghĩa này sẽ cho phép các nhà đầu tư đo lường mức độ nhạy cảm của trái phiếu với những thay đổi trong lãi suất để tính thời gian đáo hạn bình quân điều chỉnh, trước tiên phải tính độ co giãn Maculay. Công thức tính độ co giãn Maculay cụ thể đó là:

Trong đó:

- PV * CF là giá trị hiện tại của khoản thanh toán lãi coupon ở giai đoạn t.

- T là thời gian giữa mỗi dòng tiền thanh toán lãi tính theo năm.

- n là số kì trả lãi coupon mỗi năm.

Tính được độ co giãn Maculay, sử dụng công thức sau để tính thời gian đáo hạn bình quân điều chỉnh:

Trong đó:

- YTM là lợi suất đáo hạn của trái phiếu.

- n là số kì trả lãi coupon mỗi năm.

Ví dụ về Thời gian đáo hạn bình quân điều chỉnh

Giả sử trái phiếu X có thời gian đáo hạn 3 năm, lãi coupon 10% và lãi suất hiện hành là 5%. Trái phiếu này, theo công thức định giá trái phiếu cơ bản sẽ có giá thị trường là:

Kết quả này cho thấy rằng cứ mỗi 1% thay đổi trong lãi suất, giá trái phiếu X sẽ dịch chuyển theo hướng ngược lại với tỉ lệ 2,621%.

Nguyên tắc Thời gian đáo hạn bình quân 

Dưới đây là một số nguyên tắc về thời gian đáo hạn bình quân mà các nhà đầu tư cần ghi nhớ.

- Đầu tiên, khi thời gian đáo hạn gia tăng lên, thời gian đáo hạn bình quân sẽ tăng lên và trái phiếu trở nên biến động hơn.

- Thứ hai, khi coupon của trái phiếu tăng, thời gian đáo hạn bình quân của nó giảm xuống và trái phiếu trở nên ít biến động hơn.

- Thứ ba, khi lãi suất tăng, thời gian đáo hạn bình quân giảm và độ nhạy của trái phiếu đối với sự gia tăng trong lãi suất sẽ giảm xuống.

3. Tham khảo về ngày đáo hạn trong chứng khoán phái sinh:

Trên thực tế đối với những nội dung về vay đầu tư... có quy định về ngày đáo hạn là ngày hiệu lực cuối cùng của những hợp đồng phái sinh như hợp đồng quyền chọn hay hợp đồng tương lai. Trong hoặc trước ngày này, nhà đầu tư đã phải quyết định họ sẽ làm gì với vị thế của mình.

Theo đó nên trươc khi một quyền chọn đáo hạn, người nắm giữ hợp đồng có thể chọn thực hiện quyền chọn, đóng vị thế để ghi nhận lãi lỗ, hay cũng có thể để cho một hợp đồng vô giá trị đáo hạn.

Theo đó nên khi một hợp đồng quyền chọn hay tương lai quá ngày đáo hạn thì nó sẽ mất hiệu lực và này giao dịch cuối cùng của quyền chọn cổ phiếu là ngày thứ sáu trước khi nó đáo hạn các nhà đầu tư phải quyết định mình sẽ làm gì với quyền chọn này trong ngày giao dịch cuối cùng.

Một số quyền chọn có kèm điều khoản thực hiện tự động. Những quyền chọn này sẽ tự động được thực hiện nếu đang trong trạng thái có lời (in the money) vào thời điểm đáo hạn. Nếu người giao dịch không muốn thực hiện hợp đồng, họ phải đóng hợp đồng trước ngày giao dịch cuối cùng.

Quyền chọn chỉ số cũng đáo hạn vào ngày thứ năm thứ ba trong tháng. Đây cũng là ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng quyền chọn chỉ số kiểu Mỹ. Còn đối với hợp đồng quyền chọn chỉ số kiểu Châu Âu thì ngày giao dịch cuối cùng là ngày trước ngày đáo hạn.

Ngày đáo hạn và giá trị của quyền chọn

Như vậy nếu xét một cách tổng quát nhât thì với một quyền chọn càng lâu đáo hạn thì càng có nhiều thời gian để nó vượt qua mức giá thực hiện và vì thế nên cũng có giá trị thời gian cao hơn. Bên cạnh đó cũng có hai loại quyền chọn là quyền chọn bán và quyền chọn mua. Quyền chọn mua cho người nắm giữ quyền, nhưng không bắt buộc, mua cổ phiếu tại mức giá thực hiện vào ngày đáo hạn. Còn quyền chọn bán thì cho người nắm giữ quyền, và cũng không bắt buộc, bán cổ phiếu tại mức giá thực hiện vào ngày đáo hạn.

Như vậy nên đây là lí do vì sao ngày đáo hạn lại quan trọng đối với người giao dịch quyền chọn. Thời gian chính đó là nguồn gốc tạo nên giá trị của quyền chọn. Tiếp theo đó sau khi quyền chọn bán và mua đáo hạn và các giá trị thời gian sẽ không còn tồn tại.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )