Thị trường tương lai là gì? Thị trường tương lai và hợp đồng tương lai?

Thị trường tương lai thực chất chính là nơi giao dịch các hợp đồng tương lai về hàng hóa là các công cụ tài chính lẫn hàng hóa thông thường. Tìm hiểu về hợp đồng tương lai?

Hiện nay, ở Việt Nam, hợp đồng tương lai và các giao dịch trên thị trường tương lai còn là những khái niệm khá mới mẻ với nhiều các nhân, tổ chức. Nhưng ở các nước có thị trường tài chính phát triển, hợp đồng tương lai và các giao dịch trên thị trường tương lai đã hình thành, phát triển khá lâu đời, cùng tồn tại song song và đóng vai trò quan trọng không kém so với thị trường chứng khoán. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thị trường này.

1. Tìm hiểu về thị trường tương lai:

Ta hiểu về thị trường tương lai như sau:

Thị trường tương lai thực chất chính là nơi giao dịch các hợp đồng tương lai về hàng hóa là các công cụ tài chính lẫn hàng hóa thông thường. Tại thị trường tương lai này hoạt động đầu cơ được tiến hành nhằm mục đích để bảo vệ các chủ thể là những bên tham gia giao dịch trong điều kiện bất lợi hoặc biến động về giá cả trên thị trường.

Các thị trường tương lai trên thế giới được công nhận bao gồm các thị trường sau đây:

- Các thị trường tương lai được công nhận ở thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc bao gồm:

+ Chicago Board of Trade/Chicago Mercantile Exchange: Thị trường tiền tệ Quốc Tế.

+ Commodity Exchange Inc New York: Công ty giao dịch chứng khoán New York.

+ Mid-America Commodity Exchange Inc., Chicago: Công ty giao dịch Chứng khoán Trung Mỹ, Chicago.

+ New York Futures Exchange: Thị trường giao dịch Tương lai New York.

+ Sydney Futures Exchange, Sydney: Thị trường giao dịch Tương lai Sydney.

+ Fianacial Futures Market.

+ London International Futures Exchange.

- Các thị trường tương lai được công nhận ở thị trường Châu Á bao gồm:

+ Hong Kong Commodity  Exchange.

+ Tokyo International Financial Futures Exchange.

Mục đích tồn tại của thị trường tương lai:

Thị trường tương lai được thành lập nhằm mục đích chính đó chính à để giúp cho các giao dịch xuyên thời gian trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Các hoạt động sản xuất, tiêu dùng và các quyết định kinh doanh sẽ trở nên tối ưu hơn. Giao dịch trên thị trường tương lai xảy ra trên thực tiến sẽ mang đến cho các chủ thể một khoản lợi nhuận to lớn nếu các chủ thể biết nắm bắt cơ hội đầu tư.

Thị trường tương lai sẽ cho phép các chủ thể là những cá nhân có thể thực hiện các hợp đồng chi phí thấp một cách nhanh chóng trao đổi tiền hay hàng hóa trong tương lai. Hợp đồng tương lai cũng sẽ cho phép các cá nhân có thể bảo hộ được tài sản của mình từ những nguồn thông tin trên thị trường. Bằng hợp đồng tương lai, các chủ thể là những cá nhân sẽ bảo hộ về giá hiệu quả hơn phòng ngừa các biến động về giá.

Thị trường tương lai còn có vai trò quan trọng đó là giúp các giao dịch xuyên thời gian dễ dàng hơn.

Những đối tượng nào tham gia trên thị trường tương lai:

Các chủ thể là những nhà đầu cơ là những người chấp nhận rủi ro cao về mặt kinh tế để nhằm mục đích từ đó có thể tìm kiếm lợi nhuận từ sự biến động về giá. Các chủ thể là những nhà đầu cơ có thể chia ra làm 2 dạng nhà đầu cơ có đó là:

- Các chủ thể là những nhà đầu cơ vị thế đây là những người giữ vị thế trong vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí đến vài tháng. Các chủ thể này thường chỉ sử dụng các phân tích kỹ thuật để dự đoán sự biến động về giá và xu hướng giá cả trong tương lai. Từ các vị thế thích hợp, họ sẽ kiếm tìm lợi nhuận.

- Các chủ thể là những nhà đầu cơ ngày chỉ đầu cơ dựa vào biến động giá trên một ngày giao dịch. Các chủ thể này sẽ không bao giờ giữ vị thế quá 1 ngày trong tay. Giao dịch ngày thường tốn kém chi phí thì họ phải theo thông tin, biến động giá cả để giao dịch chốt lời trong ngày.

Các chủ thể người phòng hộ là những người tham gia giao dịch tương lai để nhằm mục đích chính đó là để có thể phòng ngừa các rủi ro biến động về giá bất lợi cho họ.

Các chủ thể người đầu cơ hưởng chênh lệch đây là những người tìm kiếm lợi nhuận bằng cách xem xét một loại hàng hóa nào đó cùng những hàng hóa tương đương để bán hai giá khác nhau trên hai thị trường. Các chủ thể này sẽ dựa vào mối quan hệ giữa giá giao ngay và giá tương lai để nhằm mục đích có thể kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá.

Điểm khác biệt giữa thị trường tương lai và thị trường giao ngay:

Để có thể tìm hiểu kỹ hơn về thị trường tương lai thì chúng ta so sánh chúng với thị trường giao ngay để thấy được sự khác biệt như thế nào:

Ở thị trường tương lai, giá trên sàn giao dịch sẽ không được thanh toán tức thì khác với thị trường giao ngay truyền thống. Hai chủ thể là những bên giao dịch sẽ thiết lập một hợp đồng thanh toán vào một thời điểm trong tương lai (khi vị thế đã bị thanh lý).

Thị trường này sẽ không cho phép các chủ thể là những nhà đầu tư trực tiếp mua hoặc bán tài sản. Mà thay vào đó các chủ thể này sẽ giao dịch trên những hợp đồng tương lai tượng trưng cho tài sản và sẽ được thanh toán trong tương lai.

Giá của các mặt hàng trên thị trường này thực chất cũng sẽ khác với giá trên thị trường giao nay vì sẽ có lời và lỗ đi lèm. Ở thời điểm các chủ thể quyết định chốt hợp đồng là các chủ thể đó thực chất cũng đã biết mình lời hay lỗ bao nhiêu tiền rồi.

Thuế và phí giao dịch trên thị trường tương lai:

Mọi thông tin giao dịch trên thị trường giao dịch này của các tài khoản giao dịch thông thường thì sẽ đều được ghi nhận, kiểm soát và kết sổ vào ngày giao dịch cuối cùng của năm để nhằm mục đích có thể phù hợp cho việc tính thuế. Lưu ý, theo luật, mã số thuế của những chủ thể là những nhà đầu cơ có những quy định khác với mã số của những chủ thể là những người phòng hộ. Và những chủ thể là những nhà đầu cơ bao giờ phải chịu đánh thuế với tỷ lệ cao hơn với đối tượng còn lại.

Phí giao dịch trên thị trường giao dịch tương lai chỉ được trả cho các FCM. Khi các giao dịch tương lai này được bù đắp hoặc trong ngày giao hàng hoặc lúc tái thanh toán tiền mặt lần cuối. Phí giao dịch trên một hợp đồng sẽ giảm khi nhiều hợp đồng hơn được giao dịch. Thông thường các giao dịch bình thường sau khi chiết khấu và giảm giá thì sẽ được tính từ $15 đến $40 một hợp đồng khi vị thế kết thúc.

Đối với các chủ thể là những nhà giao dịch lớn như các công ty, ngân hàng, công ty giao dịch chuyên nghiệp sẽ được tính phí khoảng $10 trên 1 hợp đồng. Còn những chủ thể là những người giao dịch qua sàn sẽ thông thường phải trả phí khá ít khoảng $1,5 trên 1 hợp đồng.

Như vậy, chúng ta có thể nói, thị trường tương lai được xem là thị trường bậc cao của thị trường tài chính. Việc các chủ thể tham gia thị trường này đòi hỏi các cá nhân hay tổ chức sẽ cần có sự hiểu biết nhất định để bảo vệ quyền lợi cũng như kiếm được tiền hiệu quả cho mình.

2. Tìm hiểu về hợp đồng tương lai:

Ta hiểu về hợp đồng tương lai như sau:

Hợp đồng tương lai thực chất chính là văn bản pháp lý ghi lại cuộc giao dịch giữa chủ thể là người bán và mua. Trong đó, xác nhận việc mua hay bán các tài sản với giá cả và thời hạn giao hàng trong tương lai. Các cá nhân căn cứ vào số lượng tài sản để từ đó sẽ làm nội dung chính cho hợp đồng. Những tài sản trong hợp đồng tương lai có thể là các loại hàng hóa, chỉ số cổ phiếu hay tiền tệ.

Lợi ích của hợp đồng tương lai bao gồm:

- Hợp đồng tương lai thực chất chính là công cụ phái sinh có tính thanh khoản cao khiến cho việc đóng, mở vị thế có thể thực hiện dễ dàng.

- Khi so sánh với hoạt động đầu tư trên thị trường tài sản cơ sở thì hợp đồng tương lai đem lại cơ hội kiếm lợi nhuận với yêu cầu thấp hơn về vốn, hay là gia tăng mức sinh lời với cùng một quy mô vốn đầu tư (hiệu ứng đòn bẩy tài chính).

- Hợp đồng tương lai sẽ giúp các chủ thể là những cá nhân và tổ chức quản lý rủi ro biến động giá một cách hiệu quả, giảm bớt thua lỗ do biến động giá của các tài sản, hàng hóa trên thị trường gây ra.

- Hợp đồng tương lai giúp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh kiểm soát nhằm mục đích ổn định các luồng tiền vào, luồng tiền ra và lợi nhuận.

Nhược điểm của hợp đồng tương lai:

- Tính không linh hoạt. Vì hợp đồng tương lai có tính chuẩn hóa cao, các điều khoản (cụ thể có thể kể đến như thời gian đáo hạn, số lượng tài sản, quy mô hợp đồng,…) được thiết kế thống nhất theo quy định của Sở giao dịch nên không thể đáp ứng được các nhu cầu có tính cá biệt.

- Mức độ đòn bẩy cao tiềm ẩn rủi ro thua lỗ cao cho người sử dụng, đặc biệt với những người có mục tiêu đầu tư kiếm lợi nhuận.

- Khi sử dụng hợp đồng tương lai nhằm mục đích để phòng ngừa rủi ro thì khả năng tận dụng những biến động có lợi của thị trường bị hạn chế.

- Rủi ro chênh lệch cơ bản, tức chênh lệch giữa giá hợp đồng tương lai và giá thị trường của tài sản cơ sở vẫn tồn tại và có thể ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chiến lược của chủ thể là người sử dụng công cụ.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )