Mục tiêu chính của Hội nghị Ianta là giải quyết những vấn đề quan trọng sau chiến tranh nhằm thiết lập một trật tự thế giới mới. Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta, các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây. Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết.
Mục lục bài viết
1. Theo thoả thuận của hội nghị ianta, Đông Nam Á?
A. Mỹ.
B. Liên Xô.
C. Trung Quốc.
D. các nước phương Tây.
Đáp án D
Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta, các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây
2. Nội dung chính của hội nghị Ianta:
Sau nhiều ngày lãnh đạo ba nước đạt được thỏa thuận và đàm phán về nội dung chính của hội nghị Ianta, mọi việc đã được quyết định như sau:
Thứ nhất là Liên Xô, Mĩ và Anh đều thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật Bản ở Châu Á sau khi chiến tranh ở Châu Âu kết thúc.
Thứ hai là ba cường quốc Liên Xô, Mỹ và Anh sẽ thống nhất thành lập một tổ chức vì mục tiêu có thể duy trì hòa bình và an ninh thế giới (sau này là Liên hợp quốc).
Thứ ba là Liên Xô, Mỹ và Anh thống nhất đóng quân ở các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. Bên cạnh đó, Liên Xô, Mỹ và Anh cũng đồng ý bổ sung thêm Pháp để có thể chia nước Đức thành 4 vùng chiếm đóng và bồi thường chiến tranh. Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh cũng nhất trí rằng Đức nên phi quân sự hóa, phi quân sự hóa và dân chủ hóa. Việc bồi thường chiến tranh cũng sẽ được thực hiện thông qua việc tịch thu tài sản. Cụ thể việc phân chia vùng chiếm đóng được ghi nhân như sau:
Ở Châu Âu: Liên Xô sẽ chiếm Đông Âu, Đông Béc-lin, Đông Đức. Hoa Kỳ, Pháp và Anh sẽ chiếm toàn bộ Tây Âu, Tây Đức và Tây Berlin.
Ở châu Á: Hội nghị Ianta nhất trí để Liên Xô tham chiến chống Nhật 2 đến 3 tháng sau khi chiến tranh kết thúc ở châu Á và châu Âu. Ngoài ra, để khôi phục các lợi ích đã mất của Nga sau Chiến tranh giữa Nga và Nhật. Riêng ở Mông Cổ, hiện trạng sẽ được giữ nguyên. Hoa Kỳ sẽ chiếm đóng Nhật Bản, phía nam bán đảo Triều Tiên và phía bắc sẽ nằm dưới ảnh hưởng của Liên Xô. Trung Quốc sẽ hoàn toàn trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ.
Các khu vực còn lại ở châu Á cụ thể: Đông Nam Á, Tây Á đều sẽ thuộc phạm vi của các nước phương Tây trước đây.
Chúng ta cũng có thể thấy rằng, so với trật tự của hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn, Hội nghị Ianta được thành lập cũng góp phần quan trọng vào việc giải quyết thỏa đáng hơn các vấn đề quân sự, chính trị và lãnh thổ, bồi thường sau chiến tranh cho các nước chiến thắng hoặc thua cuộc.
Cơ quan bảo an của Liên Hợp Quốc cũng đã có những cải tiến rõ rệt về mặt chiến lược và hành động. Hội gnhij Ianta kết thúc cũng đã thiết lập khuôn khổ của trật tự thế giới mới.
3. Câu hỏi trắc ghiệm về trật tự thế giới mới:
Câu 1: Việt Nam gia nhập tổ chức Liên hợp quốc vào thời gian nào?
A. 1967
B. 1977
C. 1987
D. 1997
Lời giải
Tháng 9/1977, Việt Nam gia nhập tổ chức Liên hợp quốc và trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức này.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô đã có sự chuyển biến như thế nào?
A. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại
B. Hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn.
C. Từ hợp tác sang đối đầu trực tiếp
D. Từ đồng minh trong chiến tranh chuyển sang đối đầu và đi đến tình trạng chiến tranh lạnh
Lời giải
Từ liên minh chống phát xít, sau chiến tranh, hai cường quốc Liên Xô- Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Tháng 12-1989 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì trong quan hệ quốc tế?
A. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ
B. Nước Đức được thống nhất
C. Bức tường Béc in sụp đổ
D. Chiến tranh lạnh chấm dứt
Lời giải
Tháng 12-1989, trong cuộc gặp không chính thức tại đảo Manta (Địa Trung Hải), hai nhà lãnh đạo M. Goócbachốp và G. Busơ đã chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Để xây dựng sức mạnh thực sự sau chiến tranh lạnh, các quốc gia trên thế giới đều tập trung vào
A. Phát triển kinh tế
B. Hội nhập quốc tế
C. Phát triển quốc phòng
D. Ổn định chính trị
Lời giải
Sau chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia. Bởi kinh tế đã trở thành nội dung chính trong quan hệ quốc tế.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Xu thế phát triển chung của thế giới khi bước vào thế kỉ XXI là gì?
A. Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển.
B. Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
C. Hòa nhập sâu rộng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
D. Chạy đua vũ trang, đối đầu căng thẳng.
Lời giải
Bước vào thế kỉ XXI xu thế chung của thế giới hiện nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển. Xu thế này thể hiện mối quan hệ tích cực giữa các nước sau hai cuộc chiến tranh nóng (Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) và một cuộc chiến tranh lạnh (1947 – 1989). Xu thế này là thời cơ và thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Vì sao gọi là “trật tự hai cực Ianta”?
A. Đại diện hai nước Liên Xô và Mỹ phân chia khu vực ảnh hưởng trên thế giưới
B. Trật tự thế giới mới phân thành 2 cực đứng đầu là Mĩ – Liên Xô được đặt khuôn khổ từ hội nghị Ianta.
C. Ianta là trung tâm của các vấn đề xung đột trên thế giới
D. Ianta là khu vực trung tâm tranh chấp ảnh hưởng giữa Mĩ- Liên Xô sau chiến tranh
Lời giải
Sở dĩ trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai là vì thế giới có sự phân chia thành 2 cực, đứng đầu mỗi cực là Mĩ và Liên Xô. Sự phân chia này được đặt nền tảng, khuôn khổ từ hội nghị Ianta (4-11/2/1945)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Chiến tranh lạnh đã để lại hậu quả nào lớn nhất tác động đến lịch sử nhân loại?
A. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, các vấn đề xã hội bị bỏ quên
B. Các nước đế quốc chi phí có một khoản tiền khổng lồ để chạy đua vũ trang
C. Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn
D. Đưa nguy cơ hủy diệt toàn cầu đến gần kề
Lời giải
Chiến tranh lạnh diễn ra khiến cho thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới bùng nổ, các vấn đề an sinh xã hội không được quan tâm đúng mức. Đây là hậu quả lớn nhất mà Chiến tranh lạnh gây ra cho lịch sử nhân loại.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Biển hiện nào dưới đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh?
A. Hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế
B. Các quốc gia đều lấy phát triển kinh tế làm trung tâm
C. Trật tự thế giới đơn cực được xác lập trong quan hệ quốc tế
D. Thế giới tiến tới xác lập một trật tự đa cực, nhiều trung tâm
Lời giải
Sau chiến lạnh, thế giới phát triển theo các xu thế chính sau đây:
1- Xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế
2- Thế giới tiến tới xác lập một trật tự đa cực, nhiều trung tâm
3- Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm
4- Sau “chiến tranh lạnh”, nhiều khu vực thế giới không ổn định, nội chiến, xung đột quân sự kéo dài (Ban-căng, châu Phi, Trung Á).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn tới tình trạng xung đột quân sự ở nhiều khu vực khi Chiến tranh lạnh đã chấm dứt, mâu thuẫn Đông – Tây không còn?
A. Mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ
B. Hậu quả của cuộc Chiến tranh lạnh
C. Sự tranh chấp quyền lợi giữa các nước lớn
D. Chủ nghĩa khủng bố
Lời giải
Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, những cuộc xung đột vẫn xảy ra ở bán đảo Ban căng, một số nước châu Phi và Trung Á. Nguyên nhân chính là do những mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ bùng lên dữ dội, khi mâu thuẫn Đông – Tây không còn nữa.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Những quyết định của hội nghị Ianta (2-1945) đã có tác động tích cực như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc của châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Việt Nam không phải chịu sự tác động của cuộc đối đầu Xô- Mĩ
B. Tiêu diệt phát xít Nhật, tạo thời cơ để nhân dân châu Á nổi dậy giành chính quyền
C. Việt Nam nhận được sự ủng hộ từ tổ chức Liên Hợp Quốc
D. Việt Nam không bị thực dân Pháp quay trở lại xâm lược
Lời giải
Tại Hội nghị Ianta chủ trương nhanh chóng tiêu diệt phát xít Nhật. Nhật đầu hàng Đồng minh cũng là mốc đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc – kẻ thù của nhân dân các nước châu Á đã gục ngã => Tạo thời cơ để nhân dân châu Á nổi dậy giành chính quyền thắng lợi. Tiêu biểu là Việt Nam, Indonesia và Lào đã chớp thời cơ và nổi dậy giành chính quyền sớm nhất khu vực Đông Nam Á trên cơ sở đã có sự chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Nguyên nhân chủ yếu buộc Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh là
A. Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa
B. Cuộc chạy đua vũ trang tốn kém đã làm suy giảm thế và lực của Mĩ và Liên Xô
C. Sự lớn mạnh của Trung Quốc, Ấn Độ và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
D. Tây Âu và Nhật Bản vươn lên trở thành đối thủ cạnh tranh của Mĩ
Lời giải
Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập kỉ đã làm cho cả Liên Xô và Mĩ quá tốn kém và bị suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt so với các cường quốc khác. Do đó hai cường quốc đều cần phải thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Biểu hiện của “chiến tranh lạnh”, đối đầu Đông- Tây ở Việt Nam giai đoạn 1945-1975 là gì?
A. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ở thực dân Pháp (1946 – 1954) và chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ (1954-1975).
B. Xung đột Xô – Trung về vấn đề Việt Nam.
C. Xung đột quân sự trực tiếp giữa Xô – Mỹ.
D. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945.
Lời giải
Biểu hiện của “chiến tranh lạnh”, đối đầu Đông – Tây ở Việt Nam giai đoạn 1945-1975 là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp (1945-1954) và đế quốc Mĩ (1954-1975). Vì thực chất cuộc chiến tranh này là sự đối đầu về ý thức hệ giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Hội nghị Ianta được triệu tập vào thời điểm nào của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
B. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt
C. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc
Lời giải
Đầu năm 1945, cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra cho các cường quốc đồng minh. Hội nghị Ianta được triệu tập (4 – 11/2/1945) để giải quyết các vấn đề này.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Hội nghị Ianta (1945) có sự tham gia của các nước nào?
A. Anh – Pháp – Mĩ.
B. Anh – Mĩ – Liên Xô.
C. Anh – Pháp – Đức.
D. Mĩ – Liên Xô – Trung Quốc.
Lời giải
Đầu năm 1945, nguyên thủ ba cường quốc Mỹ, Anh, Liên Xô đã quyết định triệu tập hội nghị cấp cao ba nước tại Ianta (Liên Xô).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Theo quy định của Hội nghị Ianta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng Đông Đức, Đông Âu, Đông Bắc Triều Tiên sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Liên Xô.
B. Mỹ.
C. Anh.
D. Pháp.
Lời giải
Theo quy định của Hội nghị Ianta, quân đội Liên Xô sẽ chiếm đóng các vùng Đông Đức, Đông Âu, Đông Bắc Triều Tiên sau chiến tranh thế giới thứ hai
Đáp án cần chọn là: A
THAM KHẢO THÊM: