Thế chấp sổ đỏ vay tiền nhưng không có khả năng chi trả bị xử lý thế nào? Nghĩa vụ trả nợ của người vay tiền.
Tóm tắt câu hỏi:
Vào khoảng 3 năm trước, mẹ tôi có lấy sổ đỏ nhà đi cầm tại tiệm vàng 50 triệu, nhưng sổ đỏ đứng tên ngoại tôi, do ngoại không biết chữ nên đã ký, không may mẹ tôi phải ngồi tù nên trong 3 năm nay gia đình không có khả năng chi trả, nên trong 3 năm nay không đóng tiền lời, nhưng giờ gia đình được người thân cho 50 triệu và xin bên cầm cố tài sản không lấy lời chỉ chuộc vốn, nhưng bên thế chấp không chịu, Vậy xin hỏi luật sư là khi gia đình gặp hoàn cảnh vậy có bị lấy nhà không, và muốn lấy lại sổ đỏ phải làm sao. Chân thành cảm ơn luật sư
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật dân sự – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định về vay tài sản
“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Như vậy, hợp đồng vay giữa mẹ bạn và tiệm vàng là hợp đồng vay tài sản, mẹ bạn có nghĩa vụ thanh toán trả nợ theo nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng với tiệm vàng gồm khoản tiền gốc và tiền lãi.
Mẹ bạn sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bà của bạn để thế chấp khoản vay tại ngân hàng, như vậy bà bạn sẽ thực hiện thay nghĩa vụ trả nợ của mẹ bạn nếu trong trường hợp mẹ bạn không còn khả năng thanh toán trả nợ (theo quy định tại Điều 335 Bộ luật dân sự 2015)
Mẹ có thể thỏa thuận với tiệm vàng gia hạn hợp đồng để mẹ bạn có thêm thời gian thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình hoặc thỏa thuận về việc trả góp khoản nợ thay vì trả một lần theo yêu cầu của tiệm vàng.
Trong trường hợp mẹ bạn đã cố gắng trả nợ nhưng vẫn không có đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ này, bên tiệm vàng có thể gửi đơn khiếu nại lên Tòa án khi hai bên xảy ra tranh chấp về hợp đồng dân sự. Việc phát mại tài sản để thanh toán trả nợ sẽ căn cứ dựa trên khả năng thanh toán khoản nợ từ phía mẹ bạn. Nếu không còn khả năng thanh toán trả nợ, bên cho vay hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án phát mại tài sản thế chấp để trả nợ.
Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật dân sự của chúng tôi:
– Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
– Dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến qua email trả phí
Trân trọng cám ơn!