Thẻ ABTC là gì? Các đối tượng được cấp thẻ ABTC

Thẻ ABTC là gì? Các đối tượng được cấp thẻ ABTC? Thủ tục cấp thẻ ABTC cho doanh nhân Việt Nam tại cục quản lý xuất nhập cảnh? Lưu ý khi sử dụng thẻ đi lại của doanh nhân APEC (ABTC)?

Trong kinh doanh chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ đối với loại thẻ đi lại của doanh nhân APEC hay có tên gọi là thẻ ABTC. Đây là loại thẻ được tạo ra để thuận tiện cho việc đi lại và di chuyển trong các hoạt động kinh doanh và thương mại.

1. Thẻ ABTC là gì?

Thẻ ABTC - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là APEC Business Travel Card, viết tắt là ABTC.

Trong thương mại chúng ta đã rất quen thuộc đối với loại thẻ ABTC hay Thẻ đi lại của doanh nhân APEC được hiểu đây là một loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước và vùng lãnh thổ tham gia Chương trình thẻ đi lại của doanh nhân APEC cấp cho doanh nhân của mình để tạo thuận lợi cho việc đi lại thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ; tham dự các hội nghị, hội thảo và các mục đích kinh tế khác tại các nước và vùng lãnh thổ thuộc APEC tham gia Chương trình.

Theo quy định về loại thẻ này thì nếu khi mang thẻ  ABTC, khi nhập cảnh, xuất cảnh các nước và vùng lãnh thổ có tên ghi trong thẻ thì không cần phải có thị thực của các nước và vùng lãnh thổ đó Giá trị sử dụng của thẻ ABTC như sau:

1. Thẻ ABTC có giá trị thay thị thực nhập cảnh vào các nước và vùng lãnh thổ là thành viên tham gia chương trình thẻ ABTC (sau đây viết tắt là nền kinh tế thành viên) có tên trên thẻ.

2. Thẻ ABTC đã bị hủy giá trị sử dụng sẽ không được khôi phục (kể cả trường hợp tìm lại được thẻ), nếu doanh nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng thẻ ABTC thì phải làm thủ tục đề nghị cấp thẻ mới.

Như vậy qua quy định thì ta thấy thẻ ABTC có giá trị sử dụng trong 03 năm, và thời gian sử dụng 3 năm này được tính  kể từ ngày cấp và không được gia hạn. Khi thẻ ABTC hết thời hạn sử dụng, nếu người được cấp thẻ vẫn còn nhu cầu đi lại trong khối APEC, thì làm thủ tục đề nghị cấp lại thẻ mới.

2. Các đối tượng được cấp thẻ ABTC:

1. Doanh nhân Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước:

Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty trực thuộc Thủ tướng Chính phủ (Tổng công ty 91);

Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc; Giám đốc, Phó giám đốc các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất của Việt Nam; Giám đốc, Phó giám đốc Ngân hàng Việt Nam hoặc Giám đốc, Phó giám đốc chi nhánh Ngân hàng Việt Nam;

Kế toán trưởng hoặc Trưởng/Phó phòng các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, ngân hàng, chi nhánh Ngân hàng Việt Nam trở lên.

2. Doanh nhân Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và Luật Đầu tư tại Việt Nam :

Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc; Giám đốc, Phó giám đốc các doanh nghiệp; kế toán trưởng hoặc người có chức danh Trưởng phòng trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh;

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch, Phó Chủ tịch công ty trách nhiệm hữu hạn; Chủ tịch ban quản trị hợp tác xã, Chủ nhiệm hợp tác xã.

3. Các trường hợp khác được xét cấp thẻ ABTC:

Các vị là lãnh đạo các ngành kinh tế, Thủ trưởng cấp Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp quản lí chuyên ngành về các hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam có nhiệm vụ tham dự các cuộc họp, hội nghị và các hoạt động về hợp tác, phát triển kinh tế của APEC.

Công chức, viên chức nhà nước có nhiệm vụ tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động kinh tế khác của APEC; Trưởng, Phó cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại các nước và vùng lãnh thổ thành viên tham gia Chương trình ABTC.

Như vậy nên để được cấp thẻ ABTC thì các doanh nhân cần nằm trong đối tượng đã được nêu như ở trên, theo đó xác định đối với 03 nhóm đối tượng cụ thể là Doanh nhân Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước và Doanh nhân Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và Luật Đầu tư tại Việt Nam và cuối cùng đó là Các trường hợp khác được xét cấp thẻ ABTC như đã nếu trên, đối vưới mỗi trường hợp sẽ có các quy định riêng về các đối tượng và được thực hiện the trình tự và thủ tục pháp luật quy định.

3. Thủ tục cấp thẻ ABTC cho doanh nhân Việt Nam tại cục quản lý xuất nhập cảnh:

1. Hồ sơ gồm:

+ Văn bản đề nghị của doanh nghiệp do đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký tên và đóng dấu. + 08 ảnh 3 x4 (phông nền trắng). + Chứng minh thư của người xin cấp thẻ (02 bản photo). + Hóa đơn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 06 tháng gần nhất (02 bản sao đóng dấu công ty). + Hộ chiếu của người xin cấp thẻ còn thời hạn từ 03 năm trở lên (02 bản công chứng). + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (02 bản công chứng). + Bản sao sổ Bảo hiểm xã hội; + Bản sao quyết định bổ nhiệm chức vụ. ​​​​​​ + Bản sao hộ chiếu; + Bản sao một trong các loại giấy tờ: thư mời, hợp đồng ngoại thương, hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, Hợp  đồng Kinh tế năm gần nhất (ký với đối tác nước ngoài thuộc một trong các quốc gia tham gia chương trình thẻ APEC), tờ khai hải quan, giấy nộp thuế hải quan (02 bản sao đóng dấu công ty) với hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc các chứng từ xuất nhập khẩu khác (L/C, vận đơn, tờ khai hải quan, hóa đơn thanh toán) không quá 01 năm tính đến thời điểm xin cấp thẻ ABTC với các đối tác thuộc nền kinh tế thành viên APEC tham gia chương trình thẻ ABTC (kèm bản chính các giấy tờ trên để đối chiếu). Nếu các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo và một số giấy tờ khác chúng tôi sẽ tư vấn cho doanh nghiệp khi đáp ứng điều kiện xin thẻ doanh nhân Apec (ABTC) sẽ mang lại nhiều thuận lợi trong việc giao dịch với các đối tác và tiện tích trong việc kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Thẻ APEC chính là đẳng cấp dành cho các doanh nhân thành đạt ngày nay.

2. Cách thức thực hiện:

Khi nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ ABTC, doanh nhân phải xuất trình hộ chiếu còn giá trị. Trường hợp cơ quan, doanh nghiệp cử cán bộ, nhân viên khác thay mặt doanh nhân nộp hồ sơ và nhận thẻ thì cán bộ, nhân viên đó phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, doanh nghiệp, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của mình và hộ chiếu của người đề nghị cấp thẻ ABTC.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ và chủ nhật).

- Thời gian trả kết quả: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ, thứ bảy và chủ nhật).

3. Nơi nộp hồ sơ và nhận kết quả:

 Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an.

4. Lệ phí cấp thẻ ABTC lần đầu: 1.200.000 đồng Việt Nam/thẻ

Lệ phí cấp lại thẻ ABTC: 1.000.000 đồng Việt Nam/thẻ

4. Lưu ý khi sử dụng thẻ đi lại của doanh nhân  APEC (ABTC):

Khi sử dụng thẻ ABTC bạn nên nhập cảnh đúng với mục đích kinh doanh theo quy định vì vậy bạn cần phải có địa chỉ làm việc của các cơ quan đối tác, các hợp đồng kinh doanh. Mặt khác khi được hỏi về mục đích nhập cảnh, bạn phải trả lời mục đích chuyến đi là kinh doanh và không trả lời các mục đích khác như: du lịch, thăm thân, thăm quan… có thể bạn bị các cơ quan chức nhập cư nước sở tại đề nghị xin thị thực mới để phù hợp với mục đich chuyến đi. Bạn nên lưu trú đúng với thời hạn cho phép. Trong trường hợp bạn ở lại quá thời hạn cho phép, cơ quan nước sở tại có quyền tịch thu lại thẻ của bạn và trục xuất bạn ra khỏi nước họ. Thực tế một số nước đã đề nghị can thiệp về việc sử dụng thẻ ABTC để ở lại quá thời hạn. Vì vậy bạn nên sử dụng thẻ ABTC đúng với các quy định và mục tiêu của thẻ này. Thẻ ABTC chỉ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh khi người mang thẻ xuất trình kèm theo hộ chiếu hợp lệ. Mỗi lần nhập cảnh, người mang thẻ ABTC được các nước và vùng lãnh thổ thành viên cấp chứng nhận tạm trú theo thời hạn quy định của các nước hoặc vùng lãnh thổ đó. Doanh nhân được cấp thẻ ABTC có trách nhiệm sử dụng thẻ đúng mục đích nhập cảnh, giữ gìn và bảo quản thẻ; không được tự ý sửa đổi nội dung ghi trong thẻ; không được dùng thẻ vào việc vi phạm pháp luật. Doanh nhân được cấp thẻ ABTC phải tôn trọng và tuân thủ các quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú và các quy định khác liên quan đến hoạt động của doanh nhân tại các nước hoặc vùng lãnh thổ thành viên. Doanh nhân được cấp thẻ ABTC vi phạm pháp luật Việt Nam sẽ bị cơ quan có thẩm quyền Việt Nam xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
    5 / 5 ( 1 bình chọn )