Theo tôi được biết thì trong trường hợp này Tòa án nên thay đổi địa vị tố tụng của tôi với bà Nhung phải không?
Tóm tắt câu hỏi:
Ngày 1/8/2013 Tôi bán cho bà Nhung một căn nhà ở Quận 1 TP.HCM với giá 200 lượng vàng. Hai người đã ra công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán nhà. Bà Nhung yêu cầu tôi đưa toàn bộ hồ sơ cho bà rồi bà Nhung mới trả tiền. Nhưng sau đó bà Nhung không thanh toán tiền như thỏa thuận. Ngày 27/8/2013, bà Nhung làm tờ giấy cho tạm ở nhờ nhà, ký giả chữ ký của tôi. Ngày 5/9/2013 bà Nhung đã khởi kiện ra tòa án Quận 1 TP.HCM đòi nhà cho ở nhờ với tôi. Trước đó, trong một cuộc nói chuyện với bà Nhung tôi đã dùng băng ghi âm ghi lại cuộc nói chuyện đó nhằm làm bằng chứng sau này cho tôi. Khi nhận được thông báo của Tòa án về đơn khởi kiện của bà Nhung, tôi đã yêu cầu phản tố: yêu cầu bà Nhung trả tôi số tiền mua nhà như đã thỏa thuận. Ngày 27/10/2013 Tòa án tiến hành xét xử vụ án. Với lý do bà Nhung không đến nên Tòa án đình chỉ vụ án không xét xử nữa. Tôi vẫn giữa nguyên yêu cầu phản tố, thế thì yêu cầu phản tố của tôi sẽ giải quyết thế nào? Theo tôi được biết thì trong trường hợp này Tòa án nên thay đổi địa vị tố tụng của tôi với bà Nhung phải không? Mong luật sư giải đáp thắc mắc giùm tôi, tôi cảm ơn!
Luật sư trả lời:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
-Căn cứ vào Điểm e Khoản 1 Điều 192, theo đó:
“Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng”
thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
-Theo Khoản 1 Điều 219 BLTTDS 2011 và Khoản Điều 33 Nghị quyết 05/2012/ NQ-HĐTP hướng dẫn Điều 219, việc “Thay đổi địa vị tố tụng” được quy định như sau:
“1.Trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố của mình thì bị đơn trở thành nguyên đơn và nguyên đơn trở thành bị đơn.”
Hơn nữa, Điều 219 quy định về “Thay đổi địa vị tố tụng” nằm trong giai đoạn “Thủ tục hỏi tại phiên tòa” tức là tại thời điểm đó cả nguyên đơn và bị đơn đều có mặt.
Như vậy, Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án là hoàn toàn có căn cứ pháp luật và trong trường hợp này không thay đổi địa vị tố tụng được vì bà Nhung không rút yêu cầu khởi kiện mà là bà Nhung vắng mặt khi xét xử. Bạn chỉ có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc của mình bằng một vụ kiện khác, phiên tòa xét xử khác.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật dân sự của chúng tôi:
– Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
– Dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến qua email trả phí
Trân trọng cám ơn!