Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
    • Tư vấn luật đất đai
    • Tư vấn luật dân sự
    • Tư vấn doanh nghiệp
    • Tư vấn luật hình sự
    • Tư vấn luật hôn nhân
    • Tư vấn luật lao động
    • Tư vấn luật thừa kế
    • Tư vấn sở hữu trí tuệ
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu Luật
  • Sinh viên Luật
  • Thông tin hữu ích
    • Cuộc sống
    • Địa chỉ
    • Kinh tế
    • Giáo dục
    • Tâm lý
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Luật Việc làm

Thất nghiệp là gì? Phân loại và tác động của thất nghiệp đến kinh tế?

  • 16/10/202216/10/2022
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    Luật Việc làm
    0
    Theo dõi Luật Dương Gia trên Google News

    Thất nghiệp là gì? Phân loại và tác động của thất nghiệp đến kinh tế? Đối tượng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời covid.

      Trong tình hình dịch bệnh Coivid đang diễn biến phức tạp như hiện nay thì tình trạng thất nghiệp đang là vấn đề đáng báo động với người lao động. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã và đang hoạt động kinh doanh thua lỗ, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, thất nghiệp có nhiều loại và tác động xấu đến kinh tế. Vậy, thất nghiệp là gì? Phân loại và tác động của thất nghiệp đến kinh tế? Bài viết dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.

      Căn cứ pháp lý:

      • Luật việc làm 2013;

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Thất nghiệp là gì?
      • 2 2. Phân loại thất nghiệp:
      • 3 3. Tác động của thất nghiệp đến kinh tế:
      • 4 4. Đối tượng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp:

      1. Thất nghiệp là gì?

      Ở Pháp người ta cho rằng, thất nghiệp là không có việc làm, có điều kiện làm việc, đang đi tìm việc làm.

      Thái Lan, định nghĩa về thất nghiệp khẳng định: “Thất nghiệp là không có việc làm, muốn làm việc, có năng lực làm việc”.

      Trung Quốc định nghĩa về thất nghiệp như sau: “Thất nghiệp là người trong tuổi lao động (dân thành thị) có khả năng lao động, chưa có việc làm, đang đi tìm việc làm, đăng kí tại cơ quan giải quyết việc làm”.

      Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO), “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành”.

      Ở Việt nam, thất nghiệp là vấn đề mới nảy sinh trong thời kì chuyển đổi nền kinh tế cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường . Vì vậy, tuy chưa có văn bản pháp qui về thất nghiệp cũng như các vấn đê có liên quan đến thất nghiệp, nhưng có nhiều công trình nghiên cứu nhất định.

      Những nghiên cứu bước đầu khẳng định thất nghiệp là những người không có việc làm, đang đi tìm việc và sẵn sàng làm việc.

      Theo quan điểm của tác giả tổng hợp được: “Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm, đang không có việc làm, đang đi tìm việc làm”.

      Thất nghiệp tiếng Anh là Unemployment

      2. Phân loại thất nghiệp:

      Thất nghiệp xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên dù nguyên nhân nào thì đều sẽ gây bất lợi cho người lao động. Và đặc biệt là nền kinh tế bị giảm sút. Hiện nay dựa vào các đặc điểm của thất nghiệp ta có thể phân loại thành các loại thất nghiệp như sau:

      Thứ nhất, theo đặc trưng của người thất nghiệp

      Thất nghiệp là một gánh nặng, nhưng gánh nặng đó rơi vào đâu, bộ phận dân cư nào, ngành nghề nào… Cần biết được điều đó để hiểu được đặc điểm, tính chất, mức độ tác hại… của thất nghiệp trong thực tế. Với mục đích đó có thể dùng những tiêu thức phân loại dưới đây:

      – Thất nghiệp chia theo giới tính.

      – Thất nghiệp theo lứa tuổi.

      – Thất nghiệp chia theo vùng, lãnh thổ.

      – Thất nghiệp chia theo ngành nghề.

      – Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc.

      Thứ hai, phân theo lý do thất nghiệp

      Trong khái niệm thất nghiệp, cần phân biệt rõ thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện. Nói khác đi là những người lao động tự nguyện xin thôi việc và những người lao động buộc phải thôi việc. Trong nền kinh tế thị trường năng động, lao động ở các nhóm, các ngành, các công ty được trả tiền công lao động khác nhau (mức lương không thống nhất trong các ngành nghề, cấp bậc). Việc đi làm hay nghỉ việc là quyền của mỗi người. Cho nên, người lao động có sự so sánh, chỗ nào lương cao thì làm, chỗ nào lương thấp (không phù hợp) thì nghỉ. Vì thế xảy ra hiện tượng:

      Thất nghiệp tự nguyện: Là loại thất nghiệp mà ở một mức tiền công nào đó người lao động khống muốn làm việc hoặc vì lý do cá nhân nào đó (di chuyển, sinh con…). Thất nghiệp loại này thường là tạm thời.

      Thất nghiệp không tự nguyện: Là thất nghiệp mà ở mức tiền công nào đó người lao động chấp nhận nhưng vẫn không được làm việc do kinh tế suy thoái, cung lớn hơn cầu về lao động…

      Thất nghiệp trá hình (còn gọi là hiện tượng khiếm dụng lao động) là hiện tượng xuất hiện khi người lao động được sử dụng dưới mức khả năng mà bình thường người lao động sẵn sàng làm việc. Hiện tượng này xảy ra khi năng suất lao động của một ngành nào đó thấp, thất nghiệp loại này thường gắn với việc sử dụng không hết thời gian lao động.

      Kết cục của những người thất nghiệp không phải là vĩnh viễn. Có những người (bỏ việc, mất việc…) sau một thời gian nào đó sẽ được trở lại làm việc. Nhưng cũng có một số người không có khả năng đó và họ phải ra khỏi lực lượng lao động do không có điều kiện bản thân phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động hoặc do mất khả năng hứng thú làm việc (hay còn có thể có những nguyên nhân khác).

      Như vậy, con số thất nghiệp là con số mang tính thời điểm. Nó luôn biến động theo thời gian. Thất nghiệp xuất phát từ nhu cầu cần việc làm, có việc rồi lại mất việc, từ không thất nghiệp trở lên thất nghiệp rồi ra khỏi trạng thái đó. Vì thế việc nghiên cứu dòng lưu chuyển thất nghiệp là rất có ý nghĩa.

      Thứ ba, phân theo nguồn gốc thất nghiệp

      Có thể chia thành 4 loại:

      Thất nghiệp tạm thời: Là loại thất nghiệp phát sinh do sự di chuyển không ngừng của người lao động giữa các vùng, các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. Thậm chí trong một nền kinh tế có đủ việc làm vẫn luôn có sự chuyển động nào đó như một số người tìm việc làm sau khi tốt nghiệp hoặc di chuyển chỗ ở từ nơi này sang nơi khác; phụ nữ có thể quay lại lực lượng lao động sau khi sinh con…

      Thất nghiệp có tính cơ cấu: Xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung- cầu lao động (giữa các ngành nghề, khu vực…). Loại này gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và gây ra do sự suy thoái của một ngành nào đó hoặc là sự thay đổi công nghệ dẫn đến đòi hỏi lao động có chất lượng cao hơn, ai không đáp ứng được sẽ bị sa thải.

      Chính vì vậy, thất nghiệp loại này còn gọi là thất nghiệp công nghệ. Trong nền kinh tế hiện đại, thất nghiệp loại này thường xuyên xảy ra. Khi sự biến động này là mạnh và kéo dài, nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và chuyển sang thất nghiệp dài hạn. Nếu tiền lương rất linh hoạt thì sự mất cân đối trong thị trường lao động sẽ mất đi khi tiền lương trong những khu vực có nguồn cung lao động hạ xuống, và ở trong khu vực có mức cầu lao động cao tăng lên.

      Thất nghiệp do thiếu cầu: Loại thất nghiệp này xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống. Nguồn gốc chính là sự suy giảm tổng cầu.

      Loại này còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh. Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của loại này là tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan ở khắp mọi nơi, mọi ngành nghề.

      Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: Loại thất nghiệp này còn được gọi theo lý thuyết cổ điển. Nó xảy ra khi tiền lương được ấn định không bởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động. Vì tiền lương không chỉ quan hệ đến sự phân phối thu nhập gắn với kết quả lao động mà còn quan hệ đến mức sống tối thiểu nên nhiều nhiều quốc gia (Chính phủ hoặc công đoàn) có quy định cứng nhắc về mức lương tối thiểu, sự không linh hoạt của tiền lương (ngược với sự năng động của thị trường lao động), dẫn đến một bộ phận mất việc làm hoặc khó tìm việc làm.

      3. Tác động của thất nghiệp đến kinh tế:

      Thất nghiệp (unemployment) tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát.

      Thất nghiệp tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội không được huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên; là sự lãng phí lao động xã hội- nhân tố cơ bản để phát triển kinh tế- xã hội. Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa nền kinh tế đang suy thoái- suy thoái do tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn tiềm năng; suy thoái do thiếu vốn đầu tư (vì vốn ngân sách bị thu hẹp do thất thu thuế, do phải hỗ trợ người lao động mất việc làm…) Thất nghiệp tăng lên cũng là nguyên nhân đẩy nền kinh tế đến (bờ vực) của lạm phát.

      Thất nghiệp (unemployment) ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động.

      Người lao động bị thất nghiệp, tức mất việc làm, sẽ mất nguồn thu nhập. Do đó, đời sống bản thân người lao động và gia đình họ sẽ khó khăn. Điều đó ảnh hưởng đến khả năng tự đào tạo lại để chuyển dổi nghề nghiệp, trở lại thị trườgn lao động; con cái họ sẽ khó khăn khi đến trường; sức khoẻ họ sẽ giảm sút do thiếu kinh tế để bồi dưỡng, để chăm sóc y tế…Có thể nói, thất nghiệp “đẩy” người lao động đến bần cùng, đến chan nản với cuộc sống, với xã hội; dẫn họ đến những sai phạm đáng tiếc…

      Thất nghiệp (unemployment) ảnh hưởng đến trật tự xã hội…

      Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định; hiện tượng lãn công, bãi công, biểu tình đòi quyền làm việc, quyền sống… tăng lên: hiện tượng tiêu cực xã hội cũng phát sinh nhiều lên như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…; Sự ủng hộ của người lao động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm… Từ đó, có thể có những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đên biến động về chính trị.

      4. Đối tượng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp:

      – Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

      + Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

      + Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

      + Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

      Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

      – Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

      – Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Thất nghiệp


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Tỷ lệ thất nghiệp là gì? Công thức tính tỷ lệ thất nghiệp?

        Thất nghiệp - điều không ai mong muốn phải trải qua. Nếu bạn đang thắc mắc rốt cuộc thất nghiệp là gì mà khiến nhiều người lại lo sợ đến vậy, hãy cùng giải đáp câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

        ảnh chủ đề

        Không thông báo tìm việc làm có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

        Trợ cấp thất nghiệp là một khoản tiền bù đắp thu nhập cho người lao động trong khoảng thời gian họ bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Vậy trong trường hợp không thông báo tìm việc làm có được hưởng trợ cấp thất nghiệp? Dưới đây chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin để trả lời cho câu hỏi đó.

        ảnh chủ đề

        Thất nghiệp tự nhiên là gì? Tác động của thất nghiệp tự nhiên?

        Thất nghiệp bao giờ cũng có những tác động khá tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Vậy thất nghiệp tự nhiên được hiểu là gì? Tác động của thất nghiệp tự nhiên đến nền kinh tế ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:

        ảnh chủ đề

        Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Đặc điểm và ý nghĩa của Bảo hiểm thất nghiệp?

        Bảo hiểm thất nghiệp có vai trò quan trọng đối với người lao động trong khoảng thời gian chưa có việc làm., nhằm giảm bớt một phần khó khăn về tài chính cho họ. Vậy bảo hiểm thất nghiệp là gì? Đặc điểm và ý nghĩa của Bảo hiểm thất nghiệp?

        ảnh chủ đề

        Thời gian nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp tháng thứ 1 và thứ 2

        Quy định về việc thời gian nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp tháng thứ 1? Quy định về việc thời gian nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp tháng thứ 2? Quy trình chi trả trợ cấp thất nghiệp lần thứ hai? Các hình thức nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp?

        ảnh chủ đề

        Thất nghiệp trá hình là gì? Một số hình thức thất nghiệp trá hình

        Thất nghiệp trá hình là hiện tượng có những biểu hiện ở hành động của nhân viên lao động không hết sức mình và không nhiệt tình  trong cơ quan, hay chính xác là mỗi người làm chưa hết năng suất lao động của mình. Một số hình thức thất nghiệp trá hình?

        ảnh chủ đề

        Bù đắp thất nghiệp khẩn cấp vì đại dịch là gì? Đặc điểm và nội dung?

        Bù đắp thất nghiệp khẩn cấp vì đại dịch là gì? Đặc điểm và nội dung?

        ảnh chủ đề

        Hỗ trợ thất nghiệp vì đại dịch là gì? Nội dung và cách thứ hỗ trợ

        Hỗ trợ thất nghiệp vì đại dịch là gì? Nội dung và cách thứ hỗ trợ?

        ảnh chủ đề

        Luật thuế thất nghiệp Liên bang là gì? Đặc điểm của FUTA?

        Luật thuế thất nghiệp Liên bang là gì? Đặc điểm của FUTA?

        ảnh chủ đề

        Mẫu thông báo từ chối hoặc chậm chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp (Mẫu 26)

        Các quỹ bảo hiểm được thành lập với mục đích phục vụ con người trong những trường hợp khó khăn như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,... mỗi loại bảo hiểm đều có mục đích và quy định về thời gian đóng, mức hưởng trợ cấp khi tham gia và thời gian nhận bảo hiểm. Đối với bảo hiểm thất nghiệp thì đối tượng hướng đến là người lao động.

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|94527|