Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
  • Tư vấn tâm lý
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Kinh tế tài chính

Thanh toán quốc tế là gì? Các phương thức thanh toán quốc tế?

  • 31/03/202331/03/2023
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    31/03/2023
    Kinh tế tài chính
    0

    Thanh toán quốc tế là gì? Đặc điểm của thanh toán quốc tế? Vai trò của thanh toán quốc tế? Các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu?

      Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường mở rộng và hội nhập với thế giới, các hoạt động ngoại thương cũng theo đó phát triển mạnh mẽ. Do đó, các kênh thanh toán cho việc mua bán hàng hóa trong lĩnh vực ngoại thương cũng trở nên đa dạng hơn, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho việc giao dịch giữa các đối tác trong kinh doanh.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Thanh toán quốc tế là gì?
      • 2 2. Đặc điểm của thanh toán quốc tế:
      • 3 3. Vai trò của thanh toán quốc tế:
      • 4 4. Các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu:
        • 4.1 4.1. Vai trò của phương pháp thanh toán quốc tế:
        • 4.2 4.2. Các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu:

      1. Thanh toán quốc tế là gì?

      Thanh toán quốc tế là thanh toán giữa các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hoặc hợp đồng dịch vụ có yếu tố nước ngoài.

      Việc thanh toán này được thực hiện chủ yếu bởi các ngân hàng và gắn liền với việc đổi tiền theo thị giá ngoại hối.

      Thanh toán quốc tế tiếng Anh là “International payment”.

      2. Đặc điểm của thanh toán quốc tế:

      Những hoạt động thanh toán nào có yếu tố nước ngoài thì gọi là hoạt động thanh toán quốc tế. Yếu tố nước ngoài được thể hiện ở các mặt sau đây:

      – Chủ thể tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế ở các quốc gia khác nhau. Mỗi giao dịch thanh toán quốc tế liên quan tới tối thiểu hai quốc gia, thông thường là ba quốc gia.

      – Hoạt động thanh toán quốc tế liên quan đến hệ thống luật pháp của các quốc gia khác nhau, có thể đối nghịch nhau. Do tính phức tạp các bên tham gia thường lựa chọn các quy phạm pháp luật mang tính thống nhất, theo thông lệ duốc tế…

      – Đồng tiền dùng trong thanh toán quốc tế thông thường tồn tại dưới hình thức các phương tiện thanh toán (Hối phiếu Séc, Thẻ Chuyển khoản…), có thể là đồng tiền của nước người mua hoặc người bán hoặc có thể là đồng tiền của nước thứ ba, nhưng thường là ngoại tệ được tự do chuyển đổi.

      – Ngôn ngữ sử dụng trong thanh toán quốc tế phổ biển là tiếng Anh.

      – Đòi hỏi trình độ chuyên môn, công nghệ tương xứng với trình độ quốc tế.

      3. Vai trò của thanh toán quốc tế:

      – Đối với nền kinh tế: Thanh toán quốc tế góp phần mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường vị thế kinh tế của mỗi quốc gia trên thị trường quốc tế, tạo cầu nối giữa các quốc gia trong quan hệ thanh toán.

      – Đối với các ngân hàng thương mại: thanh toán quốc tế tạo doanh thu dịch vụ, thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng phát triển.

      – Đối với các doanh nghiệp: Thanh toán quốc tế phục vụ nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế

      4. Các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu:

      4.1. Vai trò của phương pháp thanh toán quốc tế:

      – Quyết định hình thức thanh toán, 2 bên mua bán sẽ biết được thời gian thanh toán đúng hạn.

      – Hình thành những quy định chung về cách thức thanh toán, hạn chế rủi ro về xa cách địa chỉ, ngôn ngữ, phong tục, pháp luật và tập quán thương mai theo từng vùng miền.

      – Đảm bảo tính chặt chẽ trong quan hệ mua bán

      – Là căn cứ truy xét trách nghiệm khi sảy ra tranh chấp.

      4.2. Các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu:

      1. Phương thức chuyển tiền – Remittance

      – Khái niệm:

      Đây là phương pháp người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình thông qua một ngân hàng đại lý ở nước ngoài chuyển trả một số tiền nhất định cho người xuất khẩu.

      – Có 4 bên tham gia phương pháp chuyển tiền

      + Người nhập khẩu – người chuyển tiền ( Remitter)

      + Người xuất khẩu – người thụ hưởng (Beneficiary)

      + Ngân hàng của người nhập khẩu – Ngân hàng chuyển (Remitting Bank)

      + Ngân hàng của người xuất khẩu – ngân hàng đại lý (Corresponding Bank)

      – Quy trình thực hiện phương pháp chuyển tiền:

      + Người NK viết giấy yêu cầu chuyển tiền (lệnh chuyển tiền) gửi đến NH phục vụ mình đề nghị chuyển tiền cho nhà XK nước ngoài.

      + Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình tại nước ngoài chuyển tiền mà gửi giấy báo nợ tới ngân hàng nhập khẩu.

      + Ngân hàng đại lý bên đầu nhập gửi tiền cho người xuất khẩu và gửi giấy báo nợ cho bên xuất khẩu.

      + Khi nhận được tiền người xuất khẩu giao hàng theo yêu cầu.

      + Trước thời điểm số tiền được chuyển hoàn thì số tiền thuộc sở hữu người chuyển tiền có quyền hủy lệnh chuyển tiền, bên hưởng tiền không có quyền khiếu nại.

      – Các phương pháp chuyển tiền hiện tại:

      + Cách chuyển Chuyển tiền bằng điện: thời gian chuyển rất nhanh, người chuyển tiền phải trả thủ tục phí và chi phí điện tín. Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất hiện nay.

      + Chuyển tiền bằng thư: thời gian chuyển lâu, chi phí thấp.

      Lưu ý: Phương pháp chuyển tiền thực hiện rất đơn giản, chi phí thấp (thường chỉ từ 0,15%- 0,2% trị giá số tiền chuyển). Tuy nhiên phương thức thanh toán này khả năng rủi ro cho cả 2 bên nên chỉ áp dụng khi có quan hệ mua bán tin cậy, giá trị thanh toán không lớn.

      2. Phương thức ghi sổ – Open Account

      – Khái niệm:

      Bản chất của ghi sổ là nhà xuất khẩu sẽ mở tài khoản ghi nợ những khoản bao gồm tiền hàng và dich vụ đã cung cấp cho nhà nhập khẩu , quyết định thời hạn định kỳ thanh toán lệ phí phát sinh bằng tiền hoặc bằng séc.

      – Vai trò các bên khi tham gia:

      Chỉ có nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Ngân hàng chỉ đóng vai trò là bên mở tài khoản và thực hiện thanh toán theo chỉ định theo từng thời điểm đã thỏa thuận thanh toán của nhà nhập khẩu gửi cho nhà xuất khẩu.

      Lưu ý: Trong phương pháp ghi sổ nhà xuất khẩu mở tài khoản (mở sổ) còn nhà nhập khẩu không mở sổ song song. Trường hợp có mở sổ thì chỉ có giá trị theo dõi chứ không có giá trị thanh toán.

      – Quy trình thực hiện:

      + Nhà XK giao hàng/dịch vụ và gửi chứng từ cho nhà NK nhận hàng

      + Nhà XK ghi nợ vào tài khoản và báo nợ trực tiếp cho nhà NK

      + Định kỳ thanh toán (tháng, quý hoặc nửa năm) nhà NK chuyển tiền qua NH thanh toán cho nhà XK hoặc thanh toán bằng séc.

      – Khi nào nên sử dụng phương pháp thanh toán ghi sổ?

      Khi sử dụng phương pháp này nhà nhập khẩu có lợi hơn, áp dụng khi nhà xuất khẩu muốn cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu (bán hàng trả chậm).

      – Chỉ nên sử dụng khi:

      + Hai bên có quan hệ mua bán thường xuyên với số lượng không lớn và có sự tin cậy lẫn nhau

      + Nhà xuất khẩu gửi hàng cho nhà nhập khẩu / đại lý phân phối ở nước ngoài bán

      + Thanh toán phí dịch vụ như cước phí vận tải, bảo hiểm, bưu điện, tiền hoa hồng, phí ủy thác, lãi cho vay hoặc lợi tức đầu tư.

      3. Phương thức nhờ thu – Collection

      – Khái niệm:

      Nhờ thu là hình thức thanh toán sau khi nhà xuất khẩu gửi hàng cho nhà nhập khẩu sẽ đồng thời gửi chứng từ cho ngân hàng của mình để thu hộ tiền của ngân hàng người nhập khẩu. Đây là phương pháp vai trò của ngân hàng thể hiện rất rõ ràng, đảm bảo an toàn cho 2 bên xuất – nhập khẩu. Phương pháp – viết tắt URC số 522 của Phòng Thương mại quốc tế.

      – Chứng từ nhờ thu trong quy định là những chứng từ tài chính và/hoặc chứng từ thương mại.

      + Chứng từ tài chính: hối phiếu, kỳ phiếu, séc hoặc những chưng từ liên quan đến mục đích chi trả.

      + Chứng từ thương mại: Hóa đơn, vận tải đơn, các chứng từ về quyền sở hữu hoặc các chứng từ tương tự hoặc bất cứ chứng từ nào không phải là chứng từ tài chính.

      – Phương thức nhờ thu bao gồm hai loại:

      + Nhờ thu trơn – clean collection là chỉ thu lại chứng từ tài chính không kèm theo chứng từ thương mại.

      + Nhờ thu chứng từ – documentary collection là nhờ thu:

      Kèm cả 2 loại chứng từ thương mại và chứng từ tài chính.

      Chứng từ thương mại không kèm chứng từ tài chính.

      – Các bên tham gia trong phương thức nhờ thu gồm:

      + Người Xuất Khẩu– người ủy thác thu: Principal

      + Ngân hàng chuyển chứng từ – ngân hàng: Remitting bank

      + Ngân hàng thu hộ – có thể đồng thời là ngân hàng xuất trình chứng từ: Collecting bank

      + Người nhập khẩu- trả tiền hoặc ngân hàng do người NK chỉ định: Drawee

      – Quy trình thực hiện phương thức nhờ thu:

      + Nhờ thu trơn

      Người XK giao hàng/cung ứng dịch vụ và gửi chứng từ cho người NK.

      Ký phát hối phiếu và viết gửi yêu cầu nhờ thu tới ngân hàng bên đầu xuất nhờ thu tiền từ ngân hàng nhập khẩu nước ngoài.

      Ngân hàng bên xuất chuyển hối phiếu và chỉ thị nhờ thu cho ngân hàng bên người nhập khẩu tại nước ngoài.

      Ngân hàng thu hộ xuất trình hối phiếu theo đúng chỉ thị nhờ thu cho người trả tiền.

      Người trả tiền tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu.

      Ngân hàng thu hộ chuyển tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho ngân hàng chuyển.

      Ngân hàng chuyển trả tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận tới nhà xuất khẩu ư.

      Lưu ý: Phương thức này ít được sử dụng vì không đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên: do việc nhận hàng và thanh toán tách rời nhau. Chỉ được sử dụng để thanh toán phí hoặc trong nhờ thu séc giữa các ngân hàng.

      Quy trình áp dụng phương thức nhờ thu chứng từ

      Nhà xuất khẩu giao hàng hóa cho bên nhà nhập khẩu .

      Đồng thời lập chứng từ thương mại có hoặc không có hối phiếu kèm theo chỉ thị nhờ thu gửi đến ngân hàng bên

      xuất khẩu nhờ thu hộ tiền của bên nhập khẩu.

      Ngân hàng chuyển bộ chứng từ và chỉ thị nhờ thu cho ngân hàng đại lý ở nước nhập khẩu.

      Ngân hàng thu hộ gửi chứng từ theo chỉ thị nhờ thu tới bên nhập khẩu.

      Người nhập khẩu trả tiền hoặc trả theo hối phiếu để được thả chứng từ đi nhận hàng.

      Ngân hàng thu hộ chuyển tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho ngân hàng chuyển (nếu được yêu cầu, ngân hàng thu hộ có thể giữ lại hối phiếu đã được chấp nhận, chờ khi đến hạn thanh toán sẽ thu tiền rồi chuyển trả tiền).

      Ngân hàng chuyển trả tiền hoặc hối phiếu cho người xuất khẩu.

      Lưu ý: Phương thức nhờ thu chứng từ đảm bảo được quyền lợi của bên xuất khẩu do ngân hàng bên nhà xuất khẩu đã khống chế được từ và hàng hóa, người nhập khẩu muốn có hàng phải thanh toán tiền cho bên ngân hàng bên đầu xuất.

      Tuy nhiên phương thức này vẫn tiềm ẩn rủi do vì người XK phải tốn phí thời gian và tiền bạc để thu hồi vốn hoặc giải quyết lô hàng đã gửi.

      + Phương thức nhờ thu (D/A) trả tiền đổi chứng từ:

      Người XK mất quyền kiểm soát hàng hóa sau khi hối phiếu được chấp nhận, việc thanh toán phụ thuộc vào thiện chí bên nhà nhập khẩu.

      Nếu hàng được gửi bằng đường hàng không hoặc một vài phương thức vận tải khác, vận đơn hàng không hoặc các chứng từ tương tự không phải là chứng từ sở hữu hàng hoá, do đó hàng hoá có thể được chuyển giao cho người NK trong khi việc thanh toán hoặc chấp nhận chưa được thực hiện.

      4. Phương thức thư tín dụng – Letter of credit (L/C)

      – Khái niệm:

      L/C được hiểu là văn bản do ngân hàng nhập khẩu phát hành cam kết trả tiền cho người xuất khẩu sau khi người này xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Do đó L/C này được gọi là L/C thương mại hay L/C chứng từ. L/C được lập trên cơ sở các điều khoản trong hợp đồng nhưng hoàn toàn độc lập với hợp đồng.

      – Các loại: L/C

      + Phân theo loại hình (hay căn cứ vào tính chất cam kết của NH mở)

      Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable L/C)

      Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)

      Thư tín dụng có xác nhận (Confirmed L/C)

      Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)

      Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back L/C)

      Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit)

      Thư tín dụng dự phòng (Standby Letter of Credit)

      Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)

      Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red Clause L/C)

      + Nội dung chính cần có trong bản L/C

      Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C

      Loại L/C

      Tên và địa chỉ các bên liên quan: người yêu cầu mở L/C, người hưởng lợi, các ngân hàng…

      Số tiền, loại tiền

      Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền, và thời hạn giao hàng

      Điều khoản giao hàng: điều kiện, nơi giao hàng…

      Nội dung về hàng hóa: tên, số lượng, trọng lượng, bao bì, đóng gói. …

      Những chứng từ người hưởng lợi phải xuất trình: hối phiếu, hóa đơn thương mại, vận đơn, chứng từ bảo hiểm, C/0, C/Q…

      Cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng

      Những nội dung khác

      – Quy trình thực hiện phương pháp thanh toán L/C

      Nhà xuất khẩu dựa vào hợp đồng ngoại thương mở L/C tại ngân hàng của mình để cho bên nhà xuất khẩu hưởng.

      Dựa theo yêu cầu của người hưởng thì ngân hàng nhập khẩu phát hành L/C (phát hành L/C) chuyển bản chính L/C cho người xuất khẩu nội dung để ngân hàng xuất khẩu hưởng(Ngân hàng thông báo).

      Ngân hàng đại diện bên nhà xuất khẩu xác nhận L/C gửi lại bản chính cho bên nhà xuất khẩu.

      Căn cứ vào nội dung của L/C, người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu.

      Khi giao hàng bên xuất hoàn thiện chứng từ và hối phiếu gửi về ngân hàng đầu xuất yêu cầu nhận tiền cho bộ chứng từ đó.

      Ngân hàng thông báo nhận được bộ chứng từ đạt yêu cầu sẽ làm thủ tục thanh toán.

      Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán cho Ngân hàng bên đầu nhập

      Ngân hàng bên nhập (Ngân hàng phát hành L/C) sau khi nhận được bộ các chứng từ từ Ngân hàng thông báo chuyển đến kiểm tra thấy đạt yêu cầu trong L/C sẽ tiến hành chuyển tiền cho ngân hàng thông báo.

      Ngân hàng bên nhập báo với nhà nhập khẩu biết đã trả tiền cho nhà xuất khẩu đồng thời yêu cầu nhà nhập khẩu hoàn tiền cho mình thì mới đưa bộ chứng từ nhập khẩu để làm thủ tục nhập hàng.

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Phương thức

        Phương thức thanh toán

        Thanh toán quốc tế

        Xuất nhập khẩu


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Điều kiện để người nước ngoài kinh doanh xuất nhập khẩu

        Hiện nay trong thời kì hội nhập, người nước ngoài được phép kinh doanh tại Việt Nam trên phương diện đa dạng về ngành nghề, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu. Dưới đây là quy định của pháp luật về điều kiện để người nước ngoài kinh doanh xuất nhập khẩu. 

        ảnh chủ đề

        Xuất nhập khẩu hữu hình là gì? Xuất nhập khẩu vô hình là gì?

        Trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa diễn ra vô cùng mạnh mẽ tạo điều kiện cho sự phát triển đa dạng của các loại hàng hóa trong thương mại xuất nhập khẩu. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về hình thức xuất nhập khẩu hữu hình và vô hình.

        ảnh chủ đề

        Danh mục hàng hóa phải xin giấy phép xuất nhập khẩu mới nhất

        Hiện nay có nhiều mặt hàng cần phải kiểm soát về mặt chất lượng, số lượng, mức độ an toàn và an ninh quốc gia để thực hiện dựa theo những cam kết, hiệp định mà Việt Nam đã tham gia nhằm đảm bảo về mặt quốc phòng, an ninh, bảo đảm về sức khoẻ, tính mạng của con người. Dưới đây là Danh mục hàng hoá phải xin giấy phép xuất nhập khẩu mới nhất mời các bạn cùng tham khảo.

        ảnh chủ đề

        Hoàn thuế trước kiểm tra sau đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

        Thuế và thủ tục kiểm tra tại cửa khẩu là thủ tục bắt buộc đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam. Trong quá trình kiểm tra và đánh thuế hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam có những điểm gì cần chú ý? Hoàn thuế trước kiểm tra sau đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện như thế nào?

        ảnh chủ đề

        Lưu ý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu vào khu phi thuế quan

        Khu phi thuế quan là một trong những khu vực kinh tế của lãnh thổ Việt Nam. Đây là khu vực kinh tế đặc biệt với sự ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng rào cứng. Vậy khi xuất nhập khẩu hàng hoá vào khu phi thuế quan thì cần lưu ý những vấn đề gì?

        ảnh chủ đề

        Kinh nghiệm và thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu

        Hiện nay, kinh tế hội nhập, thương mại quốc tế được đấy mạnh nên xuất nhập khẩu đang ngày càng phát triển. Dưới đây là kinh nghiệm và thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây: 

        ảnh chủ đề

        Nhập khẩu là gì? Các hình thức nhập khẩu hàng hóa thông dụng?

        Hoạt động nhập khẩu là một trong những hoạt động thương mại vô cùng quan trọng đến kinh tế của mỗi quốc gia. Việc nhập khẩu vừa giúp cho việc đáp ứng nhu cầu sản xuất, nhu cầu tiêu dùng trong nước, vừa giúp hàng hóa được lưu thông trên quy mô thế giới. Vậy nhập khẩu là gì? Có những hình thức nhập khẩu hàng hóa thông dụng nào?

        ảnh chủ đề

        Tiểu ngạch là gì ? Xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch?

        Tiểu ngạch có thể được định nghĩa là phương thức mua bán, trao đổi hàng hóa giữa những người dân sinh sống ở gần khu vực biên giới của 2 nước liền kề nhau. Vậy tiểu ngạch là gì ? Xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch?

        ảnh chủ đề

        Công ty xuất nhập khẩu là gì? Mở công ty xuất nhập khẩu?

        Công ty xuất nhập khẩu là gì? Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu? Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu? Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu?

        ảnh chủ đề

        Cán cân thanh toán quốc tế là gì? Các nhân tố ảnh hưởng?

        Cán cân thanh toán quốc tế là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thành toán quốc tế?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|98179|
        "