Thặng dư tài khoản vãng lai là gì? Đặc điểm và liên hệ thực tiễn tại Việt Nam

Thặng dư tài khoản vãng lai là gì? Thuật ngữ này được hiểu trong tiếng Anh là Current Account Surplus. Đặc điểm? Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam?

Thặng dư tài khoản vãng lai là các khoản vãng lai tích cực thặng dư của một quốc gia. Khi quốc gia đó nắm giữ nguồn tài chính mạnh và hoạt động đầu tư, kinh tế phản ánh ổn định. Tính chất thặng dư cho thấy quốc gia có nhiều khoản thu nhập đa dạng với quy mô khác nhau. Do đó, phần thặng dư này thường được sử dụng trong mục đích tiết kiệm hoặc tìm kiếm lợi nhuận qua đầu tư. Thặng dư mang đến số tiền thặng dư và luôn mang đến ý nghĩa tìm kiếm thêm các lợi nhuận lớn hơn trong hoạt động quốc gia. Có thể tham gia như một khoản đầu tư, kinh doanh hay cho vay nợ.

1. Thặng dư tài khoản vãng lai là gì?

Thặng dư tài khoản vãng lai hay còn gọi là Thặng dư cán cân vãng lai.

Thuật ngữ này được hiểu trong tiếng Anh là Current Account Surplus.

Thặng dư tài khoản vãng lai là hiện tượng tài khoản vãng lai tích cực, mang tính chất thặng dư. Trong các cán cân giao dịch quốc tế, các lợi thế mạnh về đầu tư và thu nhập giúp quốc gia có thặng dư đối với cán cân vãng lai. Phản ánh khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu. Hay khi tiết kiệm nhiều hơn đầu tư. Ở đây không đánh giá đối với các giá trị nhập khẩu và đầu tư ít. Mà chỉ là các lợi nhuận mang lại trong nhập khẩu hay tiết kiệm phản ánh lớn hơn. Nó mang đến các giá trị thặng dư ổn định có thể là theo năm tài chính.

- Hoặc thể hiện qua tài khoản vãng lai có bên có lớn hơn bên nợ.

Cán cân vãng lai trong cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia là khoản mục ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước. Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ". Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú ngoài nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên "có".  Khi xác định thặng dư, chứng tỏ các giá trị trong thể hiện nợ được nhanh chóng và dễ dàng thanh toán. Ngược lại, các giao dịch có tính chất mang đến lợi nhuận được phản ánh hiệu quả.

Khi bản chất xảy ra đối với giao dịch thanh toán quốc tế là giá trị thu về lớn hơn nghĩa vụ. Chứng tỏ các hoạt động làm ăn mang đến hiệu quả. Các giá trị tìm kiếm thông qua hoạt động xuất khẩu mang đến nhiều lợi nhuận và được thực hiện nhiều hơn xuất khẩu. Hay như giá trị tiền cố định nhiều hơn dòng tiên dịch chuyển vào đầu tư.

- Thặng dư tài khoản vãng cho thấy quốc gia thặng dư là quốc gia cho vay ròng với phần còn lại của thế giới.

Các giá tri thặng dư trong thanh toán quốc tế mang đến nhiều giá trị. Quốc gia này thể hiện tài chính mạnh cũng như các tiềm lực trên thị trường thế giới. Trong các hoạt động đầu tư hay kinh doanh, họ có thể là bên cho vay hoặc bên đi vay. Nhưng giá trị đi vay hoàn toàn hướng đến chủ động tìm kiếm lợi nhuận lớn hơn. Và so sánh giữa các chênh lệch trong khoản vay thực hiện. Chắc chắn các giá trị cho vay của họ lớn hơn các nghĩa vụ nơ phải thanh toán. Cũng như với lượng tài sản sở hữu, họ có đủ khả năng thực hiện các nghĩa vụ nợ.

Như vậy, xét với tính chất của một quốc gia đi vay ròng, tức là thực tế chênh lệch cho thấy giá trị cho vay lớn hơn đi vay ở cán cân thanh toán quốc tế. Thặng dư tài khoản vãng lai hoàn toàn đáp ứng khả năng của quốc gia cho vay ròng với phần còn lại cả thế giới.

2. Đặc điểm:

Trong tính chất xem xét thặng dư, cán cân thanh toán quốc tế phải được phản ánh trong cùng một khoảng thời gian. Nhằm phản ánh chính xác trong cùng một lượng thời gian như nhau. Tài khoản vãng lai đo lường nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của một quốc gia trong một khoảng thời gian cùng thu nhập từ đầu tư ra nước ngoài và các khoản thanh toán chuyển nhượng.

- Các khoản tín dụng được phản ánh với hai phương diện. Thứ nhất là xuất khẩu, thu nhập từ đầu tư ra nước ngoài. Thứ hai là các khoản chuyển nhượng về (viện trợ và chuyển nhượng).

- Các khoản nợ được phản ánh với hai phương diện. Thứ nhất là nhập khẩu, thu nhập của nhà đầu tư nước ngoài vào các khoản đầu tư trong nước. Thứ hai là các khoản chuyển nhượng đi.

Các khoản tín dụng và khoản nợ.

Khi khoản tín dụng vượt quá khoản nợ thì quốc gia này có thặng dư tài khoản vãng lai. Tức là trong cán cân thu nhập, các giá trị có thể được tạo ra và chuyển nhượng. Tuy nhiên các hiệu quả khai thác thị nước nước ngoài tốt giúp khoản tín dụng lớn. Trong khi các nghĩa vụ phải thực hiện ra nước ngoài nhỏ hơn. Và khi tín dụng lớn, chênh lệch luôn thể hiện phần tín dụng hiệu quả. Từ đó mà giá trị vay ròng với phần còn lại của thế giới được phản ánh. Có nghĩa là phần còn lại của thế giới đang vay từ quốc gia này.

Thặng dư tài khoản vãng lai làm tăng tài sản ròng của một quốc gia bằng với số tiền thặng dư. Chính là phần chênh lệch được xác định trong khoản tính dụng và khoản nợ. Cũng như thể hiện các tiềm năng và năng lực tốt trong khai thác thị trường nước ngoài. Cũng phản ánh tính chất tài chính ổn định cho với phần còn lại của thế giới.

Về tổng quan, do cán cân thương mại có tác động lớn nhất đến số dư tài khoản vãng lai. Các quốc gia có thặng dư tài khoản vãng lai lớn và duy trì mức thặng dư lớn thường là quốc gia xuất khẩu hoặc là quốc gia sản xuất các sản phẩm năng lượng. Khi mà các giá trị lợi nhuận thu về có thể nhanh chóng trở lên quy mô. Sản phẩm năng lượng có tính chất đặc thù trong chất lượng, công dụng cũng như giá thành cao. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể tính đến các lợi nhuận lớn trên sản phẩm.

Các nhà sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có thể theo phương diện phản ánh:

- Hoặc theo chính sách sản xuất hàng loạt (sản xuất số lượng lớn) như Trung Quốc. Các thị trường tiêu thụ đa dạng. Hàng trung quốc xuất khẩu hàng loạt thường có giá thành rẻ hơn với các hàng hóa tương tự trên thị trường. Do đó luôn có lượng khách hàng ổn định và lớn mạnh. Với chất lượng không phải mục tiêu hàng đầu trong sản xuất. Tuy nhiên số lượng và công suất lớn giúp các lợi nhuận phản ánh nhanh chóng.

- Hoặc theo chính sách sản xuất chất lượng như các sản phẩm của Đức, Nhật Bản và Thụy Sĩ. Chất lượng đi đôi với giá thành. Được thể hiện trên các sản phẩm công nghệ, phương tiện, máy móc ứng dụng công nghệ hiện đại. Giá thành cao cho phép nhà sản xuất tìm kiếm lợi nhuận lớn trên từng sản phẩm.

3. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam:

Việt Nam được đánh giá là nước có các bước tiến phù hợp khả năng với các bước tiến chắc chắn. Có nền kinh tế phát triển ổn định và ít biến động. Trải qua nhiều năm, các giao dịch kinh tế của Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Điển hình là các quan hệ hộp nhập quốc tế và tác động từ các quốc gia có quan hệ hợp tác ổn định. Năm 2020, nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã chịu nhiều tác động của đại dịch bệnh Covid-19. Điều này khiến kinh tế có sự dịch chuyển đáng chú ý. Kéo theo đó thực trạng cán cân vãng lai của Việt Nam cũng có nhiều chuyển biến.

Về cán cân thương mại.

Báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 11/2020 tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 49 tỷ USD, giảm 5% so với tháng trước. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 24,8 tỷ USD, giảm 9% so với tháng 10 (27,26 tỷ USD). Tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 24,2 tỷ USD, giảm nhẹ 0,5%. Trong khi thặng dư muốn được thể hiện phải đảm bảo với tính chất của một quốc gia xuất khẩu. Trong thời điểm dịch bệnh, việc xuất khẩu hàng hóa đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 11/2020 ước tính thặng dư 600 triệu USD. Tính chung trong 11 tháng/2020, cán cân thương mại dự kiến xuất siêu gần 21 tỷ USD. Cao hơn hẳn con số thặng dư 10,76 tỷ USD của 11 tháng năm trước. Tức là so với các khả năng có thể đạt được, Việt nam chưa tận dụng hết cơ hội trong giao dịch quốc tế. Tuy nhiên, các giá trị luôn tăng ổn định so với các giai đoạn trước đó.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vẫn là dầu thô, quặng các loại. Cụ thể, tháng 11, xuất khẩu dầu thô đạt 311.000 tấn, tăng 15,2% và trị giá là 95 triệu USD tăng 12,9% so với tháng trước. Số liệu thống kê cho thấy, 11 tháng đầu năm 2020, lượng dầu thô xuất khẩu ước tính đạt 4,48 triệu tấn và trị giá là 1,49 tỷ USD. Xuất khẩu quặng sắt trong tháng 11 ước tính là 108.000 tấn, giảm 78,8% và trị giá là 9 triệu USD giảm 36,9% so với tháng trước.

Về cán cân dịch vụ.

Năm 2020 Việt Nam có những ảnh hưởng lớn đến kế hoạch phát triển dịch vụ. Theo đó, tính chung 5 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt hơn 1,9 triệu tỷ đồng, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính trung bình giai đoạn 2011-2019, mỗi năm cả nước nhập siêu 3 tỷ USD dịch vụ …

Các chuyên gia đánh giá rằng, nhập siêu dịch vụ tăng mạnh cùng sẽ đà tăng của hàng triệu du khách quốc tế mỗi năm. Việt Nam được xếp thứ 24/141 quốc gia về tài nguyên du lịch. Nhưng chỉ đứng thứ 75/141 về năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu. Các tiềm năng cần được khai thác hiệu quả hơn trong tương lai. Dựa trên những chính sách ưu tiên phát triển du lịch.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )