Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay. Tranh chấp quyền sử dụng đất với nhà hàng xóm. Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay. Tranh chấp quyền sử dụng đất với nhà hàng xóm. Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào! Trước khi ông A mất thì có di dời con đường từ vị trí A sang vị trí B có diện tích 3.5m-4m thuộc quyền sở hữu đất của ông ấy. Sau này ông A bán đất lại cho ông C. Một vài năm sau đó thì ông A mất, đến nay ông C ngang nhiên dùng đá lấn chiếm con đường nhỏ lại so với trước, tầm 1.5m -2m. Năm 2016 cán bộ địa chính có đo đạc và phác thảo lại con đường đó, có hồ sơ và ảnh chụp hình rõ ràng, nhưng không xác định rõ con đường đó rộng bao nhiêu, nhưng đến khi UBND xuống hòa giải nói rằng bản phác thảo năm 2016 chưa được phê duyệt nên họ chỉ giải quyết theo GCNQSĐ trước đó. Kính hỏi luật sư như vậy có đúng quy định không? Nếu bên mình viết đơn kiện thì có khả năng thắng không. Xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 25/2014/TT – BTNMT quy định về bản đồ địa chính như sau:
Các yếu tố nội dung chính thể hiện trên bản đồ địa chính gồm:
+ Khung bản đồ;
+ Điểm khống chế tọa độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định;
+ Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp;
+ Mốc giới quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn;
+ Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất;
+ Nhà ở và công trình xây dựng khác: chỉ thể hiện trên bản đồ các công trình xây dựng chính phù hợp với mục đích sử dụng của thửa đất, trừ các công trình xây dựng tạm thời. Các công trình ngầm khi có yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa chính phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình;
+ Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như đường giao thông, công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến;
+ Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao;
+ Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (khi có yêu cầu thể hiện phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình);
+ Ghi chú thuyết minh.
Khi ghi chú các yếu tố nội dung bản đồ địa chính phải tuân theo các quy định về ký hiệu bản đồ địa chính quy định tại mục II và điểm 12 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.
>>> Luật sư tư vấn thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay: 1900.6568
Nếu con đường đó ông A đã di dời lúc còn sống nhưng chưa chỉnh lý lại trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì chưa có căn cứ xác định quyền sở hữu. Việc giải quyết tranh chấp có thể dựa trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc bản đồ địa chính cũ.
Bạn không đưa thông tin rõ ràng về tranh chấp xảy ra như thế nào nên chưa thể khẳng định khi bạn khởi kiện thì có thể giành phần thắng hay không? Trong trường hợp hai bên hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã không thành thì sẽ lựa chọn phương thức giải quyết theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013:
"Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
…"
Do đó, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi có đất để yêu cầu giải quyết tranh chấp về đất đai nếu không hoà giải thành tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.