Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Giáo dục

Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa với nhà Tống?

  • 01/03/202301/03/2023
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    01/03/2023
    Giáo dục
    0

    Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), Lý Thường Kiệt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tổ chức cũng như lãnh đạo toàn quân và toàn dân đánh giặc giữ nước. Lý Thường Kiệt đã giảng hoà với quân Tống là để tránh việc quân Tống sau này sẽ đem quân sang xâm lược nước ta lần nữa, đồng thời mối quan hệ ngoại hoà hiếu giữa hai nước cũng được đảm bảo. Để hiểu rõ hơn về biện pháp ngoại giao này của Lý Thường Kiệt, mời các bạn cùng tham khảo ngay trong bài viết dưới đây.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa với nhà Tống?
      • 2 2. Chiến tranh Tống – Việt lần thứ hai:
      • 3 3. Hoàn cảnh lịch sử:
      • 4 4. Nêu cách đánh độc đáo của Lý thường Kiệt chọn trên phòng tuyến Như Nguyệt:
      • 5 5. So sánh hai cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược:

      1. Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa với nhà Tống?

      Lý Thường Kiệt có vai trò rất quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Tống từ năm 1075 đến năm 1077. Ông đã trực tiếp tổ chức cũng như lãnh đạo toàn quân và toàn dân chống lại giặc ngoại xâm.

      Lý Thường Kiệt đã vận dụng rất khéo léo các hình thức chiến thuật phổ biến như tập kích, đánh úp và đánh bất ngờ, do đó đã hạ hàng loạt căn cứ của quân Tống một cách nhanh chóng.

      Nhìn vào tình hình thực tế, ông cũng rất linh hoạt trong việc thay đổi chiến thuật một cách phù hợp. Trong trận đánh ở Ung Châu, đây chính là căn cứ chính của giặc Tống, ông đã kết hợp cách đánh cường công với nhiều chiến thuật khác nhau: đào hầm từ đánh từ dưới đất lên, sử dụng hỏa tiễn để đốt phá doanh trại giặc và đắp đất cho cao ngang với tường thành để trèo lên.

      Tháng 3/1076, quân ta đã đánh triệt ba căn cứ lớn của quân địch, đó là Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu. Quân nhà Lý hực hiện kế hoạch phá hủy quân lương, buộc quân Tống phải hoãn kế hoạch tiến đánh Đại Việt.

      Lý Thường Kiệt đã chủ trương sử dụng cách đánh tiến công kết hợp với phòng thủ, vì vậy sau khi thắng lợi ban đầu, Lý Thường Kiệt rút quân về nước và xây dựng các lớp phòng ngự vững chắc, sẵn sàng nghênh đón giặc.

      Dựa vào điều kiện địa hình phức tạp với sông núi, các đèo khó khăn hiểm trở, các sông rộng và sâu, Lý Thường Kiệt đã quyết định xây dựng tuyến phòng thủ trên cả hai tuyến đường bộ và đường thủy. Trong đó, sông Như Nguyệt là tuyến phòng thủ chủ lực. Những trận đánh ở đây đã mang lại cho quân dân Đại Việt thắng lợi toàn cục.

      Khi quân Tống đến bờ phía Bắc sông Như Nguyệt, chúng chờ thủy quân mà không tấn công ngay. Tuy nhiên, quân ta đã chặn đánh cánh quân thủy trong trận Đông Kênh và không thể tiến quân sâu vào trong Đại Việt theo như đúng kế hoạch từ trước.

      Quân Tống không chờ được thủy quân đến, chúng đã tổ chức hai lần tiến công chiến lũy trên sông Như Nguyệt nhưng kết quả thất bại nặng nề.

      Sau hai tháng chờ đợi quân địch, Lý Thường Kiệt đã phát động phản công, tiến đánh và giành được thắng lớn.

      Sau khi quân ta chiến thắng trên sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt biết quân Tống đang lâm vào tình thế bế tắc, mà người Nam cũng bị chiến tranh triền miên đang chịu nhiều tổn thất vì vậy, Lý Thường Kiệt sai sứ sang “giảng hoà” để quân Tống rút khỏi về nước. Quách Quỳ vội chấp nhận giảng hòa và cho quân rút khỏi nước ta.

      => Đây chính là một biện pháp ngoại giao mềm dẻo của Lý Thường Kiệt để tránh việc quân Tống sau này sẽ đem quân sang xâm lược nước ta một lần nữa và mối quan hệ ngoại giao hòa hiếu giữa hai nước cũng được đảm bảo.

      2. Chiến tranh Tống – Việt lần thứ hai:

      Đây là cuộc chiến tranh giữa nhà Lý nước Đại Việt và nhà Tống nước Trung Quốc (1075-1077). Ở giai đoạn đầu (1075-1076) Lý Thường Kiệt đã chỉ huy chủ động đánh phủ đầu sang đất Tống với lực lượng 10 vạn quân, đánh phá thành Ung Châu. Ở giai đoạn sau (1076-1077) quân Lý rút quân về phòng thủ chống lại cuộc phản công của quân Tống đứng đầu là Quách Quỳ với lực lượng bao gồm 300.000 người, chủ yếu binh lính và dân phu. Cuộc chiến tranh rơi vào bế tắc, sau đó, quân Tống rút khỏi lãnh thổ Đại Việt sau khi hai bên đàm phán.

      3. Hoàn cảnh lịch sử:

      Vào năm 1009, Lý Công Uẩn lên làm vua và lập ra nhà Lý. Đên năm 1010, ông dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và sau đó đổi tên thành Thăng Long. Nhà Lý đã gả công chúa cho các thủ lĩnh của một số dân tộc ít người, ở miền núi chủ yếu là người dân tộc Tày nhằm xây dựng cũng như để mối quan hệ với họ được bền chặt hơn. Chính sách này nhằm mục đích để củng cố phòng ngự ở khu vực phía Bắc. Trải qua 4 triều vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông, nước Đại Việt đã phát triển ổn định và ngày càng vững mạnh.

      Ở phương bắc, từ năm 960 khi nhà Tống được thành lập đã phải khắc phục những hậu quả của thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc chia cắt để lại. Không những phải đánh dẹp các nước cát cứ, mà nhà Tống còn phải đối phó với phương bắc của nước Liêu, quốc gia của người Khiết Đan đang rất lớn mạnh. Từ năm 936 ở phía Bắc quốc gia này được vua nhà Hậu Tấn cắt cho 16 châu Yên Vân do đó lãnh thổ thêm rộng lớn và bành trướng nhiều về phía Trung Quốc, cũng nhân đó để làm cơ hội thường xuyên can thiệp vào Trung Nguyên. Cho đến thời Tống Thái Tông, dù đã dẹp được hết các nước trong Thập quốc nhưng đối với nhà Tống thì những nguy cơ từ phía nhà Liêu vẫn luôn uy hiếp một cách tiềm ẩn.

      Bước sang thời vua Tống Nhân Tông, nhà Tống lại chịu thêm sự uy hiếp từ phía tây bắc của nước Tây Hạ của người Đảng Hạng mới nổi. Rất nhiều của cải và đất lãnh thổ mà nhà Tống phải cống nộp và chia cắt cho hai nước Liêu và Tây Hạ. Còn trong nước, thì những cải cách của Vương An Thạch đã làm triều Tống bị rối loạn thêm. Với chủ trương tiến đánh các nước thuộc phía nam của Trung Quốc nhằm để giải tỏa những căng thẳng, và đó cũng trở thành một chiến lược của nhà Tống.

      4. Nêu cách đánh độc đáo của Lý thường Kiệt chọn trên phòng tuyến Như Nguyệt:

      Cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt chọn trên phòng tuyến Như Nguyệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077):

      – Quân ta ở thế chủ động tiến công địch và đẩy địch rơi vào tình thế bị động. – Lựa chọn sông Như Nguyệt để xây dựng tuyến phòng ngự vững chắc.

      – Lấy bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” để đánh vào tâm lý của quân địch.

      – Khi quân địch lâm vào thế yếu đã chủ động mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến quân địch.

      – Chủ động dùng các biện pháp mềm dẻo, thương lượng để kết thúc chiến sự và đề nghị “giảng hòa” để hạn chế những tổn thất cho ta.

      5. So sánh hai cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược:

      Hai cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược trong lịch sử nước ta là: Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê và Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý

      Giống nhau: Cả hai cuộc kháng chiến đều chung kẻ thù là quân Tống

      Khác nhau:

      Tiêu chí Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý
      Thời gian Năm 981 Từ năm 1075 đến năm 1077
      Lãnh đạo Lê Hoàn Lý Thường Kiệt
      Tình hình trước cuộc kháng chiến Nhà Đinh vừa sụp đổ, một số các quan đại thần trong triều bắt đầu nổi loạn muốn thành lập lại nhà Đinh. Lý Công Uẩn đã thành lập nhà Lý được 66 năm. Bộ máy nhà nước được củng cố, đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển.
      Nguyên nhân Nhà Tống thấy nước Đại Việt đang suy yếu nên đã tổ chức chiến tranh với âm mưu xâm lược nước ta. Nhà Tống đã tổ chức chiến tranh xâm lược để dùng chiến thắng ở bên ngoài. Tạo ra uy danh ở trong nước và giải quyết những khó khăn ở trong nước.
      Diễn biến

      – Ở thế bị động chờ quân địch vào và bày ra trận đánh

      – Xây dựng phòng tuyến vững chắc và đóng cọc trên sông Bạch Đằng nhưng trận đánh kéo dài lẻ tẻ. Không bằng với chiến thắng trên sông Bạch Đằng. Giữa những cánh quân có sự phối hợp chưa tốt. Nhưng quân ta vẫn giành được chiến thắng do sự chỉ huy của Lê Hoàn.

      – Giết chết chủ tướng Hầu Nhân Bảo.

      – Ở thế chủ động tiến đánh quân địch sau đó mới phòng thủ và xây dựng phòng tuyến.

      – Thế mạnh của chiến tranh phục kích được phát huy. Giữa các đạo quân có sự kết hợp nhuần nhuyễn.

      – Chủ tướng Quách Quỳ vẫn còn sống (Quách Quỳ rút quân về nước do không thể kéo dài được chiến tranh).

      Kết quả Cuộc kháng chiến chống Tống giành thắng lợi. Cuộc kháng chiến chống Tống giành thắng lợi. Buộc quân Tống phải từ bỏ âm mưa xâm lược Đại Việt.

      Nhận xét:

      – Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã đập tan được âm mưu xâm lược của phong kiến phương Bắc.

      – Các cuộc kháng chiến chống Tống giành thắng lợi đã củng cố vững mạnh chính quyền phong kiến, tạo điều kiện cho đất nước ta phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… Nâng cao lòng tin của nhân dân với triều đình.

      – Thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Tống đã chứng tỏ tinh thần yêu nước, bất khuất của dân tộc ta. Bảo vệ được thành quả của tổ tiên trong sự nghiệp xây dựng đất nước, giữ vững nền độc lập, chủ quyền của dân tộc.

      – Cuộc kháng chiến đã lại nhiều bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá cho nhân dân ta trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước sau này.

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ