Giới thiệu về các nước Phương Tây trước khi đi xâm lược? Tóm tắt quá trình xâm lược thuộc địa của các nước phương Tây? Nguyên nhân chung các nước châu Á, châu Phi trở thành đối tượng xâm lược? Nguyên nhân các nước châu Á trở thành đối tượng xâm lược? Nguyên nhân các nươc châu Phi trở thành đối tượng xâm lược?
Cuộc chiến tranh xâm lược của các nước phương Tây khiến cho nhân dân châu Á và châu Phi từ thân phận làm chủ trở thành nô lệ trên chính mảnh đất của chính mình. Các cuộc xâm lược của đế quốc đã để lại hậu quả nặng nề đến tận này nay. Vậy vì sao các nước châu Á, châu Phi trở thành đối tượng xâm lược của các các thế lực bên ngoài, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
- 1 1. Giới thiệu về các nước Phương Tây trước khi đi xâm lược:
- 2 2. Tóm tắt quá trình xâm lược thuộc địa của các nước phương Tây:
- 3 3. Nguyên nhân chung các nước châu Á, châu Phi trở thành đối tượng xâm lược:
- 4 4. Nguyên nhân các nước châu Á trở thành đối tượng xâm lược:
- 5 5. Nguyên nhân chung các nước châu Phi trở thành đối tượng xâm lược:
1. Giới thiệu về các nước Phương Tây trước khi đi xâm lược:
Cuối thế kỉ 19 – đầu thế kỉ 20, các nước tư bản Âu – Mỹ có những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế xã hội, bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là sự ra đời của các tổ chức độc quyền và sự bóc lột ngày càng tinh vi đối với nhân dân lao động, làm cho mâu thuẫn giai cấp trong xã hội tư bản ngày càng sâu sắc. Đây cũng là giai đoạn các nước đế quốc đẩy mạnh chính sách xâm lược, chuẩn bị chiến tranh để chia lại thế giới, tăng cường đàn áp phong trào công nhân trong nước và những cuộc nổi dậy của nhân dân các thuộc địa.
Tuy vai trò đứng đầu thế giới về công nghiệp bị suy giảm, Anh vẫn chiếm lĩnh thị trường về tài chính, xuất khẩu tư bản, hải quân và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền xuất hiện ở hầu hết các ngành công nghiệp: vận tải, khai thác than, dệt, hoá chất, luyện kim và đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng.
Trước năm 1870, ngành sản xuất công nghiệp của Pháp đứng thứ hai thế giới. Từ cuối thập niên 70 trở đi, tốc độ phát triển công nghiệp ở Pháp bắt đầu chậm lại do: Bồi thường phí chiến tranh với Đức, nghèo nguyên liệu nhiên liệu, nhất là than; giai cấp tư sản chỉ cho vay và đầu tư sang những nước khác để kiếm lợi nhuận cao… Đến cuối thế kỉ 19, sản xuất công nghiệp của Pháp tụt xuống hàng thứ tư và kĩ thuật trở nên lạc hậu rõ rệt so với nhiều nước tư bản trẻ khác. Tuy vậy, công nghiệp Pháp cũng có những tiến bộ đáng kể như xây dựng được hệ thống đường sắt, sự phát triển của các ngành khai mỏ, luyện kim và thương nghiệp. Nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ yếu trong kinh tế Pháp vì phần đông người dân sống bằng nghề nông trong đó tiểu nông chiếm số đông. Tình trạng đất đai phân lẻ không cho phép sử dụng máy móc kĩ thuật canh tác mới.
Sau khi thống nhất, nền kinh tế được phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là công nghiệp với điểm nổi bật là sự tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức độc quyền diễn (cácten và xanh đica). Nông nghiệp của Đức cũng có những cải tiến chậm chạp hơn do việc tiến hành cách mạng triệt để.
Cuối thế kỉ XIX, Mỹ là nước có nền kinh tế phát triển nhất trong số các nước công nghiệp tiên tiến. Trong 30 năm (1865 – 1894), tổng sản lượng của Mỹ gấp 2 lần nước Anh. Sản xuất gang, thép, máy móc… chiếm vị trí hàng đầu thế giới.
Nông nghiệp cũng đạt được những thành tựu đáng kể nhờ điều kiện thiên nhiên thuận lợi kết hợp với phương thức canh tác hiện đại Mỹ đã trở thành vựa lúa và nơi cung cấp thực phẩm cho châu Âu.
2. Tóm tắt quá trình xâm lược thuộc địa của các nước phương Tây:
Trong những thập niên cuối của thế kỉ 19, Pháp tích cực chạy đua vũ trang, tiến hành những cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa, chủ yếu các nước ở châu Á và châu Phi. Nửa cuối thế kỉ 19, Pháp lần lượt xâm lược Cam-pu-chia, Việt Nam, Lào. Cùng với các nước đế quốc khác, Pháp tham gia xâu xé “chiếc bánh pizza khổng lồ” Trung Quốc, lập tô giới ở đảo Hải Nam (1898), có “khu vực ảnh hưởng” riêng ở nhiều thành phố và tỉnh thành ở miền Nam Trung Quốc. Những năm 90, Pháp chiếm nhiều nước châu Phi (Xê-nê-gan, Tây Xu-đăng, Ghi-nê, một phần Công-gô, Đa-hô-mây v.v…). Đến trước Thế chiến thứ nhất, thuộc địa của Pháp được mở rộng chỉ đứng sau Anh, với diện tích gần 11 triệu km2 và 55,5 triệu dân.
Giai cấp tư sản Anh tăng cường xâm lược mở rộng hệ thống thuộc địa, ở các nước châu Á và châu Phi. Trước Thế chiến thứ nhất, thuộc địa của Anh đã rải hầu khắp địa cầu, chiếm 1/4 diện tích lục địa tương đương 33 triệu km2 và 1/4 dân số thế giới tương đương 400 triệu người. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xâm lược bóc lột thuộc địa của đế quốc rộng lớn mà “Mặt Trời không bao giờ lặn”, Lê-nin đã xác định: Chủ nghĩa đế quốc Anh là chủ nghĩa đế quốc thực dân.
Nước Đức tiến lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa muộn nên phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của Anh và Pháp. Do vậy, đường lối đối ngoại của Đức là công khai đòi chia lại thị trường, thuộc địa, ráo riết chạy đua vũ trang.
Đây cũng là thời kì Mỹ thôn tính những đất đai rộng lớn ở miền Trung và miền Tây của thổ dân In-đi-an, mở rộng biên giới đến tận bờ Thái Bình Dương. Từ thập niên 80, Mỹ bành trướng xâm lược ở khu vực Mỹ Latinh và Thái Bình Dương, gây chiến với Tây Ban Nha (1898) tranh giành thuộc địa, chiếm Ha-oai, Cu Ba và Phi-líp-pin… Mỹ từng bước can thiệp bằng việc áp dụng chính sách “cái gậy và củ cà rốt”, kết hợp sức mạnh của pháo hạm và đồng đôla vào công việc nội bộ của các nước Trung, Nam Mỹ. Xâm nhập vào thị trường Trung Quốc sau khi các nước đã chia nhau “phạm vi ảnh hưởng”, Mỹ thực hiện chính sách “mở cửa” nhằm tạo điều kiện cho hàng hoá Mỹ vào Trung Quốc đem lại lợi nhuận cho tư bản Mỹ.
3. Nguyên nhân chung các nước châu Á, châu Phi trở thành đối tượng xâm lược:
Ba nguyên nhân dẫn đến nỗ lực lan rộng của châu Âu nhằm thống trị đế quốc, đặc biệt là ở châu Á, là:
Thứ nhất, việc tìm kiếm các khu vực đất đai khác có nguyên liệu thô,
Thứ hai, Thể hiện sức mạnh trường hợp đối với các quốc gia châu Âu khác, bởi vì đó là ‘chủ đề’ của nhiều quốc gia đang phát triển và
Thứ ba, Vì sự cạnh tranh áp đảo ở châu Âu giữa các quốc gia.
4. Nguyên nhân các nước châu Á trở thành đối tượng xâm lược:
Ngoài những nguyên nhân trên thì châu Á trở thành thuộc địa bởi có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú. Sau thế kỷ 18, với sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa thực dân châu Âu, thực dân đã khai thác tài nguyên của lục địa châu Á thông qua các tuyến hàng hải, và sự yếu kém của khu vực châu Á trở thành lĩnh vực cạnh tranh giữa các cường quốc, và nhiều quốc gia trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa.
Châu Á là lục địa lớn nhất và đông dân nhất trong bảy lục địa. Đây là nguồn nhân công rẻ mạc và đất đại phì nhiêu mà các nước đế quốc đang cần.
Châu Á có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng lớn, chủ yếu là dầu mỏ, than đá, sắt, thiếc, vonfram, antimon, đồng, chì, kẽm, mangan, niken, molypden, magie, crom, vàng, bạc, muối mỏ, lưu huỳnh, đá quý, v.v. Trong đó, trữ lượng dầu mỏ, magie, sắt, thiếc… đứng đầu các châu lục. Tổng diện tích rừng chiếm khoảng 13% tổng diện tích rừng trên thế giới. Hơn 2/3 diện tích rừng gỗ đã được phát triển và tận dụng.
Các khu rừng nhiệt đới của Đông Nam Á chiếm một vị trí quan trọng trong các khu rừng trên thế giới và được biết đến với hệ thực vật phong phú và liên tục. Các loài cây chính là cây họ dầu, ngoài ra còn có các “hóa thạch sống” như dương xỉ đuôi gai, bạch quả và cây mè . Tổng diện tích đồng cỏ ở châu Á chiếm khoảng 15% tổng diện tích đồng cỏ trên thế giới. Đây chính là nguồn tài nguyên vô cùng phong phú mà các nước phương Tây cần để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế đế quốc.
Ngoài ra sự yếu kém của tuyến phòng thủ của các nước ở châu Á trước sự xâm lược của phương Tây cũng khiến cho các nước châu Á nhanh chóng trở thành thuộc địa. Các nước trong khu vực thực hiện nhiều chính sách lạc hậu, bế quan tỏa cảng cùng với đó là sự bóc lột tàn bạo của giai cấp thống trị trong nước càng làm cho tiềm lực đất nước suy cạn, nhân dân lầm than. Hơn thế nữa giai cấp thống trị nhu nhược yếu kém thậm chí sẵn sàng đầu hàng, bán nước trước thế lực nước ngoài đã khiến các nước châu Á trừ Nhật Bản trở thành thuộc địa trong hàng thập kỉ.
5. Nguyên nhân chung các nước châu Phi trở thành đối tượng xâm lược:
Cũng giống như các nước châu Á nguồn tài nguyên phong phú và nhân công rẻ mạc là yếu tố chính làm các nước châu Phi trở thành thuộc địa, nửa thuộc địa.
Châu Phi nằm ở phía tây nam châu Á. Nó giáp với Ấn Độ Dương ở phía đông, Đại Tây Dương ở phía tây và đối mặt với châu Âu qua Địa Trung Hải ở phía bắc. Kênh đào Suez thường được sử dụng làm ranh giới giữa châu Phi và châu Á ở góc đông bắc.
Châu Phi rất giàu tài nguyên khoáng sản, không chỉ phong phú về chủng loại mà còn lớn về trữ lượng. Trữ lượng đã biết về dầu mỏ, đồng, vàng, kim cương, bauxite, phốt phát, niobi và coban đều chiếm một tỷ lệ đáng kể trên thế giới. Dầu phân bố chủ yếu ở Bắc Phi và các nước ven Đại Tây Dương, Li-bi, An-giê-ri, Ai Cập, Ni-giê-ri-a là những nước sản xuất và xuất khẩu dầu quan trọng ở Châu Phi. Nó được ước tính chiếm khoảng 12% tổng trữ lượng của thế giới. Đồng chủ yếu phân bố ở Sabah, Zambia và Zaire. Trữ lượng và sản lượng vàng và kim cương ở Nam Phi đứng đầu thế giới. Vàng chủ yếu được phân phối ở Nam Phi, Ghana, Zimbabwe và Zaire, và kim cương chủ yếu được phân phối ở Zaire, Nam Phi, Botswana, Ghana, Namibia và những nơi khác. Ngoài ra, còn có mangan, antimon, crom, vanadi, uranium, bạch kim, liti, sắt, thiếc, v.v. Diện tích rừng chiếm khoảng 21% diện tích châu lục.
Bên cạnh đó vì phải đối đầu với các nước phương Tây với tiềm lực kinh tế vững và âm mưu thâm độc, đã khiến các nước châu Phi nghèo nàn kém phát triển đã trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa.